Trẻ sơ sinh bao lâu thì nhận ra mẹ

Trẻ sơ sinh nhận ra mẹ chúng và quấn quýt mẹ không rời qua 3 giác quan chính đó là thính giác, khứu giác và thị giác.



Trẻ sơ sinh nhận ra mẹ ngay từ khi ra đời [Hình ảnh chỉ mang tính minh họa


Chỉ 2 tuần nữa thôi là em sẽ đón đứa con đầu lòng xinh đẹp ra đời. Em đang rất tò mò không biết con có nhận ra mẹ mình ngay không nhỉ. Bởi vì trong khoảng thời gian mang thai, em đã nghiên cứu, và làm theo khá nhiều các phương pháp để tiếp cận con yêu như nói chuyện, xoa bụng... Nhưng khi em bé chào đời, ra khỏi tử cung, đến với thế giới hoàn toàn mới lạ thì làm sao em phân biệt được mẹ giữa những người khác trong gia đình như bố, ông bà nội ngoại? Em đem chuyện này thắc mắc với các mẹ trên group ở facebook và nhận được câu trả lời là trẻ sơ sinh nhận ra mẹ bằng các giác quan của con.


Sau đó em lên mạng tìm kiếm thêm thông tin và đọc được điều này rất hay. Theo tiến sĩ Alice Sterling Honig [giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Syracuse] chia sẻ trên trang Parenting rằng: Trẻ nhỏ không chỉ phân biệt được mùi hương của mẹ, mà chúng còn nghiện mùi đó. Mùi hương trên da, trên tóc, hay trên quần áo mẹ làm bọn trẻ chết mê và còn khiến chúng thư giãn, thoải mái. Đây cũng là lý do tại sao việc da tiếp da ngay sau sinh, cho bé cởi trần nằm sấp trên ngực mẹ rất quan trọng đối với bé đấy. Ngoài ra, còn rất nhiều điều thú vị, mẹ nào sắp sinh thì đọc thêm để hiểu rõ hơn về con nhé!


1. Bé nghe thấy giọng nói quen thuộc của mẹ



Các mẹ đều biết là bé có thể nghe thấy âm thanh từ 20 tuần tuổi thai. Lúc đó, bé sẽ nghe thấy giọng nói của mẹ và nhịp tim của bé sẽ đập chậm hơn. Mặc dù con vẫn còn trong bụng mẹ, nhưng giọng nói, âm thanh từ mẹ có thể làm cho con cảm thấy dễ chịu, ấm áp.


Và đó chính là lý do tại sao khi ra đời các bé thường xuyên quay về phía có giọng nói quen thuộc. Bởi vì giọng của mẹ được bé ghi nhận nhiều nhất từ khi bé còn là thai nhi. Con sẽ nhớ giọng nói này và sẽ nhận ra ngay lập tức khi bắt gặp.


Đó cũng là lý do con hay theo mẹ hơn vì chẳng có giọng nói nào có thể thay thế giọng của mẹ trong trái tim bé!


Hơn thế nữa, khi bé chào đời, mẹ thường là người kể chuyện, hát ru, vỗ về cho bé nên giọng nói của mẹ sẽ là âm thanh thân thuộc nhất với con. Chính vì vậy mà nhiều em bé chỉ cần nghe tiếng mẹ là cười đấy.


Ngoài ra, mọi người thường thấy trẻ con hay khóc khi người lạ bế vì chúng đã gắn bó với mẹ trong một thời gian dài, và chỉ có vòng tay mẹ mới là nơi an toàn nhất, khiến trẻ yên tâm và ổn định cảm xúc.


2. Bé nhận ra mẹ qua mùi hương



Trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm với mùi, do đó việc mẹ bế ẵm bé thường xuyên nhất trong những tháng đầu đời nên con có thể dễ dàng nhận ra ai là mẹ mình thông qua mùi hương. Đặc biệt, em bé thường sẽ ghi nhớ mùi sữa của mẹ rất nhanh nên bé sẽ dần quen thuộc với mùi của mẹ. Nếu đột nhiên có một mùi lạ đến gần, chắc chắn bé thấy xa lạ và khóc vì sợ hãi.


Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh chỉ ba ngày tuổi đã có thể phân biệt mùi sữa của mẹ với sữa của các mẹ khác chỉ qua khứu giác chứ chưa cần phải nếm thử.


3. Bé ngắm nhìn mẹ



Tuy trẻ sơ sinh còn chưa phát triển hoàn toàn nên không thể quan sát rõ mọi thứ xung quanh nhưng không phải không thể nhìn thấy gì. Bé sẽ dần phát triển các giác quan nên phần hình ảnh cũng nhanh chóng hoàn thiện.


Các chuyên gia chia sẻ rằng trẻ sơ sinh không thể nhìn vật gì quá xa, do đó tầm mắt bé chỉ giới hạn ở khoảng cách với khuôn mặt mẹ khi bé đang bú. Bé sẽ luôn cố gắng quay về phía khuôn mặt của mẹ và chăm chú ngắm nhìn khuôn mặt mẹ từ mắt, mũi, miệng. Mẹ biết không, nếu thấy mẹ cười, bé cũng sẽ cười theo, đó là cách bé biểu hiện tình yêu với mẹ từ rất sớm.


Bằng cách nhìn không chớp mắt vào mẹ, con đang cố gắng để hiểu mẹ, khám phá mẹ. Những ngày sau đó, con sẽ quan sát hình ảnh mẹ khi mẹ cho con bú, bế con ngủ, dỗ con chơi nên hình ảnh khuôn mặt mẹ sẽ dần khắc sâu vào tâm trí trẻ.


Để trẻ sơ sinh nhận ra mẹ nhanh hơn, mẹ nên thường xuyên làm những việc sau ngay khi con vừa ra đời:


- Ôm con thật lâu mỗi ngày: Việc này giúp bé ghi nhớ mọi thứ thuộc về mẹ như hơi ấm, nhịp tim. Khi bé được mẹ bế vào lòng, cho bú, bé sẽ cảm nhận rõ nhịp tim của mẹ. Khi bé cảm thấy nhịp tim không phải là của mẹ, bé sẽ không ngừng khóc cho đến khi gặp được mẹ.


- Nói chuyện tâm sự: hãy cười với con, trò chuyện với con để làm cho con cảm thấy gần gũi, ghi nhớ mẹ nhanh hơn.


- Matxa cho con: Hơi ấm từ bàn tay mẹ, những động tác matsxa nhẹ nhàng, dễ chịu sẽ giúp bé cảm nhận hơi ấm, tình yêu, sự chăm sóc từ mẹ. Điều này còn giúp cơ thể con phát triển nhanh hơn đấy.


Biểu cảm khi ngủ vô cùng đáng yêu của trẻ sơ sinh



//www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/10/JkWrRlX50v-480x360.jpg

Video liên quan

Chủ Đề