Tòa án nhân dân cấp cao là gì năm 2024

Vậy TAND cấp cao có chức năng nhiệm vụ gì và sẽ hoạt động như thế nào, PLO xin giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc.

Hiến pháp năm 2013 khẳng định Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án khác do luật định là những cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, tức có chức năng xét xử các vụ án, giải quyết các việc có tranh chấp theo thẩm quyền quy định.

Khác với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 có quy định mới về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân. Khoản 2 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định khái quát theo nguyên tắc mở về hệ thống Tòa án nhân dân. Theo đó ngoài Tòa án nhân dân tối cao, Hiến pháp không liệt kê cụ thể các Tòa án khác, mà giao cho luật định. Điều này bảo đảm tính khái quát, ổn định lâu dài của Hiến pháp và tính linh hoạt của luật phù hợp nhu cầu phát triển của đất nước trong từng thời khác nhau.

Cụ thể hoá Hiến pháp, Điều 3, Luật tổ chức Toà án nhân dân [TCTAND] năm 2014 [có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2015 và thay thế cho Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002] quy định, Toà án nhân dân ở nước ta sẽ gồm bốn cấp: Tòa án nhân dân tối cao; các Tòa án nhân dân cấp cao; các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; các Toà án quân sự. Thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ của TAND cấp huyện và cấp tỉnh thì vẫn giữ như hiện nay.

Các phòng xử án của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM hiện vẫn nằm chung trụ sở sở với TAND TP.HCM tại số 131, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, TP.HCM [ảnh: T.TÙNG]

Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Toà án thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị bằng Hội đồng 3 Thẩm phán hoặc Hội đồng toàn thể Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao. Như vậy TAND Cấp cao sẽ làm phần lớn nhiệm vụ của TAND tối cao hiện nay.

Câu hỏi nữa đặt ra là vậy TAND Tối cao theo mô hình mới sẽ như thế nào? Theo Luật TCTAND, Tòa án nhân dân tối cao không thực hiện nhiệm vụ xét xử phúc thẩm mà chỉ thực hiện nhiệm vụ giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác. Tòa này xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 5 Thẩm phán hoặc Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tòa này sẽ có nhiệm vụ tổng kết thực tiễn xét xử; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; quản lý các Toà án về tổ chức; xây dựng pháp luật theo sự phân công của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. Tòa còn có nhiệm vụ đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác của Tòa án.

Khoản 4 Điều 22 của Luật TCTAND quy định: “Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị”. Quy định này nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 1 Điều 104 của Hiến pháp: “Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Điểm c khoản 2 Điều 22 của Luật quy định, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ “Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”.

Hiện nay Việt Nam có bao nhiêu Tòa án nhân dân cấp cao? Cơ cấu tổ chức và bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao được quy định ra sao? Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Tòa án này? câu hỏi của anh N.K.M [Hà Nội].

Mục lục bài viết

  • Danh sách các Tòa án nhân dân cấp cao của Việt Nam?
  • Tòa án nhân dân cấp cao có cơ cấu tổ chức như thế nào?
  • Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao gồm những đơn vị nào?
  • Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Tòa án nhân dân cấp cao?

Danh sách các Tòa án nhân dân cấp cao của Việt Nam?

Tòa án nhân dân nói chung và Tòa án nhân dân cấp cao nói riêng là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án nhân dân cấp cao được thêm vào hệ thống Tòa án nhân dân Việt Nam kể từ 01/06/2015.

Danh sách 03 Tòa án nhân dân cấp cao của Việt Nam? [Hình từ Internet]

Cụ thể, hiện nay Việt Nam có tất cả 03 Tòa án nhân dân cấp cao đặt tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Dưới đây là một số thông tin về các Tòa án nhân dân cấp cao:

Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội:

Tòa nhân dân cấp cao tại Hà Nội thành lập trên cơ sở Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội vào ngày 28/5/2015 [theo Nghị quyết 957/NQ-UBTVQH13 năm 2015].

Tòa án cấp cao tại Hà Nội có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Vĩnh phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Tòa án nhân dân cấp cao tại Hồ Chí Minh:

Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh thành lập trên cơ sở Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội vào ngày 28/5/2015 [theo Nghị quyết 957/NQ-UBTVQH13 năm 2015].

Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam của Việt Nam từ Ninh Thuận trở vào gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Đắk Nông, Lâm Đồng, Hậu Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang và Kiên Giang.

Tòa nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh thành lập trên cơ sở Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tòa án nhân dân cấp cao chính thức hoạt động từ ngày 1 tháng 6 năm 2015.

Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng:

Tương tự như hai Tòa án cấp cao tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng cũng được thành lập dựa trên Nghị quyết 957/NQ-UBTVQH13 năm 2015 ban hành vào ngày 28/05/2015.

Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng là một trong các tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam. Tòa án này có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 12 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam gồm Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk.

Về nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao được quy định tại Điều 29 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, cụ thể như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao

1. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

2. Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

Tòa án nhân dân cấp cao có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao được quy định tại Điều 30 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, cụ thể như sau:

Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao

1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao gồm:

  1. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao;
  1. Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.

Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

  1. Bộ máy giúp việc.

2. Tòa án nhân dân cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

Theo đó, Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao gồm:

- Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao;

- Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.

Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

- Bộ máy giúp việc.

Cũng theo quy định này thì Tòa án nhân dân cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao gồm những đơn vị nào?

Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao được quy định tại Điều 34 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, cụ thể như sau:

Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao

1. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao gồm có Văn phòng và các đơn vị khác.

2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các đơn vị khác thuộc bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao.

Theo đó, bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao gồm có Văn phòng và các đơn vị khác.

Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Tòa án nhân dân cấp cao?

Thẩm quyền thành lập Tòa án nhân dân cấp cao được quy định tại Điều 4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:

Thẩm quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án quân sự

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân cấp cao và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án quân sự khu vực, Tòa án quân sự quân khu và tương đương và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của mỗi Tòa án theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Chiếu theo quy định này thì Thẩm quyền thành lập Tòa án nhân cấp cao và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao thuộc về Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.

Chủ Đề