Trẻ uống thuốc hạ sốt có tiêm phòng được không

Xin hỏi bác sĩ có cần cho bé uống thuốc hạ sốt paracetamol trước khi tiêm để phòng ngừa tác dụng phụ? [Huỳnh Biển, 50 tuổi, TP HCM]

Trả lời:

Một số phụ huynh lo lắng con sốt, đau sau khi tiêm vaccine Covid nên cho uống thuốc giảm đau hạ sốt trước khi tiêm. Tổ chức Y tế thế giới [WHO] khuyến cáo không nên cho trẻ uống thuốc giảm đau hạ sốt trước khi tiêm vaccine Covid-19, vì không rõ tương tác của thuốc đến hiệu quả của vaccine. Việc dùng thuốc giảm đau hạ sốt cần được cân nhắc lợi ích và tác hại cho trẻ, chứ không nên dùng với mục đích phòng ngừa.

Sau khi tiêm vaccine, trẻ có thể sốt, đau nhức, đỏ tấy tại vị trí tiêm. Trường hợp trẻ sốt >38.5 độ C, có thể dùng thuốc giảm đau hạ sốt.

Liều thuốc hạ sốt cho trẻ em dưới 11 tuổi cần hiệu chỉnh theo cân nặng. Trẻ 12-17 tuổi, cân nặng >40 kg, có thể dùng liều thuốc hạ sốt như người lớn. Việc sử dụng thuốc cần được bác sĩ tư vấn, thường dùng là acetaminophen [khuyến cáo không quá 75 mg/kg trong 24 giờ]. Ibuprofen với liều hạ sốt khuyến cáo 10-15 mg/kg, cách nhau 4-6 giờ/lần, tối đa 40 mg/kg/ngày. Không khuyến cáo sử dụng aspirin để hạ sốt cho trẻ vì nguy cơ xuất hiện hội chứng Reye [hội chứng này có thể gây sưng phù ở não và gan].

Lựa chọn quần áo thoáng mát, mỏng nhẹ cho trẻ. Nhiệt độ phòng có thể điều hòa ở mức 27-29 độ C. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, có thể xen kẽ nước lọc với các loại nước cam, chanh, nước ép trái cây [lê, táo...]. Chế độ ăn uống vẫn duy trì như thường ngày, không cần kiêng một loại thực phẩm cụ thể sau tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Thạc sĩ, bác sĩ Kiều Xuân Thy
Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi bị ốm, có sốt và đang dùng kháng sinh. Tôi băn khoăn là không biết bé đang dùng kháng sinh thì có thể tiêm phòng được không? Rất mong bác sĩ giải đáp. Cảm ơn chân thành. [An Thanh - TP.HCM]

Chào Anh/Chị,

Nhìn chung, việc dùng kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với các loại vắc xin, trừ vắc xin thương hàn uống. Do đó, có thể sử dụng đồng thời vắc xin và thuốc kháng sinh khi tổng trạng sức khỏe của trẻ/người được tiêm bình thường.

Tuy nhiên, trong trường hợp bé đang bị sốt, cảm cúm, đặc biệt là mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính, các bác sĩ khám sàng lọc sẽ chỉ định hoãn tiêm, chờ đến khi trẻ hồi phục sức khỏe mới tiến hành tiêm cho bé.

Tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, 100% khách hàng đến tiêm sẽ được bác sĩ giàu kinh nghiệm khám sàng lọc trước tiêm để đánh giá có đủ điều kiện được tiêm chủng hay không. Chi phí khám sàng lọc trước và sau khi tiêm sẽ được miễn phí hoàn toàn.

Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin cho bé, Anh/Chị có thể đăng ký tại đây hoặc gọi vào hotline 028.7300.6595, nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp hệ thống các trung tâm tiêm chủng VNVC trên khắp cả nước.

Trân trọng,

Bác sĩ Phạm Thị Vân Anh

Trung tâm tiêm chủng trẻ em và người lớn VNVC

Sốt sau tiêm vắc xin cúm có cần uống hạ sốt không? Tôi có xem các bác sĩ Vinmec tư vấn là không cần dùng thuốc nhưng lỡ cao quá tầm 38, 39 độ thì nên tự hạ sốt hay đi cấp cứu vậy bác sĩ?

Nghiêm Hường [1988]

Chào bạn,

Sốt là một trong những phản ứng có thể gặp sau khi tiêm vắc xin phòng cúm. Tuy nhiên sốt sau khi tiêm vắc xin thường là sốt nhẹ và không phải dùng thuốc hạ sốt. Nếu sốt cao trên 38,5 độ thì có thể dùng thuốc hạ sốt.

Ngoài ra bạn cũng có thể gặp triệu chứng giả cúm: hắt hơi, chảy nước mũi trong, đau đầu, đau cơ,... Các triệu chứng này có thể xảy ra trong 1 - 2 ngày và thường sẽ tự hết mà không cần phải dùng thuốc.

Nếu có nghi ngờ dấu hiệu bệnh lý hoặc các triệu chứng bất thường khác, bạn nên đi khám để loại trừ.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc-xin - Khoa Ngoại trú Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Vacxin hoạt động trong cơ thể chúng ta như thế nào?

XEM THÊM:

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em mới tiêm chủng bạch hầu và bị sốt nên em đã sử dụng viên sủi Efferalgan để hạ sốt. Xin hỏi bác sĩ uống thuốc hạ sốt sau tiêm chủng bạch cầu có làm sao không?

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ - Bác sĩ Nội trú - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Chào bạn,

Với câu hỏi “Uống thuốc hạ sốt sau tiêm chủng bạch cầu có làm sao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Trường hợp sau tiêm vacxin bạch hầu cũng như vacxin khác có thể sẽ gặp một số phản ứng của cơ thể với vacxin để tạo kháng thể [như sốt, đau mỏi cơ, mệt, đau tại vị trí tiêm,.. Hoặc một số phản ứng nặng hơn kiểu phản vệ như: lạnh tay chân, mệt nhiều, lả người, huyết áp tụt, khó thở, nôn mửa, ban trên da,..]. Tuy nhiên, phản ứng sốt sau tiêm hay gặp và xử trí với thuốc paracetamol theo liều 10-15mg/kg cách 4-6h là hợp lý, cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả của vacxin.

Ngoài ra, nếu sau 24-72h triệu chứng sốt không giảm, sốt cao hơn 39 độ, còn mệt nhiều,... bạn nên đến trung tâm y tế để bác sĩ thăm khám lại cho yên tâm.

Nếu bạn còn thắc mắc về uống thuốc hạ sốt sau tiêm chủng bạch cầu có làm sao không, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Sau tiêm vaccine phòng COVID-19, một số trẻ có thể có biểu hiện đau tại chỗ tiêm và sốt. Đây là phản ứng bình thường chứng tỏ đáp ứng miễn dịch của trẻ với vaccine. Phụ huynh không nên quá lo lắng. Phần lớn các triệu chứng này sẽ giảm và tự khỏi sau một thời gian theo dõi.

Đối với trường hợp trẻ sốt nhẹ, theo dõi nhiệt độ của trẻ và dùng biện pháp hạ nhiệt không cần thuốc. Chỉ dùng thuốc paracetamol khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ C với liều 10-15 mg/kg/lần. Mỗi lần uống cách nhau 4-6 giờ.

Ngoài ra, có thể cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước điện giải oresol pha theo thể tích quy định. Có thể dùng thêm các vitamin 3B, C, kẽm… dạng bào chế thích hợp với trẻ tùy độ tuổi.

Đặc biệt, cần cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiều bữa, ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Vệ sinh thân thể, răng, miệng, mũi họng cho trẻ sạch sẽ. Cần cho trẻ mặc đồ thoáng mát, ở phòng thoáng khí. Hướng dẫn trẻ nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng, hít thở sâu, đều. Không nên bắt trẻ đeo khẩu trang liên tục ngay cả trong nhà để tránh nguy cơ khó thở.

Không dùng thuốc hạ sốt của người lớn cho trẻ nhỏ.

Có khá nhiều dạng bào chế chứa paracetamol để chọn lựa phù hợp với trẻ em như sau:

- Thuốc dùng đường uống: Đối với trẻ lớn có thể dùng dạng viên uống. Nhưng đối với trẻ nhỏ hơn [khó nuốt] có thể chọn dùng dạng thuốc bột hoặc cốm pha dung dịch, hỗn dịch. Dùng muỗng, thìa [dụng cụ đong] đi kèm sản phẩm để đong thuốc để đảm bảo dùng đúng liều khuyến cáo.

- Thuốc đặt hậu môn: Đối với những trẻ không uống được hoặc uống vao bị nôn có thể dùng dạng viên đặt hậu môn. Phụ huynh cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi dùng thuốc cho trẻ. Nên cho trẻ đi vệ sinh trước khi đặt thuốc.

Đặt trẻ nằm nghiêng một bên gập gối vào bụng, nhẹ nhàng đưa viên thuốc vào hậu môn trẻ, lưu ý đưa đầu nhỏ của viên thuốc vào trước. Sau đó khép và giữ 2 nếp mông trẻ trong khoảng 2-3 phút, giữ trẻ nằm yên trong vòng 10 phút để tránh viên thuốc không rơi ra ngoài.

Nếu viên thuốc bị mềm, có thể để viên thuốc trong ngăn mát tủ lạnh để viên thuốc rắn lại, dễ đút vào hậu môn của bé hơn.

Chườm ấm giúp trẻ hạ sốt.

2. Lưu ý khi sử dụng thuốc

- Phụ huynh tuyệt đối không được dùng các loại thuốc khác như kháng sinh, kháng viêm… cho trẻ.

- Đối với thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol hiện có nhiều dạng bào chế, cần lựa chọn dạng thuốc phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Không dùng quá liều chỉ định và tuyệt đối không dùng đồng thời paracetamol với các loại thuốc hạ sốt khác như ibuprofen, aspirin...

- Riêng acetaminophen là một tên khác của paracetamol nên chú ý chỉ dùng một trong hai loại và xem kỹ về liều lượng phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Không được dùng thuốc người lớn pha cho trẻ uống.

- Để phát hiện sớm, xử trí đúng phản vệ sau tiêm ngừa, đặc biệt ở trẻ có cơ địa dị ứng, cần phải ở lại điểm tiêm chủng đến mức lâu nhất có thể. Trong 72 giờ sau tiêm ngừa, lúc nào cũng phải có ít nhất một người thân ở bên cạnh để theo dõi giám sát.

- Sau khi tiêm chủng, thường mất vài tuần để cơ thể xây dựng khả năng miễn dịch chống lại SARS-CoV-2. Vì vậy, trẻ vẫn có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 ngay trước hoặc sau khi tiêm chủng. Điều này là do vaccine vẫn chưa có đủ thời gian để bảo vệ. Cần thực hiện nghiêm túc các quy định 5K để hạn chế nguy cơ này.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Lưu ý khi tiêm vaccine cho trẻ 12-17 tuổi.

ThS.DS. Lê Quốc Thịnh

Trưởng khoa Dược, Bệnh viện 71 Trung ương

Video liên quan

Chủ Đề