Trẻ bị viêm họng bao lâu thì khỏi

Viêm họng là căn bệnh khá thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm hạch mủ hay viêm cầu thận cấp,… Vì vậy, cha mẹ cần cảnh giác, nên nhanh chóng đưa bé đi viện nếu trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày không khỏi kèm theo các triệu chứng cảnh báo bệnh chuyển nặng.

Những điều chưa kể về cấy ghép implant có đau không?

1. Vì sao trẻ bị viêm họng?
Viêm họng cấp tính là tình trạng sưng nề niêm mạc họng một cách nhanh chóng. Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ em, cụ thể là:

Do môi trường sống: thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm; khói xe, khói thuốc, bụi bẩn trong không khí là nguyên nhân hàng đầu gây viêm mũi họng ở trẻ. Ngoài ra, những trẻ mới cai sữa, thay đổi chế độ ăn dặm hoặc mới đi nhà trẻ nên chưa kịp làm quen với các tác nhân từ môi trường xa lạ cũng dễ mắc viêm mũi họng.
Do virus [cúm, sởi, Adenovirus,…], vi khuẩn [phế cầu, tụ cầu, liên cầu khuẩn,…] và nấm [Candida].

2. Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày thì nên đưa đi viện?

Khi bị viêm mũi họng cấp, trẻ thường có những biểu hiện như: Sốt nhẹ hoặc sốt cao, có thể lên đến 39 – 40oC; Chảy nước mũi, ngạt mũi, ho, hắt hơi, đau họng, đau đầu. Ban đầu trẻ ho khan, sau ho có đờm; Trẻ quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ, mệt mỏi và thường thở bằng miệng do bị ngạt mũi; Nôn, đi ngoài phân lỏng.

Khi trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày không khỏi kèm theo một trong các triệu chứng sau thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám:

Sốt cao liên tục, dùng thuốc và chườm ấm không hiệu quả, có thể bị co giật. Trẻ ho nhiều, khó thở, thở gấp.Trẻ có thể thở nhanh hơn bình thường, đôi khi bị co rút lồng ngực. Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày

Trẻ ho nhiều, khó thở, thở gấp cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám

Chảy mủ tai. Trẻ nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày. Bệnh không tốt lên sau 2 ngày điều trị.

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày không đỡ nếu không được điều trị thì bệnh có thể kéo dài 7 – 10 ngày và rất dễ dẫn đến các biến chứng như viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm hạch mủ, viêm khớp [thấp tim tiến triển], viêm cầu thận cấp [nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A – S.pyogenes] và nguy hiểm nhất là nhiễm khuẩn huyết.

3. Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng sốt 3.1 Vệ sinh mũi họng Nếu trẻ mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì cha mẹ có thể lau rửa mũi cho bé bằng khăn mềm. Trong trường hợp dịch mũi đặc, có gỉ mũi thì phụ huynh nên nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, đợi 1 lúc cho nước muối ngấm vào làm mềm rỉ mũi rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để rỉ mũi mềm và bong ra. Nếu dịch mũi trẻ quá nhiều và đặc, cha mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh không nên lạm dụng phương pháp hút mũi vì cách này có thể gây tổn thương niêm mạc mũi. Đặc biệt, người lớn tuyệt đối không dùng miệng trực tiếp hút mũi, dãi cho trẻ. Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi cho bé rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. Cha mẹ không nên dùng khăn xô vì sau mỗi lần lau mũi, dãi cho trẻ nếu không thay khăn mới mà vẫn dùng khăn cũ thì vi khuẩn/virus vẫn còn bám lại trên khăn và tiếp tục gây bệnh cho trẻ. Có thể sử dụng thuốc co mạch theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày không khỏi.

Lưu ý: Khi trẻ bị viêm mũi họng, cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi, súc họng cho bé nhưng cần phải tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

3.2 Điều chỉnh chế độ ăn Nên cho bé ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Cho bé uống nhiều nước, tốt nhất là dung dịch oresol và nước ép hoa quả. Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia thành nhiều bữa trong ngày và số lượng thức ăn mỗi bữa ít hơn bình thường. Cha mẹ không nên ép trẻ ăn hết phần thức ăn đã chuẩn bị vì thường khi ốm bé sẽ không có khẩu vị. Có thể dùng quất hấp mật ong, gừng, chanh,… cho trẻ uống để chữa ho. 3.3 Dùng thuốc hạ sốt và kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ

Cha mẹ bé chú ý không tự ý dùng thuốc kháng sinh và không dùng lại đơn thuốc cũ của lần khám trước. Đồng thời, phụ huynh cũng không nên tự ý dùng các thuốc co mạch kéo dài cho trẻ bị viêm họng sốt nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Viêm họng ở trẻ thường bắt đầu với các biểu hiện sốt, ho, đau rát họng, nghẹt mũi, khó thở,… Một số trẻ còn có thêm triệu chứng đau bụng, nôn, buồn nôn. Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày đầu thường sốt cao. Vì vậy, các mẹ rất quan tâm vấn đề sốt viêm họng kéo dài bao lâu. Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi ấy và gợi ý mẹ cách chăm sóc khi con viêm họng!

Trẻ Sốt Viêm Họng Kéo Dài Bao Lâu?

Viêm họng thường là triệu chứng điển hình của bệnh viêm đường hô hấp trên. Trẻ sốt viêm họng kéo dài bao lâu một phần phụ thuộc nguyên nhân gây bệnh. Các bệnh do virus gây ra, phần lớn trẻ sốt cao 2-3 ngày đầu và hạ dần những ngày sau. Các bệnh do vi khuẩn thường sốt cao kéo dài 4-5 ngày và chỉ giảm khi được điều trị. 

Tuy nhiên, bé bị viêm họng sốt mấy ngày mà không thuyên giảm là dấu hiệu bệnh chuyển biến nặng. Vì thế, mẹ chú ý theo dõi nhiệt độ của con liên tục và hạ sốt kịp thời.

Để con nhanh hồi phục, chỉ tập trung vào hạ sốt không thôi là chưa đủ các mẹ ạ. Những triệu chứng đi kèm như đau rát họng, ho, nghẹt mũi, sổ mũi,… cũng cần được quan tâm chăm sóc chu đáo. Phần tiếp theo mình sẽ chia sẻ cách chăm sóc trẻ sốt viêm họng kéo dài mấy ngày liền nhé.

Đọc thêm: Trẻ Bị Viêm Họng Sốt Cao – Mẹ Nên Làm Gì

Chăm Sóc Trẻ Sốt Viêm Họng 

Viêm họng tuy làm cho trẻ cảm giác khó chịu nhưng nhìn chung là bệnh nhẹ. Mẹ có thể yên tâm theo dõi và chăm sóc trẻ ngay tại nhà. Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều là cách hiệu quả nhất để trẻ nhanh khỏe lại.

Hạ Sốt Cho Trẻ

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày liền mẹ ưu tiên dùng các bài thuốc dân gian hạ sốt an toàn. Nếu trẻ vẫn sốt cao thì mẹ cho con uống thuốc hạ sốt đúng cách.

Thuốc hạ sốt mẹ có thể dùng acetaminophen/paracetamol hay ibuprofen để hạ nhiệt cho trẻ. Tuy nhiên, mình thường tư vấn cho các mẹ dùng paracetamol vì an toàn hơn, ít tác dụng phụ. Liều thuốc cần dùng cho trẻ mẹ tính theo 10-15mg/kg/lần, không quá 60mg/kg/ngày. Sau khi cho trẻ uống thuốc, 4-6 giờ sau mới cho trẻ uống liều tiếp theo mẹ nhé.

Bé bị viêm họng sốt mấy ngày thường đổ nhiều mồ hôi. Mẹ thường xuyên lau khô cho trẻ và giữ gìn vệ sinh cẩn thận để tránh trẻ nhiễm bệnh thêm. Mẹ có thể tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín gió. Tắm cũng là một biện pháp giúp trẻ hạ sốt nhanh đó mẹ.

Giảm Đau Họng, Giảm Ho Cho Trẻ 

Bé bị sốt viêm họng mấy ngày liên tục thường kèm họng bị sưng tấy, đau và khó nuốt. Trẻ vừa mệt mỏi vừa không ăn uống được dẫn đến thiếu chất, bệnh do vậy mà chậm phục hồi. Cơ thể trẻ đang yếu sẽ rất nhạy cảm với tác dụng phụ các loại thuốc. Do đó, các mẹ nên giảm đau họng, giảm ho cho trẻ bằng các nguyên liệu tự nhiên. Mình sẽ chia sẻ với mẹ những bài thuốc Đông y mình hay áp dụng cho gia đình. Mẹ có thể tự làm và yên tâm về hiệu quả và tính an toàn của thuốc.

Rau Diếp Cá

Rau diếp cá có chứa kháng sinh tự nhiên tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, sát khuẩn. Mẹ xay lá diếp cá, lọc lấy nước cho bé uống liên tục. Vì lá diếp cá có tính mát nên có thể xuất hiện tình trạng con đi phân lỏng. Điều này hoàn toàn bình thường mẹ nha.

Lá Húng Chanh

Tinh dầu trong húng chanh chứa nhiều cavaron có tác dụng chữa ho khan, ho có đờm rất tốt. 

Cách làm: húng chanh tươi rửa sạch, thái nhỏ cho vào bát cùng ít đường phèn. Mẹ chưng cách thủy rồi chắt lấy nước cho trẻ uống từ từ mỗi ngày 1 lần. Phần bã mẹ hướng dẫn con ngậm trong miệng và mút lấy nước. Nếu vị thuốc làm trẻ khó ngậm thì mẹ cũng không nên ép, con uống phần nước cũng đủ rồi. Mẹ làm đều đặn 3-4 ngày sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể.

Lá Tía Tô

Theo Đông y, tía tô có tính ấm, vị cay, không độc. Mẹ nấu cháo thêm lá tía tô xắt nhỏ hoặc xay nhuyễn để trị viêm họng cho trẻ rất tốt.

Tỏi Kết Hợp Mật Ong

Hai thành phần này đều có tính sát khuẩn tự nhiên cao sẽ giảm viêm họng cho trẻ hiệu quả.

Cách làm: mẹ giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong rồi đem hấp cách thủy. Mẹ thăm chừng đừng để tỏi chín quá, tỏi vừa mềm còn giữ được mùi hăng là đạt. 

Cho bé uống nước lọc trước, sau đó dùng nửa muỗng cà phê hỗn hợp trên 1-2 lần/ngày. Mẹ lưu ý là những bài thuốc có mật ong chỉ dùng cho trẻ trên 1 tuổi các mẹ nhé.

Bài thuốc chanh đào ngâm mật ong cũng có tác dụng trị ho rất tốt. Tuy nhiên bài viết này mình chỉ hướng dẫn những bài thuốc không mất nhiều thời gian. Mẹ quan tâm đến chanh đào ngâm mật ong có thể inbox mình chia sẻ công thức.

Những cách này sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất trong giai đoạn đầu. Chính vì thế, khi trẻ vừa chớm viêm họng, mẹ thực hiện ngay nhé!

Một số mẹ nhờ mình tư vấn có bảo rằng em đã áp dụng mà sao không thấy hiệu quả. Vậy thì mẹ xem lại giúp mình 2 điểm sau. Một là, mẹ đã thực hiện đều đặn trong 3-5 ngày chưa hay chỉ 2 ngày đã bỏ cuộc?^^ Hai là mẹ đã thử nhiều cách chưa hay chỉ mới một cách? Bí quyết dùng thuốc dân gian hiệu quả đơn giản là kiên trì và tìm đúng bài thuốc. Cơ địa mỗi trẻ khác nhau nên có trẻ hợp thuốc này, trẻ lại hợp thuốc kia. Mình chia sẻ với các mẹ nhiều cách làm cũng là vì vậy. 

Trị Nghẹt Mũi, Sổ Mũi, Chảy Nước Mũi

Nếu trẻ bị sốt viêm họng mấy ngày chỉ nghẹt mũi nhẹ, mẹ nhỏ nước muối sinh lý cho con. Nếu trẻ nghẹt mũi nhiều mẹ rửa mũi hoặc dùng dụng cụ hút mũi cho con. Mẹ xem hướng dẫn chi tiết những cách làm thông thoáng mũi cho trẻ trong bài viết:

Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi Và Ho – Cách Mẹ Thong Thả Xử Lý

Trẻ bị sốt viêm họng mấy ngày kèm nghẹt mũi, chảy mũi nặng sẽ rất khó chịu. Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thuốc co mạch hay các thuốc khác cho trẻ nhé.

Chế Độ Dinh Dưỡng

Con đang đau họng, đau khi nuốt nên mẹ chú ý các yếu tố sau khi chọn món cho con mẹ nhé:

  • Các món mềm và dễ tiêu hóa: cháo, miến, bún, phở,… Các món canh trơn, mát như canh rau mùng tơi, rau đay,…
  • Chia nhỏ các bữa ăn: mỗi bữa mẹ cũng chỉ cần chuẩn bị ít đồ ăn thôi và đừng ép trẻ phải ăn hết. 
  • Nghiền nhỏ, nghiền nhuyễn thức ăn: để con không phải nhai nhiều, dễ nuốt.
  • Cho bé uống nhiều nước: tốt nhất là dung dịch oresol và nước ép hoa quả, nước dừa.

Trẻ sốt viêm họng kéo dài bao lâu cũng một phần phụ thuộc vào chế độ chăm sóc của mẹ. Mẹ chú ý chăm sóc con thật tốt ngay từ khi mới bệnh sẽ giúp con mau khỏe.

Trẻ Sốt Viêm Họng Mấy Ngày Thì Nên Đi Viện?

Viêm họng ở trẻ không nghiêm trọng nhưng nếu chăm sóc không tốt có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Trong đó, một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp gồm: viêm cầu thận cấp, thấp tim, viêm khớp cấp… 

Bé bị viêm họng sốt mấy ngày liền nếu có triệu chứng sau, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện:

  • Quấy khóc nhiều do đau họng.
  • Rất khó nuốt thức ăn và nước.
  • Ho nhiều, khó thở, thở nhanh, co rút lồng ngực.
  • Sốt cao liên tục, uống thuốc hạ sốt, chườm,… không tác dụng. Sốt cao được tính là 38°C với trẻ

Chủ Đề