Toán dưới 3 5 bị gì site vn.answers.yahoo.com năm 2024

PPI nó có ý nghĩa là số điểm hiển thị trên 1 "khung nhìn điện tử" hoặc "sản phẩm hình ảnh điện tử", PPI quan trọng trong thuật toán hiển thị khi chuyển đổi 1 "hình ảnh điện tử" có số điểm ảnh khác số điểm ảnh hiển thị dc của "khung nhìn điện tử" [màn hình], tức là mỗi hình ảnh bạn xem trên màn hình đều cần xử lí convert để cùng số điểm ảnh mới xuất dc.

trong DPI là 1 khái niệm vật lí, nó chỉ số điểm ảnh thực tế trên 1 bản in, kích thước điểm nó tùy thuộc vào khả năng của thiết bị in, thiết bị nào có khả năng in các điểm càng nhỏ thì số "DPI tối đa" càng lớn, đồng nghĩa với việc hình ảnh rõ nét.

trong 1 chừng mực nào đó thì PPI và DPI có thể dùng như nhau dc, nhưng thứ khiến nó khác nhau duy nhất đó pixel là khái niệm về mặt phần mềm còn Dots là khái niệm phần cứng

  • > hơi ngoài lề một chút. Xin lỗi anh em
    @pro-k: nick mình là thefriend, mong bác ghi đúng nhé. Thứ là, bài mình đăng trích lại, có ghi trích dẫn nguồn. Thứ 3, khái niệm pixel có ghi rõ ở trên, nên dùng pixel để mô giải nghĩa ở dưới là đúng.

Còn giải thích của bác "PPI nó có ý nghĩa là số điểm

trên 1 inch hiển thị trên 1 "khung nhìn điện tử" hoặc "sản phẩm hình ảnh điện tử", PPI quan trọng trong thuật toán hiển thị khi chuyển đổi 1 "hình ảnh điện tử" có số điểm ảnh khác số điểm ảnh hiển thị dc của "khung nhìn điện tử" [màn hình], tức là mỗi hình ảnh bạn xem trên màn hình đều cần xử lí convert để cùng số điểm ảnh mới xuất dc." thì đúng hơn
-------

trích từ //www.vnphoto.net/forums/printt...3&pp=10&page=4

PPI:Thuật ngữ này dùng để chỉ độ phân giải của ẢNH KĨ THUẬT SỐ. Thực ra con số này không ảnh hưởng đến chất lượng của bức ảnh, mà đơn giản là chỉ để ước tính được kích thước thật khi đem đi in, đồng thời cũng là để chỉ định cho máy in nó in đúng độ phân giải mong muốn. Còn khi xem trên monitor, con số này hoàn toàn là vô nghĩa.

DPI: chỉ dùng cho MÁY IN. Nó nói lên số điểm mực được máy in in lên diện tích 1 inch. Tức là khả năng in của máy in. Máy càng có chỉ số dpi cao thì in càng đẹp. Vì thế, ảnh có số dpi cao thì cho chất lượng bản in đẹp hơn, nếu máy in có khả năng đáp ứng.

-------

Thêm một cách tính toán khi in ảnh [thông tin lấy tại //vn.answers.yahoo.com/question...4012459AAIGg83]

Một hình ảnh có kích thước 1 inch x 1 inch và có độ phân giải 72 ppi sẽ chứa tổng cộng 72 x 72 = 5.184 pixels. Hình ảnh có kích thước tương tự nhưng với độ phân giải 300 ppi sẽ chứa tổng cộng 300 x 300 = 90.000 pixels.

Hình ảnh có độ phân giải càng cao thì càng sắc nét và màu sắc càng chính xác.

1. Hình ảnh sử dụng cho thiết kế web chỉ cần có độ phân giải 72 ppi.

2. Trường hợp hình ảnh dùng cho thiết kế đồ họa in ấn thì bạn cần nhớ hai quy tắc sau:

Nếu là ảnh nét [line art] hoặc đơn sắc [monochrome] thì ảnh nên có độ phân giải là 1,200 ppi. Nếu là ảnh chụp màu [color photograph] hoặc ảnh chụp đen trắng [black and white photograph] thì ảnh nên có độ phân giải 300 ppi.

3. Để rửa ảnh kỹ thuật số thì hình ảnh cần có độ phân giải 300 ppi.

4. Nếu in ảnh hi-flex với kích thước lớn [để quảng cáo ngoài trời chẳng hạn] thì hình ảnh cần có độ phân giải khoảng 72 ppi đến 100 ppi.

Bảng so sánh độ phân giải của ảnh

Số điểm ảnh[Pixels] Kích cỡ [Size] Độ phân giải Dung lượng

2362x3543 20 x 30cm 300 dpi 23.9 MB 1969x2953 20 x 30cm 250 dpi 16.6 MB 1575x2362 20 x 30cm 200 dpi 10.6 MB 1181x1772 20 x 30cm 150 dpi 5.99 MB 787x1181 20 x 30cm 100 dpi 2.66 MB 567x850 20 x 30cm 72 dpi 1.38 MB

3543x4724 30 x 40cm 300 dpi 47.9 MB 3543x5315 30 x 45cm 300 dpi 53.9 MB 2362x3543 30 x 45cm 200 dpi 23.9 MB

4724x7087 40 x 60cm 300 dpi 95.8 MB 3149x4724 40 x 60cm 200 dpi 42.6 MB

5905 x 8858 50 x 75cm 300 dpi 149.7 MB 3937 x 5906 50 x 75cm 200 dpi 66.5 MB Được sửa bởi thefriend lúc 06:54 AM ngày 18-06-2010

-
  • > Bạn có thể theo dõi topic theo link bên dưới chữ ký. Good luck - >
    Được gửi bởi thanhquan911

Thường in 300DPI là khổ nào bác, rồi tại sao lại có công thức 15cm/2.54*300 vậy cái 2.54 là sao bác?

bổ sung chút là mỗi phần tử ma trận có 3 yếu tố bên trong tương ưng R,G,B, mỗi yếu tố là một số tự nhiên có giá trị từ 0 đến 255.

Theo e biết thì khổ nào cũng vậy bác ơi. Còn cái công thức: 1inch = 2.54cm 15cm = 15/2.54 inch 300DPI => 300*15/2.54 = số lượng pixel ảnh.

e xin bổ sung thêm cái phần bổ sung của bác là thông số mô tả phần tử ma trận [pixel] đó còn phụ thuộc không gian màu. Chẳng hạn như RGB thì như bác nói, ngoài ra nếu đc biểu diễn bằng các không gian màu khác như HSB, CMYK...thì lại có các thông số khác.

> @thefriend: bác có thể nói thêm đc không ạ, em thấy ở trên bác toàn nói đến ppi mà cái bảng so sánh lại chỉ thấy có dpi. Em thấy trong máy ảnh cho phép mình set thông số dpi, thì tác dụng của nó như thế nào ạ?

@chummy: cám ơn bác đã giải thích nhiệt tình nhé Nikon - the perfection on each pixel

-
  • > Có thể hiểu đại khái PPI [pixel per inch, pixel có thể gọi là điểm trên màn hình] là thông số cho màn hình hiển thị, còn DPI [dot per inch, dot ở đây dịch theo tiếng Việt cũng làm điểm nhưng là điểm của mực in trên 1 inch. Hay là mật độ điểm mực in có thể trên 1 inch] thường dùng cho thiết bị in ấn. Thiết bị in có số DPI càng cao thì càng in đẹp Thường người ta in ở 300dpi, chưa thấy ai in cao hơn. Chẳng hạn máy in rẻ tiền chỉ có thể in 150dpi thì ko thể so sánh với máy in 300dpi.

    Được sửa bởi thefriend lúc 12:43 PM ngày 18-06-2010

    - > khổ thật, em hỏi rõ ràng là máy ảnh cho set dpi có tác dụng như thế nào mà sao các bác toàn trả lời là máy in thế nhỉ

    Nikon - the perfection on each pixel

    > Theo mình bạn nên hiểu như sau: Pixel là điểm ảnh dùng để nói lên mật độ hiển thị trên màn hình như các bác đã nói ở trên [hiểu nôm na là 1 bức ảnh với độ phân giải 800x600 thì hiển thị trên màn hình với số điểm ảnh là 480000 pixel] Còn DPI như các bác đã nói ở trên, hiểu nôm na là số chấm hoặc điểm mà máy in có khả năng in lên trên 1 inch, vậy nếu máy ảnh cho phép set chế độ DPI thì mục đích là để bác lựa chọn cho việc in sau này theo nhu cầu là phóng to, hay chỉ đơn giản là để đưa lên web.

Được gửi bởi thanhquan911

@thefriend: bác có thể nói thêm đc không ạ, em thấy ở trên bác toàn nói đến ppi mà cái bảng so sánh lại chỉ thấy có dpi. Em thấy trong máy ảnh cho phép mình set thông số dpi, thì tác dụng của nó như thế nào ạ? @chummy: cám ơn bác đã giải thích nhiệt tình nhé

Được gửi bởi thanhquan911

khổ thật, em hỏi rõ ràng là máy ảnh cho set dpi có tác dụng như thế nào mà sao các bác toàn trả lời là máy in thế nhỉ Vật ko nên dùng hết, thế ko nên cậy hết, nói ko nên nói hết, phúc ko nên hưởng hết.

  • Được gửi bởi thanhquan911 khổ thật, em hỏi rõ ràng là máy ảnh cho set dpi có tác dụng như thế nào mà sao các bác toàn trả lời là máy in thế nhỉ Em có viết một loạt bài về món này trên Xóm nhiếp ảnh cách đây 4-5 năm-Nay các bác min mod mới bên ấy cách tân xóa mama hết mất rồi [
    ] đành phải viết lại một chút vậy . Các bác đang dùng máy ảnh kỹ thuật số bản chất là xài một hệ thống xử lý tín hiệu số. Việc xử lý số về cơ bản thay vì dùng thông tin có tính liên tục [trong nhiếp ảnh ví dụ như ảnh trên film hoặc trên giấy ảnh xủ lý với các công nghệ buồng tối cổ điên] bằng việc khai thác thông tin dưới dạng số các giá trị số này được làm từ hai việc: Rời rạc hóa và lượng tử hóa tín hiệu từ một bức ảnh liên tục Rời rạc hóa bản chất là thay vì ta lấy các giá trị liên tiếp của hình ảnh bằng ta lấy các giá trị rời rạc của hình ảnh ấy. Dễ nhận thấy rằng mức độ rời rạc [khoảng cach hai điểm lấy mẫu] càn nhỏ ta càng có hình ảnh trung thực. Ảnh là thông tin hai chiều [2D] nên khi số hóa người ta chia ra thành các dòng theo chiều ngang và thành các cột theo chiều dọc. Như vậy bức tranh của bạn đã trở thành một ma trận hai chiều . Với ảnh đen trắng mỗi điểm trong ma trận là cường độ sáng còn với các thiết bị xử lý hình ảnh màu [máy ảnh, máy in, máy quét, vv và vv] thì mỗi điểm sẽ là một tập các giá trị -với ảnh theo hệ RGB chảng hạn thì mỗi điểm trong ma trận sẽ có 3 số ứng với ba màu đỏ [red], xanh lá cây [green] và xanh lam [blue]-với CMYK thì lại là 4 giá trị- Với Lab - Với hệ màu HSV lại có 3 giá trị..... Một vấn đề nữa đặt ra là các giá trị đó như thế nào vì thường những giá trị thường là không nguyên thậm chí không có dạng phân số mà có thể là số vô tỉ. Vấn đề này đươc giải quyết bằng lượng tử hóa Lượng tử hóa Lượng tử hóa bản chất là làm tron các giá trị thực tế làm sao cho thông tin ít bị mất nhất. Nó giống như ta uống 1 ly đen đá giá ví dụ là 18 730 dồng se được làm tròn lên 19000 đồng nếu ta không có tiền lẻ dưới 1000 và làm tròn xuống 18700 đồng nếu ta có tiền lẻ đến cỡ hàng 100 đồng. Trường hợp đầu ta thiệt 270 đồng trường hợp sau ta được lãi 30 đồng. Những cái này gọi là sai số[nhiếu] lượng tử khi số điểm đủ nhiều ta sẽ có phương sai của các đại lượng lượng tủ Mình đang cố nói theo ý hiểu của mình một cách đơn giản nhất hai khai niệm cơ bản của xử lý tín hiệu số 1/Định lý ròi rạc hóa tín hiệu Ai hâm mộ khoa khọc tây Âu và Mỹ thì là định lý Nyquist - Bác nào hâm mộ nước Nga thì đây là định lý Ka-tren-nhi-kov [Качеников] "Một tín hiệu không chứa bất kỳ thành phần tần số nào lớn hơn hay bằng một giá trị fm có thể biểu diễn chính xác bằng tập các giá trị của nó với chu kỳ lấy mẫu T = 1/2fm" Như vậy, tần số lấy mẫu phải thoả mãn điều kiện fs ≥ 2fm trong đó fm là thành phần tần số lớn nhất có trong tín hiệu. Tần số giới hạn này được gọi là tần số Nyquist và khoảng [-fs/2,fs/2] gọi là khoảng Nyquist. 2/Lượng tử hóa không viết được công thức toán lên đây nên các bác dùng từ này mà tra vậy - tỷ số tín hiệu trên nhiễu lượng tử hóa [SQNR – Signal to Quantizing Noise Ratio] - Tham số này Nói đơn giản là tỉ số giưa sai số khi ta làm tròn tiền ly cà phê khi không có tiền thối Nói như vậy để các bác thấy rằng vấn đề bác thanhquan911 đưa ra là một vấn đề thực sự nghiêm túc và đã được toán học xử lý khá thấu đáo mà xử lý ảnh số là một ví dụ đơn giản. Vâng quay lại vấn đề dpi đây chính là vấn đề về rời rạc hóa tín hiệu định lý Nyquist. Một cái anh được rời rạc hóa như thế nào thì coi là không mất thông tin? Khoảng Nyquit trong ảnh số là bao nhiêu? Cái này hồi anh em ta học về quang học cuối cấp III hay phổ thông trung học có một tham số là : mắt người phân biệt được góc nhỏ nhất là 1/3000 radian - Em nghe đâu đây là các cụ học giả nhà ta lấy tham số của người Pháp cũ còn mắt của người Việt nam chưa thấy có thống kê về vấn đề này. Vâng nhưng các chủng tộc khác nhau nhưng cùng là con người cả nên phân biệt góc chắc cũng như nhau. Cũng cân nói thêm là khảo sát trên là với điểm sáng tiêu cực [nhu trên giấy ảnh] ánh sáng phản xạ còn với các nguồn sáng tích cực[màn hình, LCD....] mắt ta phân biệt kém đi hơn lấn [cái này em chưa tìm được tài liệu có tính khoa học thuyết phục] khoảng 1/1000 Radian Với tham số 1/3000 radian ta bắt đầu tính một chút: Thông thường khi ta xem ảnh và mắt thông thường có khả năng làm việc tốt ở khoảng cách gần nhất là 10 inch [hơn 25 cm]. Bác nào dí gần hờn là có triệu chứng bị cận. Do vậy hai điểm mà ta có thể phân biệt được ở khoan cách 10 inch là 1/300 inch hay nói cách khác là để ảnh số có thể đánh lừa mắt như ảnh thật ta phải in ảnh với mật độ điểm rời rạc 300 điểm trên một inch hay nói ngắn gọn bằng tiếng anh là 300 dpi cho những bác nhìn ảnh gần nhất là 10 inch.

Chủ Đề