Trẻ 4 tháng tuổi tăng bao nhiêu kg năm 2024

Con em nay tròn 4 tháng, là bé gái cân nặng 5,8kg, chiều dài 64cm, vòng đầu 41cm, lúc sinh nặng 3,5kg. Bé nhà em bú rất ít, mỗi cữ bú chỉ được 70-100ml, ngày bú 6 cữ, nếu cữ bú dày khoảng 2h 1 lần thì bú càng ít khoảng 50-60ml thôi ạ. Xin hỏi bé gái 4 tháng tuổi nặng 5,8kg có bị suy dinh dưỡng không? Xin tư vấn giúp em để giúp bé tăng cân phát triển tốt. Em xin cảm ơn.

Nguyễn Thị Bích Hồng [1982]

Trả lời

Chào bạn,

Với câu hỏi “Bé gái 4 tháng tuổi nặng 5,8kg có bị suy dinh dưỡng không?”, xin được giải đáp như sau:

Theo bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của bé gái 4 tháng tuổi theo chuẩn WHO như sau:

  • Cân nặng: Thiếu cân 5,1kg, Nguy cơ thiếu cân 5,6kg, Bình thường 6,4kg, Nguy cơ thừa cân 7,3kg, Thừa cân 8,1kg.
  • Chiều cao: Giới hạn dưới 57,8cm, Bình thường 62,1cm, Giới hạn trên 66,4cm.

Do đó, với các chỉ số trên, bé nhà bạn có hơi nhẹ cân, tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao và cân nặng của bé, điển hình là gen di truyền. Bạn nên theo dõi cân nặng và chiều cao của bé ở các tháng tiếp theo như sau:

Về cân nặng, một trẻ phát triển bình thường có cân nặng thay đổi như sau:

  • Trong 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh: tăng từ 1 - 2 kg/tháng.
  • 3 tháng tiếp theo trẻ tăng từ 0,5 - 0,6 kg /tháng.
  • 6 tháng tiếp theo chỉ tăng từ 0,3 - 0,4 kg/tháng.
  • Đến lúc 1 tuổi trẻ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh [khoảng 9 - 10 kg].
  • Từ 2 - 10 tuổi trẻ tăng trung bình 2 - 3kg.

Về chiều cao: Sự phát triển bình thường về chiều cao của trẻ:

  • Trong 3 tháng đầu trẻ tăng từ 3cm/tháng.
  • 4 - 6 tháng tăng 2-2,5 cm/tháng.
  • 7 - 9 tháng tăng 2cm/tháng.
  • 10-12 tháng tăng 1-1,5 cm/ tháng.
  • Đến khi trẻ 1 tuổi, chiều cao tăng gấp 1,5 lần so với lúc mới sinh [khoảng 75cm], sau đó trung bình 1 năm trẻ tăng từ 5-7 cm/năm cho tới lúc dậy thì.

Theo ước tính sơ bộ, trẻ nên bú khoảng 163ml cho mỗi kg cân nặng. Vì vậy, nếu trẻ nặng khoảng 4.5kg thì nên bú tổng cộng 739ml sữa mỗi ngày.

Sau vài ngày đầu tiên, trẻ sơ sinh bú sữa công thức sẽ uống khoảng 60 - 90 ml mỗi lần, cách nhau khoảng 3 - 4 giờ. Trong khi đó trẻ bú sữa mẹ thường ăn mỗi 2 - 3 giờ.

Khi được 1 tháng tuổi, bé nên ăn khoảng 118ml sữa cách mỗi 4 giờ. Nếu bạn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, chỉ cần đơn giản cho bé bú theo nhu cầu, hoặc bất cứ khi bé đòi ăn.

Vì vậy, tốt nhất bạn nên cho bé đến cơ sở y tế chuyên khoa Dinh dưỡng nhi thăm khám và được bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé, giúp bé tăng cân an toàn.

Nếu bạn còn thắc mắc về việc bé gái 4 tháng tuổi nặng 5,8kg có bị suy dinh dưỡng không, bạn có thể cho bé tới cơ sở y tế hoặc bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec thăm khám và tư vấn chính xác. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Để phát hiện sớm các bất thường về tăng trưởng, cân nặng của trẻ em thường được đối chiếu với Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh do Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] ban hành. Vậy, cân nặng trẻ sơ sinh bao nhiêu là đạt chuẩn? Bố mẹ phải làm sao khi thấy trọng lượng của bé không như ý? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau.

Cân nặng của trẻ sơ sinh là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe và phát triển của trẻ. Theo WHO, cân nặng khi sinh trung bình của bé trai đủ tháng là 3.3kg và 3.2kg ở bé gái [1, 2]. Tuy nhiên, cân nặng của trẻ sơ sinh có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

Cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh là bao nhiêu?

Sự phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh

Nếu được cung cấp một chế độ dinh dưỡng khoa học, cân nặng trẻ sơ sinh từ khi chào đời đến lúc 1 tuổi có thể tăng gấp 3 lần và chiều cao có thể tăng 1.5 lần. Với tốc độ tăng trưởng nhanh như vậy, việc thường xuyên theo dõi cân nặng của bé là cách dễ dàng nhất để bố mẹ biết được con mình đang ở đâu trên hành trình phát triển và có biện pháp hành động phù hợp.

1. Biểu đồ phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh 0 – 1 tuổi

Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], bảng cân nặng của trẻ sơ sinh nam từ 0 – 1 tuổi được minh họa dưới dạng biểu đồ như sau:

Bé trai từ 0 – 6 tháng tuổi:

Bé trai từ 6 – 12 tháng tuổi:

Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], bảng cân nặng của trẻ sơ sinh nữ từ 0 – 1 tuổi được minh họa dưới dạng biểu đồ như sau:

Bé gái từ 0 – 6 tháng tuổi:

Bé gái từ 6 – 12 tháng tuổi:

2. Cách tra cứu biểu đồ phát triển cân nặng của trẻ

Để tra cứu bảng cân nặng của trẻ sơ sinh dưới dạng biểu đồ, bố mẹ cần:

Bước 1: Xác định số tháng tuổi hiện tại của bé và tìm chỉ số này trên trục “Tuổi của trẻ”.

Ảnh minh họa cách tìm chỉ số 4 tháng tuổi trên trục “Tuổi của trẻ”

Bước 2: Gióng hàng dọc từ chỉ số tháng tuổi của bé và tìm giao điểm giữa đường tháng tuổi [màu xám] với 6 đường cân nặng số 1, 2, 3 và -1, -2, -3 như hình.

Minh họa cách gióng hàng dọc để xác định 6 mức cân nặng khả kiến dành cho trẻ 4 tháng tuổi

Bước 3: Tiếp tục gióng hàng ngang để xác định giá trị của 6 mốc cân nặng khả kiến dành cho trẻ 4 tháng tuổi.

Ảnh minh họa cách gióng hàng ngang giúp xác định 6 mốc cân nặng khả kiến của bé trai 4 tháng tuổi là 4.9, 5.6, 6.2, 7.8, 8.7 và 9.7 kilogram.

Bước 4: Đối chiếu cân nặng của bé yêu nhà bạn với 6 chỉ số cân nặng vừa xác định ở bước 3.

Đối chiếu cân nặng của bé yêu với các vùng cân nặng vừa được xác định ở bước 3

Nếu cân nặng của bé trai 4 tháng tuổi nhà bạn:

  • Nằm trong vùng xanh lá [6.2 – 7.8kg]: Trẻ phát triển khỏe mạnh;
  • Nằm trong vùng màu vàng:
    • Lớn hơn 7.8kg: Trẻ có nguy cơ bị thừa cân;
    • Nhỏ hơn 6.2kg: Trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng.
  • Nằm trong vùng màu đỏ:
    • Lớn hơn 8.7kg: Trẻ bị thừa cân;
    • Nhỏ hơn 5.6kg: Trẻ bị suy dinh dưỡng mức độ vừa.
  • Nằm ngoài vùng màu đỏ:
    • Lớn hơn 9.7kg: Trẻ bị béo phì;
    • Nhỏ hơn 4.9kg: Trẻ bị suy dinh dưỡng mức độ nặng.

Các giai đoạn phát triển chiều cao cân nặng của trẻ

“3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò bước đi”. Thật vậy, 12 tháng đầu đời chính là cột mốc đánh dấu những “bước nhảy vọt vĩ đại” trong cuộc đời của trẻ. Từ một đứa trẻ chưa biết gì, khi đạt 12 tháng tuổi, trẻ đã có thể tự bước đi, tự ăn uống, nhận ra được người quen và biết bày tỏ cảm xúc vui vẻ, giận hờn,…

Bên cạnh sự chuyển biến về mặt nhận thức thì chiều cao và cân nặng của trẻ dưới 1 tuổi đều có sự tăng trưởng rõ rệt qua mỗi tháng. Dưới đây là bảng cân nặng của trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tuổi đạt chuẩn “phát triển bình thường” theo WHO mà mẹ cần lưu lại ngay:

Lưu ý: Bảng thống kê trên chỉ được áp dụng cho:

  • Trẻ sinh đủ tháng, đạt cân nặng tối thiểu 2.4kg và chiều dài tối thiểu 45.4 cm khi sinh ra.
  • Trẻ phải bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 4 tháng đầu đời. Sau đó, trẻ phải được bú mẹ kết hợp với ăn dặm từ tháng thứ 5 đến hết tháng thứ 12.

Theo đó, nếu bố mẹ đối chiếu chiều cao và cân nặng của con và nhận thấy các số đo ấy đều nằm trong bảng thống kê bên trên, nghĩa là bé đang phát triển hết sức bình thường và khỏe mạnh.

Mẹ nên cho trẻ cân đo và đối chiếu định kỳ với bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo chuẩn WHO để nhận biết tình trạng tăng trưởng của trẻ

Để theo dõi nhịp độ tăng trưởng của con chi tiết hơn, bố mẹ có thể quan sát tốc độ tăng trưởng của trẻ ở từng giai đoạn, cụ thể:

1. Giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi

Trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi phát triển bình thường là khi:

  • Bé trai: Cao thêm từ 3.73 – 3.93 cm / tháng và nặng hơn từ 0.83 – 1.2 kg / tháng. Trong đó, mức cao thêm trung bình là 3.83 cm / tháng và nặng hơn 1.03 kg / tháng.
  • Bé gái: Cao thêm từ 3.4 – 3.7 cm / tháng và nặng hơn từ 0.7 – 1.1kg / tháng. Trong đó, mức cao thêm trung bình là 3.56 cm / tháng và nặng hơn 0.867 kg / tháng.

Tháng tuổi Tốc độ tăng trưởng chiều cao tiêu chuẩn theo tháng [cm/tháng] Tốc độ tăng trưởng cân nặng tiêu chuẩn theo tháng [kg/tháng]Bé trai Bé gái Bé trai Bé gái 0 – 3 3.73 – 3.93

[trung bình 3.83]

3.4 – 3.7

[trung bình 3.56]

0.83 – 1.2

[trung bình 1.03]

0.7 – 1.1

[trung bình 0.867]

2. Giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi

Trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi phát triển bình thường là khi:

  • Bé trai: Cao thêm từ 2.2 – 2.13 cm / tháng và nặng hơn từ 1.86 – 2.1 kg / tháng. Trong đó, mức cao thêm trung bình là 2.06 cm / tháng và nặng hơn 1.967 kg / tháng.
  • Bé gái: Cao thêm từ 1.86 – 2.1 cm / tháng và nặng hơn từ 0.4 – 0.6 kg / tháng. Trong đó, mức cao thêm trung bình là 1.967 cm / tháng và nặng hơn 0.5 kg / tháng.

Tháng tuổi Tốc độ tăng trưởng chiều cao tiêu chuẩn theo tháng [cm/tháng] Tốc độ tăng trưởng cân nặng tiêu chuẩn theo tháng [kg/tháng]Bé trai Bé gái Bé trai Bé gái 4 – 6 2 – 2.13

[trung bình 2.06]

1.86 – 2.1

[trung bình 1.967]

0.46 – 0.6

[trung bình 0.5]

0.4 – 0.6

[trung bình 0.5]

3. Giai đoạn từ 7 – 12 tháng tuổi

Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi phát triển bình thường là khi:

  • Bé trai: Cao thêm từ 1.28 – 1.43 cm / tháng và nặng hơn từ 0.216 – 0.367 kg / tháng. Trong đó, mức cao thêm trung bình là 1.35 cm / tháng và nặng hơn 0.28 kg / tháng.
  • Bé gái: Cao thêm từ 1.28 – 1.48 cm / tháng và nặng hơn từ 0.216 – 0.367 kg / tháng. Trong đó, mức cao thêm trung bình là 1.38 cm / tháng và nặng hơn 0.26 kg / tháng.

Tháng tuổi Tốc độ tăng trưởng chiều cao tiêu chuẩn theo tháng [cm/tháng] Tốc độ tăng trưởng cân nặng tiêu chuẩn theo tháng [kg/tháng]Bé trai Bé gái Bé trai Bé gái 7 – 12 1.28 – 1.43

[trung bình 1.35]

1.28 – 1.48

[trung bình 1.38]

0.216 – 0.367

[trung bình 0.28]

0.216 – 0.367

[trung bình 0.26]

Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng 0 – 12 tháng tuổi

Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], bảng cân nặng của trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tuổi có sự khác biệt theo giới tính. Cụ thể:

1. Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh nam từ 0 – 1 tuổi

2. Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh nữ từ 0 – 1 tuổi

3. Hướng dẫn xem bảng cân nặng của trẻ sơ sinh

Khi tra cứu bảng cân nặng của trẻ sơ sinh 0 – 1 tuổi do WHO ban hành, nếu bố mẹ nhận thấy:

Cân nặng của bé [X] Phân loại Kết luận-1SD =< X 2SD Bé bị thừa cân X > 3SD Bé bị béo phì

Tương tự, mẹ cũng có thể áp dụng cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng bên trên với Bảng chiều cao cân nặng trẻ từ 0-5 tuổi được WHO ban hành tại đây:

  • Bé trai: Click để xem
  • Bé gái: Click để xem

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh, chẳng hạn như giới tính của thai nhi, gene di truyền, tuổi của bố mẹ, cân nặng thời sơ sinh của cả bố và mẹ, số lần sinh trong quá khứ, số cân nặng tăng thêm trong thai kỳ và chế độ ăn uống, sinh hoạt của mẹ,… Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến cân nặng trẻ sơ sinh là:

1. Dinh dưỡng

Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng của trẻ sơ sinh. Theo CDC Hoa Kỳ, sữa mẹ và sữa công thức là hai nguồn dinh dưỡng có ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ tăng trưởng cân nặng trong những năm tháng đầu đời của bé. Cụ thể:

  • Từ 0 – 3 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh bú mẹ thường tăng cân nhanh hơn trẻ bú sữa công thức.
  • Từ 3 – 12 tháng tuổi: Trẻ bú sữa công thức thường “bứt phá” cân nặng và đạt tổng trong lượng nặng hơn trẻ bú mẹ khi vừa tròn 1 tuổi.

Ngoài sữa, trẻ sơ sinh khi đạt 6 tháng tuổi đã bắt đầu được mẹ cho ăn thêm các loại bột ăn dặm. Lúc này, mỗi nguồn thực phẩm chế biến bột ăn dặm khác nhau sẽ có mức năng lượng [calo] khác nhau, dẫn đến nguồn năng lượng nạp vào cơ thể trẻ mỗi ngày là khác nhau. Vì thế, nếu mẹ cho trẻ ăn hoặc bú nhiều hơn hay ít hơn, trẻ cũng sẽ tăng / giảm cân tương ứng.

Bú mẹ hoàn toàn giúp trẻ tăng cân nhanh chóng và phát triển toàn diện

2. Môi trường sống

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì môi trường sống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ tăng cân của bé. Nếu bé sống trong một vùng ô nhiễm không khí, nguồn nước hay nằm gần nhiều mầm bệnh, chắc chắn bé sẽ thường xuyên mắc các loại bệnh lý viêm, nhiễm do vi trùng, vi khuẩn và vi-rút.

Để trẻ có thể “chiến thắng” được mầm bệnh, cơ thể phải “huy động” rất nhiều “nguồn lực”, khiến trẻ dễ bị mất năng lượng, thường xuyên uể oải, lờ đờ, thiếu vi chất nếu không được đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học. Vì thế, trẻ sống trong một môi trường “bất ổn” thường có nguy cơ bị còi cọc, nhẹ cân, suy dinh dưỡng cao hơn so với trẻ sống trong một môi trường lành mạnh.

3. Gen di truyền

Nghiên cứu cho thấy, có đến 31 yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến bảng cân nặng của trẻ sơ sinh. Trong đó, các yếu tố di truyền như trọng lượng của bố, mẹ khi vừa được ông bà sinh ra có thể quyết định đến 2% trọng lượng của bé trai và 5% trọng lượng của bé gái [con cái của bố mẹ] sau khi chào đời.

4. Sức khỏe của mẹ khi mang thai

Sức khỏe của mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi và trẻ sơ sinh. Theo nghiên cứu, có đến 64.3% trẻ sơ sinh nhẹ cân được sinh ra từ những bà mẹ không khỏe mạnh. Do đó, nếu trong thai kỳ mẹ thường xuyên ăn uống thiếu vi chất hoặc mắc các bệnh phổ biến như thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu do thiếu folate [vitamin B9],… thì thai nhi khi sinh ra cũng thường bị sinh non, còi cọc, nhẹ cân hơn hơn so với quy chuẩn trong bảng cân nặng của trẻ sơ sinh từ WHO hoặc bị suy dinh dưỡng bào thai.

Sức khỏe thể chất và tâm lý của mẹ trong thai kỳ ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng của trẻ sơ sinh lúc chào đời

Hiểu rõ sức khỏe của mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất nhiều đến cân nặng của con, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã khuyến cáo, để có một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và thai nhi, mẹ nên tăng cân trung bình từ 10 đến 12 kg trong suốt thai kỳ [tăng 1kg trong 3 tháng đầu, tăng tiếp 5kg trong 3 tháng giữa và 6kg trong 3 tháng cuối].

5. Các loại bệnh lý khác

Các số liệu báo cáo cho thấy, có đến 80% trẻ mắc bệnh lao bẩm sinh, 70% trẻ mắc bệnh tim, 65% trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu, 60% trẻ bị tăng huyết áp và 64.3% trẻ bị thiếu máu…đều có cân nặng dưới 2.5kg khi chào đời. Đặc biệt, cột mốc 2.5kg cũng chính là mức cân nặng tiêu chuẩn dùng để chẩn đoán bệnh suy dinh dưỡng bào thai theo bảng cân nặng của trẻ sơ sinh do WHO ban hành. Vì thế, ngăn ngừa sớm các tình trạng bệnh lý từ trong thai kỳ được xem là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu để bảo vệ cân nặng của trẻ sơ sinh.

Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng tăng trưởng và sức khỏe của bé sơ sinh

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ngoài cân nặng thì bố mẹ còn có thể đánh giá tình trạng tăng trưởng của con qua nhiều số đo khác nhau tương ứng với số tháng tuổi của bé. Cụ thể:

Tháng tuổi Chỉ số đo tình trạng tăng trưởng tương ứng0 – 1 [trẻ sơ sinh]

  • Cân nặng
  • Chiều dài
  • Chu vi vòng đầu 1 – 60
  • Cân nặng
  • Chiều dài [24 tháng]
  • Chu vi vòng cánh tay
  • Nếp gấp da ở cơ tam đầu và nhị đầu

1. Số cân hiện tại

Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO]:

  • Trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng: Là trẻ vừa sinh ra đạt trọng lượng dưới 2.5kg [đối với nam] và 2.4kg [đối với nữ].
  • Trẻ sơ sinh có nguy cơ suy dinh dưỡng: Là trẻ vừa sinh ra đạt trọng lượng dưới 2.9kg [đối với nam] và 2.8kg [đối với nữ].
  • Trẻ sơ sinh khỏe mạnh: Là trẻ vừa sinh ra đạt trọng lượng từ 2.9 – 3.9kg [đối với nam] và từ 2.8 – 3.7kg đối với nữ.
  • Trẻ sơ sinh có nguy cơ thừa cân: Là trẻ vừa sinh ra đạt trọng lượng trên 3.9kg [đối với nam] và 3.7kg [đối với nữ].
  • Trẻ sơ sinh thừa cân: Là trẻ vừa sinh ra đạt trọng lượng trên 4.4kg [đối với nam] và 4.2kg [đối với nữ].

2. Số cân nặng thay đổi theo tháng hoặc giai đoạn

Theo Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh từ WHO, trong năm đầu đời, khi phát triển thể chất bình thường, bé trai có thể tăng từ 200 – 1200 g / tháng và bé gái có thể tăng từ 200 – 1000 g / tháng. Trong đó:

  • Từ 0 – 6 tháng tuổi: Bé trai tăng trung bình 767g / tháng, bé gái tăng trung bình 683g / tháng.
  • Từ 7 – 12 tháng tuổi: Bé trai tăng trung bình 283g / tháng, bé gái tăng trung bình 267g / tháng.

Bảng tốc độ tăng trưởng cân nặng tiêu chuẩn theo tháng dành cho trẻ dưới 1 tuổi

Tháng tuổi Tốc độ tăng trưởng cân nặng tiêu chuẩn theo tháng [g/tháng] Bé trai Bé gái 0 – 12 200 – 1200 200 – 1000 0 – 6 767 683 7 – 12 283 267

3. Sự phát triển về hình thể

Sự phát triển về hình thể ở trẻ sơ sinh có có thể được phản ánh qua chu vi vòng đầu và vòng cánh tay. Trong đó:

Chu vi vòng đầu

  • Đạt 34.5 cm [với bé trai] và 33.9 cm [với bé gái]: Trẻ phát triển bình thường.
  • Nhỏ hơn 33.2 cm [với bé trai] và 32.7 cm [với bé gái]: Trẻ có vòng đầu nhỏ.
  • Nhỏ hơn 31.9 cm [với bé trai] và 31.5 cm [với bé gái]: Tré có bệnh lý cần điều trị.
  • Lớn hơn 35.7 cm [với bé trai] và 35.1 cm [với bé gái]: Trẻ có vòng đầu to.
  • Lớn hơn 37 cm [với bé trai] và 36.2 cm [với bé gái]: Trẻ có bệnh lý cần điều trị.

Phương pháp đo chu vi vòng đầu chỉ áp dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ từ 0 – 1 tháng tuổi

Chu vi vòng cánh tay [áp dụng cho trẻ từ trẻ 1 – 60 tháng tuổi]

  • Lớn hơn 13.5 cm: Trẻ phát triển bình thường.
  • Từ 12.5 – 13.4 cm: Báo động duy sinh dưỡng.
  • Từ 11.5 – 12.4 cm: Trẻ bị suy dinh dưỡng.
  • Nhỏ hơn 11.5 cm: Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.

Tại sao cân nặng của trẻ sơ sinh lại quan trọng?

Cân nặng của trẻ sơ sinh rất quan trọng vì chỉ số này có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ tử vong trong năm đầu tiên của bé. Ngoài ra, chỉ số này cũng có liên hệ mật thiết đến các vấn đề sức khỏe có nguy cơ xảy ra trong suốt thời thơ ấu và độ tuổi trưởng thành của trẻ.

1. Các nguy cơ sức khỏe của trẻ nhẹ cân

Trẻ sơ sinh nhẹ cân có nguy cơ cao phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe:

  • Trong ngắn hạn: Đó là các bệnh về hô hấp, nhiễm trùng, hạ đường huyết [lượng đường trong máu thấp], vàng da, hạ thân nhiệt, tỉ lệ tử vong trong năm đầu đời khá cao,…
  • Trong dài hạn: Đó là các bệnh về chậm tăng trưởng trí não, chậm phát triển vận động, tương tác xã hội, khả năng học tập kém, nguy cơ cao mắc bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường và béo phì.

Trẻ quá nhẹ cân khi sinh ra thường có sức chịu đựng kém, lớn lên dễ gặp nhiều thiệt thòi về mặt sức khỏe

2. Các nguy cơ sức khỏe cho trẻ thừa cân

Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh thừa cân có nguy cơ cao phải đối mặt với các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh bạch cầu, cao huyết áp, các bệnh về đường hô hấp, về tim [rung tâm nhĩ, tim mạch vành], rối loạn tâm thần [trầm cảm, rối loạn phân liệt, tự kỷ,…], sa sút trí não [suy giảm khả năng học tập, nhận thức, các vấn đề về hành vi] và ung thư [ung thư vú, u thần kinh trung ương, ung thư hạch,…]

Phương pháp cải thiện cân nặng cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Trẻ sơ sinh nhẹ cân là tình trạng bé sinh ra có cân nặng nhẹ hơn mức -2SD theo công bố trong Bảng cân nặng trẻ sơ sinh do WHO ban hành. Để trẻ nhanh chóng lấy lại cân nặng theo khuyến cáo, mẹ cần:

1. Cho con bú đúng cách

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ dưới 1 tuổi. Trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể miễn dịch, năng lượng, đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất để trẻ phát triển toàn diện. Theo đó, để bé yêu nhanh tăng cân, mẹ cần đảm bảo cho trẻ bú đủ lượng sữa cho trẻ sơ sinh mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo.

2. Dinh dưỡng của mẹ

Dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và số lượng sữa cho bé. Nếu mẹ ăn uống thất thường, hai hóc môn sản xuất sữa trong cơ thể của mẹ là Prolactin và Oxytocin sẽ hoạt động kém hiệu quả, khiến mẹ thiếu sữa hoặc sữa không đảm bảo chất lượng sữa cho con.

Vì thế, mẹ cần ăn uống đầy đủ vi chất để đảm bảo nguồn sữa ổn định cho con. Trong mỗi bữa ăn, ngoài cơm, mẹ nên chuẩn bị đủ 4 món canh, xào, mặn và trái cây tráng miệng để có đủ đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Từ đó, sữa mẹ sẽ giàu vi chất và giúp bé bú mẹ tăng cân nhanh hơn.

Dinh dưỡng khoa học là cách tốt nhất giúp mẹ có một thai kỳ trọn vẹn với thai nhi khỏe mạnh và cân nặng đạt chuẩn

3. Bổ sung sữa ngoài

Trong trường hợp mẹ bị nhiễm trùng vú, tắc tia sữa, áp xe vú hoặc làm nhiều cách “gọi” mãi mà sữa không về… mẹ có thể cho trẻ ngừng bú, bổ sung sữa công thức kịp thời để trẻ không bỏ lỡ đà tăng trưởng. Tuy nhiên, trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau cần những loại sữa công thức khác nhau. Tốt nhất, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc nhờ bác sĩ chỉ định chính xác loại sữa công thức phù hợp với thể trạng của trẻ.

4. Massage cho bé

Massage cho bé có thể hỗ trợ trẻ tăng cân bằng cách khiến trẻ tiêu hóa sữa mẹ nhanh hơn nên trẻ có xu hướng đòi bú thường xuyên hơn. Mặt khác, một tâm trạng phấn khởi và một thể trạng thoải mái sẽ giúp bé “mân mê” bú mẹ lâu hơn; từ đó, trẻ bú được nhiều hơn và tăng cân dễ dàng.

Bé sơ sinh thừa cân: Mẹ phải làm sao?

Trẻ sơ sinh thừa cân là tình trạng bé sinh ra có cân nặng vượt mức 2SD được công bố trong Bảng cân nặng trẻ sơ sinh do WHO ban hành. Với trẻ thừa cân, mẹ cần:

  • Kiểm soát kỹ lượng sữa của bé: Mẹ hãy dùng máy hút để vắt sữa ra bình có hiển thị vạch đong ml cho trẻ bú. Như vậy, mẹ sẽ gia giảm được lượng sữa cho bé về mức phù hợp theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, ngăn ngừa tình trạng trẻ bú sữa quá nhiều.
  • Kiểm soát kỹ chế độ ăn dặm của trẻ: Mẹ cần lập thực đơn chi tiết cho chế độ ăn dặm trẻ, đồng thời xác định rõ ràng mức calo cần phải cắt giảm trong mỗi khẩu phần ăn để trẻ nhanh chóng lấy lại cân nặng chuẩn.
  • Đưa trẻ đi khám: Giảm cân cho trẻ thực sự là một quá trình khó. Để tính toán được lượng calo cần phải cắt giảm cũng như duy trì được kết quả giảm cân cho bé một cách lâu dài, mẹ rất cần sự tư vấn và theo dõi từ một bác sĩ đa khoa hoặc một chuyên khoa dinh dưỡng.

Cân nặng của trẻ không đạt chuẩn: Hãy nói chuyện với bác sĩ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ có cân nặng không đạt chuẩn giống như Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh mà WHO ban hành, chẳng hạn như:

  • Do trẻ đột nhiên lười bú, biếng ăn, bỏ cữ;
  • Do mẹ không biết được trên nên bú và nên ăn bao nhiêu là đủ;
  • Do khẩu phần ăn của bé lệch lạc, sơ sài nên trẻ bị thiếu vi chất và sụt cân.
  • Do mẹ chưa biết xây dựng một thực đơn ăn dặm cho bé đúng chuẩn;
  • Do mẹ bị thiếu sữa, tắc sữa, hoặc mắc bệnh lý tuyến sữa;
  • Do các bệnh lý viêm, nhiễm, ký sinh tiềm ẩn khiến trẻ “mất chất”, bị suy dinh dưỡng âm thầm từ bên trong mà mẹ không hay biết.

Vì thế, cách nhanh nhất để giúp trẻ nhanh chóng lấy lại được cân nặng chuẩn như khuyến cáo là mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ tại các Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome – Một trong những những địa chỉ hàng đầu mà mẹ có thể an tâm đưa trẻ đến thăm khám.

Bác sĩ dinh dưỡng đang tư vấn về cân nặng của trẻ sơ sinh tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Trẻ em 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Thông thường, trong giai đoạn này, trẻ sẽ nặng khoảng từ 6 - 9 kg đối với bé trai, 5.5 - 8.5 kg đối với bé gái. Nếu cân nặng thấp hoặc cao hơn ngưỡng kể trên, bạn hãy điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho bé, hạn chế tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì nhé.

Trẻ từ 4 tháng tăng bao nhiêu kg?

Trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi phát triển bình thường là khi: Bé trai: Cao thêm từ 2.2 – 2.13 cm / tháng và nặng hơn từ 1.86 – 2.1 kg / tháng. Trong đó, mức cao thêm trung bình là 2.06 cm / tháng và nặng hơn 1.967 kg / tháng. Bé gái: Cao thêm từ 1.86 – 2.1 cm / tháng và nặng hơn từ 0.4 – 0.6 kg / tháng.

Bé 4 tháng tuổi cần bổ sung những gì?

Để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé 4 tháng tuổi, mẹ nên bổ sung cân bằng đủ 4 nhóm chất đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất, đặc biệt vitamin B6, B12, khoáng chất sắt, canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, mẹ cũng nên uống sữa bổ sung để có nguồn sữa chất lượng hơn.

Bé hơn 4 tháng tuổi biết làm gì?

[Khám phá] Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì?.

Con đã biết lật người qua lại. ... .

Trẻ thích cầm nắm mọi thứ ... .

Đôi chân tinh nghịch hơn. ... .

Làm chủ được phần đầu và cổ ... .

Trẻ biết mỉm cười và cười thành tiếng. ... .

Đôi mắt chuyển động tốt, nhận biết màu sắc. ... .

Trẻ có thể tạo ra âm thanh khác nhau. ... .

Trẻ biết bắt chước hành động..

Chủ Đề