Top giá đồng lme hôm nay năm 2022

Trong tuần vừa qua, lực bán chiếm ưu thế trên thị trường khiến chỉ số Hàng hoá MXV- Index tuột khỏi mốc 3.000 điểm, kết thúc tuần ở mức 2.975 điểm. Ngoại trừ nhóm Nông sản, sắc đỏ bao trùm bảng giá của cả 3 nhóm nguyên liệu còn lại là Kim loại, Năng lượng và Nguyên liệu công nghiệp. Đặc biệt, thị trường kim loại chứng kiến những mức giảm mạnh đột biến của nhiều mặt hàng quan trọng. Tuy nhiên, nhờ tính chất hai chiều của thị trường, dòng tiền đầu tư vẫn có thể sinh lời ngay cả khi giá tăng hay giảm. Do đó, nhà đầu tư đã mở một lượng lớn các vị thế bán trong tuần, giúp giá trị giao dịch toàn Sở tăng gần 10% , lên mức trung bình 6.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Nhóm kim loại đặc biệt thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong nước và quốc tế bởi chuỗi giảm rất sâu liên tiếp của tất cả các mặt hàng kể từ cuối tháng 04. Chốt tuần vừa qua, trên Sở LME, giá thiếc sụt giảm đến 15,18%, xuống còn 33.370 USD/tấn; giá niken cũng giảm gần 9,4% xuống mức 27.262 USD/tấn.

Nhóm kim loại quý cũng không nằm ngoài xu hướng trên, giá bạc đánh mất hơn 6% trong một tuần, xuống còn 21,00 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2020. Nhờ lực hỗ trợ kỹ thuật, giá bạch kim có lực giảm nhẹ hơn, 2,65% và kết thúc tuần ở mức 930,7 USD/ounce. Có thể thấy, vai trò trú ẩn an toàn của kim loại quý đã thực sự trở nên mờ nhạt và bị vô hiệu hoá bởi sức hấp dẫn mạnh hơn của đồng bạc xanh trước bối cảnh lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ 10 năm giảm hơn 20 điểm cơ bản. Chỉ số Dollar Index tiếp tục tuần tăng thứ 6 liên tiếp và luôn giữ ở mức cao nhất trong suốt 2 thâp kỷ khiến nhu cầu nắm giữ tiền mặt lên ngôi trước lo ngại Cục Dự trữ liên bang Mỹ sẽ tăng thêm lãi suất.

Hàng loạt các thông tin tiêu cực về sức khoẻ nền kinh tế toàn cầu đã liên tiếp gây áp lực lên giá các mặt hàng kim loại. Mới đây, ngân hàng Morgan Stanly đã đưa ra cảnh báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong cả năm 2022 chỉ bằng một nửa năm 2021 do ảnh hưởng từ xung đột giữa Nga - Ukraine cùng với các đợt bùng phát dịch nghiêm trọng ở Trung Quốc, bất chấp việc các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát.

Còn xét về nhu cầu tiêu thụ, nhóm kim loại cũng chịu sức ép nặng nề khi tất cả các mặt hàng đều là nguyên liệu đầu vào trong các ngành sản xuất công nghiệp. Việc thắt chặt các biện pháp phong toả ở Trung Quốc khiến các nhà máy phải ngừng hoạt động, gây thiệt hại cho nền kinh tế và giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm.

Cùng với đó, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 4 cũng tiếp tục cao hơn mức dự đoán của thị trường, tăng 8,3% so với 1 năm trước đó. Chỉ số CPI lõi [không bao gồm giá lương thực và năng lượng] có mức tăng theo tháng bất ngờ đạt mức 0,6%, trong khi mức dự đoán chỉ ở 0,4%. Các số liệu này cho thấy lạm phát đã tăng trở lại trong tháng 4 và tiếp tục đe doạ đà phát triển kinh tế; ảnh hưởng trực tiếp đến giá các mặt hàng kim loại.

Trên thị trường nội địa, giá nguyên vật liệu xây dựng cũng đã có dấu hiệu giảm theo xu hướng chung của thị trường. tuy chưa phải mức giảm mạnh, nhưng đây cũng là tín hiệu tích cực đối với ngành xây dựng trong nước, góp phần giải toả tâm lý cho các doanh nghiệp trước bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào không ngừng tăng cao từ đầu năm nay. Theo ghi nhận của Trung tâm Giao nhận Hàng hoá MXV, trong sáng nay giá thép cuộn CB240 được chào bán ở mức giá khoảng 18.630 đồng/kg, giảm 310 đồng/kg, giá thép D10 cũng đã giảm 300 đồng/kg, dao động quanh 18.740 đồng/kg.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam [MXV]

Bạn có thể đọc thêm:

  • Hàng hoá phái sinh
  • Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam?
  • Chứng khoán phái sinh

Bản tin nhận định thị trường hàng hóa ngày 06/07/2022 có những điểm đáng chú ý gì mời quý Nhà đầu tư cùng theo dõi. Bản tin nhận định thị trường là bản tin cho đội ngũ phân tích có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực đầu tư hàng hóa của công ty Gia Cát Lợi thực hiện.

Bản tin được cập nhật sớm nhất mỗi ngày nhằm mang những thông tin bổ ích đến quý nhà đầu tư một cách kịp thời nhất. Rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của quý Nhà đầu tư để chúng tôi có động lực phát triển hơn nữa.

Gia Cát Lợi xin gửi đến quý nhà đầu tư những nhận định thị trường hàng hóa trong phiên giao dịch ngày 06/07/2022. Chuyên viên phân tích của chúng tôi sẽ chia sẻ về nhận định thị trường hàng hóa nhóm kim loại và các cơ hội giao dịch ngày 06/07/2022. Chúc quý nhà đầu tư có một ngày giao dịch thành công!

TIN TỨC

BẠC TIẾP TỤC LAO DỐC MẠNH

  • Bạc tháng 9 [SIU22] đóng cửa giảm -0.546 [-2.78%]. Thị trường kim loại quý hôm qua tiếp tục bị bán tháo mạnh, với bạc giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua. Đồng USD tăng vọt là nguyên nhân chính khiến giá kim loại giảm mạnh. Bạc cũng chịu áp lực từ việc giá Đồng lao dốc xuống mức thấp nhất trong 19 tháng do lo ngại nền kinh tế toàn cầu giảm tốc sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu đối với kim loại công nghiệp.
  • Chỉ số DXY hôm qua đã tăng +1.361 [+1.29%], lên mức cao nhất trong 20 năm. Lo ngại nền kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy thoái đã thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn đối với đồng USD. Ngoài ra, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán cũng thúc đẩy nhu cầu thanh khoản đối với đồng USD. Bên cạnh đó, các đồng tiền EUR và GBP suy yếu, với EUR giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm, GBP giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 năm đã hỗ trợ thêm cho đồng USD.
  • Dữ liệu kinh tế Mỹ hôm qua cho thấy khả quan đối với đồng USD sau khi đơn đặt hàng của nhà máy trong tháng 5 tăng +1.6% so với tháng trước, mạnh hơn kỳ vọng +0.5%.

GÓC NHÌN KỸ THUẬT

Lưu ý:

– Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, Quý Nhà Đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng để đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.

– Luôn ưu tiên quản trị vốn để tối thiểu hóa rủi ro và từ đó có thể kiếm lợi nhuận một cách bền vững từ thị trường.

– Quý Nhà Đầu tư nên tìm kiếm một đội tư vấn, phân tích, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để từ đó có thể kiếm được lợi nhuận từ thị trường. Đừng ngừng ngại liên hệ cho chúng tôi – Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Gia Cát Lợi qua thông tin bên dưới.

Đóng cửa tuần giao dịch vừa qua [20/06 -26/06], thị trường tiếp tục ghi nhận tuần giảm mạnh thứ 2 liên tiếp, thể hiện qua mức giảm 4,6% xuống chỉ còn 2.775 điểm của chỉ số MXV-Index [đo lường biến động của các mặt hàng nguyên liệu đang được giao dịch liên thông thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam].

Chỉ số hàng hóa này đã tuột rất xa khỏi mốc 3.000 điểm, cho thấy chu kỳ tăng giá trước đó đã kết thúc. Trong số 31 mặt hàng đang giao dịch tại MXV, có đến 27 mặt hàng giảm giá với các mức giảm rất mạnh trong tuần trước. Giá trị giao dịch trung bình đạt 4.720 tỷ đồng mỗi phiên.

Đáng chú ý phải kể đến mức giảm mạnh nhất toàn thị trường trong tuần của giá thiếc trên sở LME, giảm tới 21% xuống còn 24.590 USD/tấn. Sau đó là giá bông và giá dầu cọ Malaysia, lần lượt giảm 17% và 14,5%.

Giá kim loạihướng đến quý sụt giảm mạnh nhất kể từ siêu khủng hoảng năm 2008

Bảng giá kim loại trải qua một tuần sụt giảm đáng nhớ khi tất cả các mặt hàng được liên thông với các Sở giao dịch quốc tế đồng loạt lao dốc trước lo ngại về suy thoái rình rập.

Giá thiếc trên Sở LME đã lao dốc 21% trong tuần, là mức sụt giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng những năm 1980, giảm hơn một nửa so với mức đỉnh hồi tháng 3.

Trên nhóm kim loại quý, giá bạc đóng cửa ở mức giá 21.125 USD/ounce, mức thấp nhất trong vòng 5 tuần sau khi đánh mất 2,14% giá trị. Trong khi đó, bạch kim ghi nhận tuần giảm thứ 3 liên tiếp sau khi giảm 2,85% xuống còn 903,7 USD/ounce. Nhóm kim loại quý cho thấy sự hoạt động yếu kém trước mối lo nền kinh tế tăng trưởng chậm lại sẽ ngăn cản nhu cầu sử dụng bạc và bạch kim trong hoạt động sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, đà giảm được củng cố khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] liên tục tái khẳng định về cam kết sử dụng công cụ lãi suất nhằm đẩy lùi lạm phát, đồng thời thừa nhận khả năng suy thoái có thể xảy ra. Đồng Dollar Mỹ suy yếu nhẹ trong tuần vừa qua nhưng vẫn đang ở quanh mức cao nhất trong vòng 2 thập kỷ và mạnh hơn các đồng tiền thương mại khác, tiếp tục làm suy yếu vai trò trú ẩn của bạc và bạch kim.

Đáng kể nhất trên thị trường kim loại cơ bản là tuần lao dốc thứ 3 liên tiếp của đồng COMEX đã đưa giá đồng xuống mức thấp nhất trong vòng 16 tháng và đóng cửa sau khi đánh mất 6,8% xuống 3,74 USD/pound [8.246,38 USD/tấn]. Là thước đo sức khoẻ của nền kinh tế, giá đồng sụt giảm mạnh mẽ trước lo ngại về sự suy yếu hoạt động công nghiệp ở các nền kinh tế lớn và nhu cầu sụt giảm tại thị trường tiêu thụ lớn nhất, Trung Quốc. Năng lực sản xuất tại các nền kinh tế đầu tàu cho thấy dấu hiệu chững lại khi doanh nghiệp đối diện với chi phí vay gia tăng. Chỉ số PMI tháng 6 của Mỹ đạt mức 52.4 điểm, mức thấp nhất trong vòng 2 năm nay. Việc Fed tăng lãi suất gây ra tâm lý bán tháo kim loại cơ bản do lo sợ về khả năng chấm dứt sự bùng nổ nhu cầu trong các lĩnh vực như bất động sản, sản xuất xe hơi và hàng hóa lâu bền.

Trong khi đó, chi phí vẫn đang ở mức cao khi các nhà sản xuất chịu sự kìm kẹp về mức lãi suất gia tăng và gián đoạn chuỗi cung ứng đứt gãy. Điều này ép buộc các nhà sản xuất phải cắt giảm mua nguyên liệu thô, hạn chế thua lỗ và gây áp lực lên giá nguyên liệu đầu vào.

Cuộc thăm dò của hãng tin Reuters cho biết, sản lượng tại các nhà máy của Nhật Bản có thể giảm tiếp 0,3% sau mức giảm mạnh 1,3% vào hồi tháng 4. Phần lớn nguyên nhân là do thiếu linh kiện và chất bán dẫn từ phía Trung Quốc do tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Trong khi đó, các công tác kiểm soát dịch bệnh vẫn đang tiếp tục diễn ra trong tháng 6 và khó có thể cho hoạt động sản xuất tại Nhật Bản, quốc gia tiêu thụ đồng lớn thứ 2 trên thế giới, một động lực phục hồi. Giá đồng liên tục chịu sức ép dưới những nền sản xuất đang trên đà suy yếu.

Về phía nguồn cung, cuộc đình công của các công nhân đồng đối với nhà sản xuất đồng lớn nhất thế giới, Chile đã đi đến hồi kết sau một cuộc đàm phán đi đến quyết định thành lập uỷ ban chung nhằm đánh giá tình trạng khu liên hợp luyện kim. Điều này đã gỡ bỏ nút thắt nguồn cung trong khi nhu cầu về đồng vẫn đang ở mức thấp, làm gia tăng áp lực với giá đồng.

Ngoài ra, mức tồn kho trên sở Thượng Hải tiếp tục giảm, hiện tại đang ở khoảng 15.000 tấn và vẫn chưa vượt mốc 30.000 tấn kể từ cuối tháng 4 đến nay. Tồn kho đồng trên ở LME cũng đang rơi xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 4. Điều này phản ánh nhu cầu giao nhận hàng thực và tiêu thụ đang suy yếu và đà giảm của đồng nhiều khả năng sẽ còn tiếp diễn.

Mỹ cấm nhập khẩu hàng hóa đến từ Tân Cương gây sức ép lên giá bông

Bất chấp việc đồng Dollar có sự điều chỉnh sau 3 tuần tăng mạnh liên tiếp, lực bán vẫn duy trì với hầu hết các mặt hàng trong nhóm nguyên liệu công nghiệp. Trong đó tâm điểm chú ý là mức giảm rất mạnh của giá bông và dầu cọ thô.

Ngày 21/06, Cục Hải quan và biên phòng Mỹ bắt đầu thực thi "Đạo luật phòng chống lao động cưỡng bức với người Duy Ngô Nhĩ" mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký thành luật vào tháng 12 năm ngoái. Theo đó, luật này giả định tất cả hàng hóa từ Tân Cương đều được sản xuất bằng lực lượng lao động cưỡng bức và do đó bị cấm nhập khẩu vào Mỹ. Hải quan Mỹ cũng cho biết hàng nhập khẩu từ các nước khác sẽ bị cấm nếu chuỗi cung ứng liên quan sử dụng các thành phần đầu vào bị cấm từ Tân Cương.

Trước hành động leo thang mới của Mỹ, Trung Quốc được dự báo sẽ có biện pháp trả đũa kiểu “ăn miếng trả miếng” nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của họ, và khiến cho giới đầu cơ bông trên toàn cầu đồng loạt tháo chạy khỏi mặt hàng này. Với mức giảm lên đến hơn 17% chỉ trong 1 tuần vừa rồi, đây là tuần suy yếu mạnh nhất của giá bông kể từ tháng 06/2011 đến nay. Hiện tại giá bông đã giảm về dưới mốc hỗ trợ tâm lý quan trọng 100 cents, lần đầu tiên kể từ khi vượt lên khỏi vùng này hồi tháng 09 năm ngoái.

Giá nguyên liệu công nghiệp

Theo ngay sát diễn biến của giá bông là mức giảm lên đến gần 15% của giá dầu cọ Malaysia, đẩy giá về mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay. Tổng cộng sau 3 tuần giảm liên tiếp, giá dầu cọ thô kỳ hạn tháng 09 đã giảm đến 25%, khi nguồn cung từ Indonesia được nới lỏng. Kể từ khi lệnh cấm được dỡ bỏ, nước này đã thực hiện nhiều biện pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dầu cọ. Mới đây nhất, chủ tịch nhóm nông dân nhỏ của Indonesia [APKASINDO] đã yêu cầu chính phủ nước này hủy bỏ chương trình Nghĩa vụ Thị trường Nội địa [DMO] cũng như các quy định về thuế và giấy phép xuất khẩu dầu cọ.

Trên thị trường nội địa, theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, nhập khẩu bông nước ta từ 01/06 -15/06 của nước ta đạt 39 nghìn tấn, trị giá 115 triệu USD; giảm tới 48% về lượng nhưng chỉ giảm 22% về giá trị. Còn tính luỹ kế từ đầu năm, trong khi nhập khẩu vẫn giảm 22% về lượng, tổng kim ngạch tăng tới 14% do giá bông thế giới neo ở mức cao trong giai đoạn đầu năm.

Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam, khác với giai đoạn trước, sự quan tâm của thị trường đã không còn chỉ tập trung vào nhóm năng lượng, mà đang phân bổ đều hơn tới các mặt hàng quan trọng khác, bao gồm cả nông sản, kim loại, và nguyên liệu công nghiệp. Dầu thô cũng không còn đóng vai trò dẫn dắt thị trường hàng hóa nói chung, mà mỗi mặt hàng đều đang bị tác động bởi các yếu tố cung – cầu của riêng mình, vì thế xu hướng giảm lần này của giá hàng hóa sẽ rất mạnh và có thể kéo dài. Trong tuần này, nhóm nông sản chắc chắn sẽ là tâm điểm của giới đầu tư trong nước với hai báo cáo cực kỳ quan trọng của Bộ nông nghiệp Mỹ vào 23h đêm thứ năm 30/06. Đó là báo cáo Diện tích gieo trồng mùa vụ 2022 và tồn kho ngũ cốc cuối quý. Hai báo cáo này thường sẽ tạo ra biến động rất mạnh, và thậm chí có thể tạo ra xu hướng mới trên thị trường.

Lịch báo cáo Tuần từ 27/6-3/7/2022

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam [MXV]

Video liên quan

Chủ Đề