Trẻ sơ sinh có bôi được thuốc mỡ không

Trong rất nhiều phương pháp trị hăm, thuốc mỡ trị hăm cho bé được cha mẹ tin tưởng lựa chọn hơn cả. Vậy đâu là lý do cho sự ưu ái này? Để hiểu hơn về thuốc mỡ trị hăm chắc chắn cha mẹ không thể bỏ qua những thông tin dưới đây.

Tất tần tật về thuốc mỡ trị hăm cho bé

Trẻ sơ sinh từ 0-24 tháng là thời điểm làn da của bé rất mỏng manh, chỉ bằng 1/5 so với làn da của người lớn. Đó cũng là lý do khiến cơ chế bảo vệ của da bé non yếu và khả năng chống lại vi khuẩn cũng như các chất độc hại trong môi trường kém.

Nhiều cha mẹ không ý thức được điều này, cộng thêm cuộc sống bận rộn nên để trẻ tiếp xúc với tã/bỉm 24/24. Vì vậy đã tạo điều kiện cho các enzyme trong chất thải do chính bé thải ra lưu trú trong tã có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với làn da bé lâu hơn và gây kích ứng cho bề mặt da bé, khiến bề mặt da bé bị tổn thương và dẫn tới hăm tã.

Thuốc mỡ trị hăm cho bé được cha mẹ tin tưởng lựa chọn

Hăm tã tuy không nguy hiểm nhưng gây ra sự khó chịu, đau rát cho bé, vì vậy cha mẹ nào cũng muốn nhanh chóng tìm ra cách điều trị hiệu quả, và thuốc mỡ trị hăm cho bé là phương pháp được lựa chọn.

Thuốc mỡ là thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh được bào chế từ dạng dầu trong nước, không chỉ giúp thẩm thấu và tăng độ hấp thu giữa da bé và thuốc tốt hơn mà còn giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoáng khí, không gây bí bách.

Bên cạnh đó, thuốc trị hăm tã dạng mỡ còn hội tụ những ưu điểm vượt trội so với dạng kem hay dạng nước:

Thuốc mỡ tạo hàng rào bảo vệ cho da bé: Do đặc tính là dầu trong nước nên thuốc mỡ có khả năng bám lâu trên bề mặt da bé và không thấm nước, từ đó tạo nên màng bảo vệ ngăn cách da bé với các enzyme từ chất thải có trong tã/bỉm.

Thuốc mỡ trị hăm cần được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, an toàn tuyệt đối cho bé

Xem thêm: Kem chống hăm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất?

Thuốc mỡ chiết xuất từ mỡ cừu thiên nhiên: Với những sản phẩm uy tín, thành phần chủ yếu sẽ là mỡ cừu thiên nhiên, không màu, không mùi, không chất bảo quản, và đặc biệt không chứa corticoid nên đảm bảo an toàn cho làn da của bé.

Thuốc mỡ hạn chế ma sát giữa da bé và tã/bỉm: Tã/bỉm dù có mềm mại tới cỡ nào cũng không thể tránh khỏi sự co xát khiến da bé bị trầy xước, mẩn đỏ và dễ dàng dẫn tới hăm tã. Tuy nhiên, khi dùng thuốc mỡ trị hăm cho bé sẽ làm giảm sự cọ xát, đồng thời dễ bôi rửa và hạn chế sự tổn thương.

Để lựa chọn thuốc mỡ trị hăm cho bé, cha mẹ có thể cân nhắc những sản phẩm như: Bepanthen, Sudo Cream…

Ngoài thuốc mỡ, cha mẹ có thể trị hăm cho bé bằng cách này

Không thể phủ nhận những ưu điểm của thuốc mỡ trị hăm cho bé, nhưng ít cha mẹ biết yếu tố giúp hăm tã ở trẻ không có cơ hội tái phát lại phụ thuộc phần lớn vào cách chăm sóc và vệ sinh da bé của cha mẹ.

Vệ sinh da bé hàng ngày là yếu tố giúp hăm tã ở trẻ không tái phát

Ai cũng biết nguyên nhân khiến trẻ bị hăm là do thời gian đóng tã kéo dài, nhưng mấy ai có đủ tự tin để nói “không” với tã/bỉm và cho con được “nude” nhiều hơn. Trên thực tế, cha mẹ vẫn có thể cho bé sử dụng tã/bỉm, nhưng để bé không bị hăm tã ghé thăm thì nhất định không được bỏ qua những điều này:

- Để nước tiểu ở tã/bỉm không có cơ hội lưu lại trên da bé quá lâu, sinh mẩn ngứa, hăm tã, mẹ cần thay tã cho con 4 tiếng/lần.

- Trước khi mặc tã mới cần vệ sinh vùng da quấn tã của bé bằng nước ấm sạch rồi lau khô bằng khăn bông mềm. Nếu có thời gian hãy để bé nude từ 30 phút đến 1 tiếng trước khi quấn tã mới.

- Trong trường hợp bé đang bị hăm, hãy dùng gel Oatrum Kids để bôi lên vùng da bị tổn thương của trẻ. Với đặc tính gel chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên sẽ tạo nên lớp màng mỏng giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa và tạo nên hàng rào bảo vệ, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn cũng như hạn chế lực ma xát của tã tới da bé.

Oatrum Kids được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng còn vì sự an toàn tuyệt đối cho da bé, hoàn toàn không chứa hóa chất bảo quản, chất tạo mùi, tạo bọt, không corticoid.

Cha mẹ cần theo dõi kỹ càng bệnh tình của trẻ, khi đã áp dụng đầy đủ các phương pháp trên mà hăm tã vẫn không thuyên giảm và có chiều hướng nặng thêm cần đưa trẻ tới bác sĩ ngay để kịp thời điều trị.

Tham khảo: 

>>> Cách chữa hăm tã cho bé bằng bài thuốc dân gian

>>> Trẻ bị hăm háng và cách điều trị

Với người lớn, việc khắc phục tình trạng mẩn ngứa trên da không quá khó khăn bởi đã có nhiều dược phẩm [đường uống, bôi, tiêm] đặc trị. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng có sức đề kháng kém, làn da lại đặc biệt nhạy cảm. Việc dùng thuốc bôi mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh không phù hợp hoặc thực hiện không đúng cách có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, điều tối quan trọng là bố mẹ cần nắm rõ một số lưu ý để vừa có thể khắc phục mẩn ngứa trên da nhưng cũng đồng thời đảm bảo an toàn cho bé.

Dùng thuốc bôi mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh không phù hợp hoặc không đúng cách có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.

Mẩn ngứa là hiện tượng bề mặt da xuất hiện các sẩn đỏ với hình dạng, kích thước không giống nhau, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng trên thường xuất hiện phổ biến ở đối tượng trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi. Mẩn ngứa có thể là triệu chứng của một số bệnh về da, dị ứng [thực phẩm, thuốc, hóa chất tẩy rửa…], tâm thần, bệnh về máu.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây mẩn ngứa mà biểu hiện có điểm khác biệt. Ban đầu trẻ có xu hướng ngứa hai bên má, tay, chân, thường xuyên dùng tay lắc, cựa quậy để cọ gãi. Một thời gian sau, trên má, tay chân của trẻ nổi các nốt sẩn như hạt gạo, mọng nước. Các mụn nước này vỡ ra sẽ chảy thành lớp dịch vàng, đóng vảy. Đây cũng là thời điểm trẻ cảm thấy rất ngứa, thường xuyên quấy khóc, không yên giấc.

Để khắc phục tình trạng trên, bố mẹ có thể dùng một số loại thuốc bôi da để cải thiện. Tuy nhiên, bởi đặc tính của da trẻ em là mỏng và nhạy cảm, sức đề kháng trẻ còn non yếu nên việc điều trị bằng thuốc cần được thận trọng để tránh những tác động không đáng có. Khi dùng thuốc bôi da cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý một só điều sau:

Để trị mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh, hiện nay người ta sừ dụng 3 nhóm thuốc chính:

Nhóm thuốc crotamiton [kem eurax, crotamiton 10%]:

Thuốc có dạng mỡ, được dùng để bôi ngoài da, thuốc thấm nhanh qua da và duy trì trong 6 giờ. Sản phẩm có khả năng giảm ngứa, trầy xước da, ngăn bộ nhiễm. Thoa thuốc 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi trẻ hết ngứa. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trong trường hợp trẻ ngứa ngáy liên tục trong 5 ngày liên tiếp.

Nhóm thuốc kháng Histamin:

Tình trạng mẩn ngứa xuất hiện khi cơ thể sản sinh quá mức histamin – một chất trung gian gây viêm. Thuốc kháng histamin có tác dụng giảm ngứa ngáy, khó chịu khi bị mẩn ngứa ở trẻ. Một số thuốc kháng histamin dạng bôi da gồm có:

  • Thuốc kháng Histamin thế hệ 1: promethazin hydroclorid [dimedrol, phenergan], chlorpheniramin maleat, brompheniramin maleat, hydroxyzin hydroclorid…
  • Thuốc kháng Histamin thế hệ 2: fexofenadin, acrivastin..

Trong quá trình điều trị bằng sản phẩm thuộc phân nhóm trên, chúng có thể gây một số tác dụng phụ lên trẻ như khô miệng, khô mắt bí tiểu tiện. Các triệu chứng này thường có xu hướng biến mất khi ngưng dùng thuốc.

Nhóm thuốc steroid [hydrocortison, prednisolon, betamethason]:

Thuốc có tác dụng chống viêm, ngứa, phù nề hiệu quả. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp được khuyến khích cho đối tượng trẻ sơ sinh bởi các tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe tiềm ẩn như: loãng xương, béo phì, giảm sức đề kháng…

Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng, cần dùng các loại corticoid nhẹ, nồng độ thấp, trong thời gian ngắn và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bố mẹ không tự ý mua thuốc cho trẻ vì có thể nhầm sang các sản phẩm corticoid hoạt lực cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

Lưu ý: Các loại thuốc bôi trị mẩn ngứa chỉ có tác dụng chính là giảm sưng, ngứa nhưng không có khả năng cải thiện triệt để tình trạng nổi mẩn.

Trẻ không tự chủ, thường dùng tay gãi để kiếm soát cơ ngứa gây bong tróc da, làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Đối với trường hợp này, cần kết hợp kháng sinh đặc trị.

Thuốc kháng sinh nên được dùng thử trên một vùng diện tích nhỏ trên da và theo dõi phản ứng với thuốc. Nếu như không có biểu hiện bất thường, bố mẹ có thể bôi kháng sinh lên diện rộng. Kháng sinh nên dùng đúng lộ trình vạch ra, kể cả khi triệu chứng được cải thiện. Điều trị ngắt quảng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn bùng phát và gây tái nhiễm.

Trong trường hợp tình trạng mẩn ngứa trên da tái diễn nhiều lần, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị dứt điểm.

Da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới hai tuổi có hàng rào biểu mô chưa trưởng thành, lớp sừng mỏng, lại mọng nước, dễ xảy ra phản ứng nitrat hóa. Niêm mạc trẻ còn nhạy cảm hơn nữa. Do đó, bố mẹ tránh bôi các thuốc gây kích ứng mạnh lên da như acid boric, salicylic [thuốc có tác dụng làm bong tróc lớp vảy đóng tên da].

Không bôi lên da trẻ sản phẩm chứa tinh dầu. Khi bôi dầu long não lên da, camphor có trong tinh dầu có thể thấm vào da, tác động lên thần kinh trun ương, gây hiện tượng co giật. Hoặc, không bôi cao xoa tay lên niêm mạc mũi hoặc da của trẻ sơ sinh, chất menthol có trong đó có thể gây liệt hô hấp.

Ngoài ra, không dùng thuốc xoa bóp [rượu chứa tinh dầu, rượu xoa bóp chứa metylsalicylat]. Không xoa bóp mạnh khi bôi các loại thuốc dùng ngoài da bởi điều này có thể gây giãn mạch, tăng độ khả năng hấp thu vfa mức độ thẩm thấu của thuốc qua da.

Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị mà không thông qua sự phê duyệt của người có có chuyên môn, kể cả là các loại thuốc không kê đơn.

Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi bôi thuốc trị mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh.

Trước khi bôi thuốc hoặc bất kỳ sản phẩm dưỡng ẩm cho da của bé, bố mẹ cần vệ sinh da sạch sẽ và lau sạch bằng khăn khô.

Dùng thuốc đúng chỉ định, liều lượng quy định. Không tự ý tăng hay giảm liều vì điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng thuốc quá thời gian quy định, đặc biệt là với các loại thuốc corticoid, kháng sinh để tránh mắc phải tác dụng phụ tiềm ẩn.

Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng mẩn ngứa ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Ứng với mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có biện pháp khắc phục tương ứng. Do đó, tuyệt đối không dùng thuốc theo kinh nghiệm của người khác.

Trên đây là một số lưu ý khi dùng thuốc bôi mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh, bố mẹ cần đặc biệt thận trọng. Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Video liên quan

Chủ Đề