Tmc trong y học là gì năm 2024

Xác định tình trạng thể tích dịch ở bệnh nhân sốc đôi khi khá khó khăn. Bên cạnh việc đo áp lực tĩnh mạch trung tâm [CVP] bằng phương pháp xâm nhập, thời gian gần đây y học hướng tới sử dụng phương pháp ít xâm lấn hơn như siêu âm tĩnh mạch chủ dưới.

Việc sử dụng siêu âm đo đường kính tĩnh mạch chủ dưới [IVC] để đánh giá tình trạng thể tích tuần hoàn ngày càng trở nên phổ biến, kỹ thuật được thực hiện tại giường thuận tiện, giúp các nhà lâm sàng thuận tiện hơn trong định hướng điều trị và theo dõi quá trình can thiệp bồi phụ dịch.

Tĩnh mạch chủ dưới có cấu trúc thành mỏng, không vale, đàn hồi, thay đổi khẩu kính theo tình trạng dịch và nhịp thở. Ở thì hít vào, áp lực âm trong lồng ngực làm tăng lưu lượng máu về tim, khi đó IVC xẹp lại. Ở thì thở ra, lượng máu về tim giảm, IVC trở lại khẩu kính ban đầu.

Các chỉ định của siêu âm tĩnh mạch chủ dưới

- Xác định tình trạng thể tích dịch

- Xác định áp lực tĩnh mạch trung tâm gần đúng [CVP]

- Xác định khả năng đáp ứng của liệu pháp truyền dịch trong xử trí sốc

- Xác định nguyên nhân có thể gây ra sốc…

Phương pháp thực hiện

Tư thế bệnh nhân nằm ngửa: Sử dụng đầu dò convex hoặc sector tần số 3-5MHz trên mặt cắt dọc. Đo tại điểm cách vị trí IVC cắm vào tâm nhĩ phải 2cm. Đo khẩu kính tĩnh mạch chủ dưới ở thì hít vào [IVCi] và thở ra [IVCe], từ đó tính được Chỉ số xẹp TMCD [IVC-CI] theo công thức:

Công thức tính Chỉ số xẹp tĩnh mạch chủ dưới

Có thể vận dụng siêu âm M-mode để bộc lộ sự thay đổi khẩu kính IVC theo chu trình hô hấp. Đặt cửa sổ M-mode vào vị trí cần đo sao cho chùm tia siêu âm vuông góc với phương của mạch máu, chúng ta thuận lợi đo được đường kính lớn nhất và nhỏ nhất của IVC theo thời gian.

Đo khẩu kính IVC theo B-mode và M-mode

Bảng dưới đây cho thấy mối quan hệ giữa đường kính IVC, biến thiên hô hấp và khoảng CVP gần đúng.

Đường kính IVC bình thường từ 1.5cm đến 2.5cm, giảm dưới 1.5cm gợi ý một tình trạng suy giảm thể tích dịch nội mạch và lớn hơn 2.5cm gợi ý một tình trạng quá tải dịch. Chỉ số xẹp của IVC bình thường lớn hơn 50% tương ứng với áp lực tĩnh mạch trung tâm nhỏ hơn 10cm H2O, IVC-CI dưới 50% gợi ý một tình trạng quá tải dịch.

Một số lưu ý khi thực hiện

- Khí của ống tiêu hóa có thể cản trở việc đánh giá IVC trên mặt cắt dọc giữa, có thể khắc phục bằng cách ấn nhẹ đầu dò để đuổi khí, chú ý không ấn quá mạnh vì sẽ làm xẹp mạch, ảnh hưởng đến kết quả đo, có thể cân nhắc sử dụng mặt cắt từ đường nách trước, lấy gan làm cửa sổ.

- TMCD giãn tròn, không hoặc ít thay đổi khẩu kính theo nhịp thở cần được loại trừ nguyên nhân suy tim phải ứ dịch ngoại biên, hoặc tràn dịch màng ngoài tim, tràn khí màng phổi, thuyên tắc phổi…

- Đối với bệnh nhân thở máy, áp lực dương trong lồng ngực ảnh hưởng một phần lên khẩu kính của IVC và chỉ số xẹp, chúng ta kết hợp đo Chỉ số căng phồng TMCD [IVC-DI].

- IVC-DI lớn hơn 18% ở bệnh nhân thở máy gợi ý bệnh nhân đã đáp ứng bù đủ dịch.

Siêu âm đo đường kính tĩnh mạch chủ dưới [IVC] và tính Chỉ số xẹp TMCD để đánh giá tình trạng thể tích tuần hoàn là phương pháp không xâm lấn, dễ thực hiện, ngày càng trở nên phổ biến, giúp các nhà lâm sàng thuận tiện hơn trong định hướng điều trị và theo dõi quá trình can thiệp bồi phụ dịch.

Tĩnh mạch chủ trên là một trong những tĩnh mạch chính trong cơ thể có nhiệm vụ mang máu từ đầu, cổ, ngực trên và cánh tay về đến tim. Hội chứng tĩnh mạch chủ trên hay còn gọi là hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên [tên tiếng Anh là Superior Vena Cava Syndrome - SVCS] xảy ra khi có khối u ung thư hoặc cục máu đông làm hạn chế lưu lượng máu chảy trong tĩnh mạch này.

Hội chứng tĩnh mạch chủ trên xảy ra phổ biến ở những người mắc ung thư phổi, ung thư hệ thống hạch [Non hodgkin Lymphoma] hoặc ung thư di căn đến ngực. Ung thư có thể gây ra hội chứng tĩnh mạch chủ trên theo nhiều cách:

  • Khối u ở ngực có thể chèn vào tĩnh mạch chủ trên.
  • Khối u có thể phát triển bên trong tĩnh mạch chủ trên gây tắc nghẽn trong lòng mạch.
  • Ung thư có thể lan đến các hạch bạch huyết bao quanh tĩnh mạch chủ trên. Sau đó, các hạch bạch huyết có thể phì đại và chèn lên tĩnh mạch.
  • Ung thư, máy tạo nhịp tim hoặc ống thông tĩnh mạch [intravenous catheter] có thể tạo ra cục máu đông.

Khối u ở ngực có thể là nguyên nhân gây hội chứng tĩnh mạch chủ trên

2. Triệu chứng hội chứng tĩnh mạch chủ trên

Hội chứng tĩnh mạch chủ trên là một nhóm các triệu chứng có tốc độ phát triển chậm. Các triệu chứng gây ra các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp và đây là trường hợp cấp cứu khẩn cấp. Tuy nhiên, khi được điều trị kịp thời thì phần lớn người bệnh đều đáp ứng tốt và tránh được các biến chứng nghiêm trọng.

Gọi cho bác sĩ hoặc đến cơ sở Y tế ngay lập tức nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ triệu chứng được mô tả dưới đây:

  • Sưng ở mặt, cổ, thân trên và cánh tay
  • Khó thở
  • Ho

Các triệu chứng hiếm gặp của hội chứng tĩnh mạch chủ trên bao gồm:

  • Khàn giọng
  • Đau ngực
  • Khó nuốt
  • Ho ra máu
  • Sưng tĩnh mạch ở ngực và cổ
  • Thở nhanh
  • Da xanh xao do thiếu oxy
  • Liệt dây thanh âm [Vocal cord paralysis]
  • Hội chứng Horner, bao gồm đồng tử co lại, mí mắt chảy xệ và không đổ mồ hôi ở một bên mặt.

Hội chứng tĩnh mạch chủ trên có thể tiến triển nhanh chóng và chặn hoàn toàn đường thở, nên người bệnh thở máy cho đến khi tắc nghẽn mạch máu được điều trị. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp thì tình trạng tắc nghẽn phát triển chậm.

Khó thở là một trong các triệu chứng hội chứng tĩnh mạch chủ trên

3. Chẩn đoán hội chứng tĩnh mạch chủ trên

Ngoài việc hỏi bệnh, khám thực thể các triệu chứng và các bệnh có liên quan khác, các kỹ thuật thường được chỉ định để giúp bác sĩ chẩn đoán hội chứng tĩnh mạch chủ trên:

  • X-quang ngực;
  • Chụp cắt lớp vi tính [CT]
  • Chụp cộng hưởng từ [MRI];
  • Chụp tĩnh mạch [Venography];
  • Siêu âm.

4. Điều trị và xử trí hội chứng tĩnh mạch chủ trên

Trong hầu hết các trường hợp hội chứng tĩnh mạch chủ trên, điều trị nhằm mục đích giảm triệu chứng và thu nhỏ các khối u gây ra tắc nghẽn. Đôi khi, người mắc hội chứng tĩnh mạch chủ trên có thể chưa cần điều trị ngay lập tức do có các triệu chứng nhẹ, khí quản chưa bị chặn và máu trong lòng tĩnh mạch chủ trên vẫn chảy tốt.

Vì phần lớn các trường hợp xảy ra do ung thư, do đó phác đồ điều trị sẽ phụ thuộc vào loại ung thư, phương pháp điều trị gồm hóa trị và xạ trị. Các phương pháp điều trị ngắn hạn khác có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng tĩnh mạch chủ trên, bao gồm:

  • Ngẩng cao đầu.
  • Sử dụng thuốc corticosteroid để làm giảm sưng.
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể bằng cách tăng số lần đi tiểu.
  • Sử dụng thuốc làm tan cục máu đông [thrombolysis] .
  • Đặt stent vào khu vực bị chặn của tĩnh mạch để máu có thể đi qua.
  • Thực hiện phẫu thuật bắc cầu.

Bác sĩ Nguyễn Văn Dương đã có nhiều năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý nội khoa tim mạch và can thiệp tim mạch; Thực hiện các thăm dò chức năng không xâm lấn khác trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch. Hiện là bác sĩ điều trị tại trung tâm tim mạch, bệnh viện Vinmec Central Park từ tháng 08/2017

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Cancer.net

XEM THÊM:

  • Những việc cần làm khi khám giãn tĩnh mạch thừng tinh
  • Nổi đường màu xanh ở tay, ngực, chân là bệnh gì?
  • Các vấn đề động mạch và tĩnh mạch cần lưu ý

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Chủ Đề