Tình yêu vợ chồng có những đặc tính nào

Đơn hôn là Hôn nhân giữa chỉ một người nam và một người nữ. Hôn nhân Công giáo là duy nhất, trung tín, không chia sẻ. Người nam không thể là chồng của người nữ nào ngoài vợ mình; và người nữ cũng không thể là vợ của người nam nào ngoài chồng mình. Dùng kiểu nói xưa, thì gọi là “Nhất phu nhất phụ”. Đặc tính Đơn hôn loại trừ mọi hình thức đa thê.

2. Bất khả phân ly :

Bất khả phân ly là Hôn nhân ràng buộc hai người cho đến chết. Khi người nam và người nữ đã kết hôn thành sự và hợp pháp, họ phải chung thủy với nhau trọn đời [MV 20]. Không ai có thể tháo cởi dây Hôn nhân đó, dù hai vợ chồng đồng tình, dù quyền lực tôn giáo hay dân sự. Đặc tính vĩnh viễn này loại trừ sự ly dị.

II. NỀN TẢNG CỦA HAI ĐẶC TÍNH HÔN NHÂN.

Hai đặc tính “Đơn hôn” và “Bất khả phân ly” phát xuất từ ý định của Thiên Chúa và từ mục đích của Hôn nhân.

1. Từ ý định của Thiên Chúa.

  1. Chúa Kitô đã nhắc lại ý định của Thiên Chúa : “Các ông lại không đọc : Từ khởi nguyên, Thiên Chúa đã dựng nên người nam và người nữ sao ? và Người phán : Bởi thế, đàn ông sẽ bỏ cha mẹ mình và khăng khít với vợ, và cả hai sẽ nên một thân xác. Cho nên họ không còn là hai mà là một thân xác” [Mt 19, 3-5] : Chúa nói về tính đơn hôn.
  1. Chúa Kitô cũng trả lời các Biệt phái rằng : “Tại các ông chai đá cứng lòng, nên ông Môsê cho phép bỏ vợ. Chứ từ đầu, không có như vậy” [Mt 19,8] : Chúa nói về tính bất khả phân ly của Hôn nhân.

2. Từ mục đích của Hôn nhân.

Hôn nhân tự nhiên đòi buộc phải đơn hôn và vĩnh viễn để đạt mục đích trọn đời yêu thương nhau, sinh sản và giáo dục con cái.

  1. Đôi bạn chung sống là để giúp đỡ lẫn nhau. Sự giúp đỡ này chỉ đạt hiệu quả cao nhất khi họ chung thủy với nhau. Còn nếu như họ chia sẻ tình cảm với người khác, hoặc chỉ có ý giúp đỡ nhau một thời gian, thì sự giúp đỡ ấy không thể tận tình và hữu hiệu được.
  1. Sinh sản con cái là do việc kết hợp yêu đương thân mật vợ chồng. Nếu vợ chồng bất tín, thì nguồn gốc đứa con sẽ bị nghi ngờ. Lúc ấy, làm sao họ có thể “yên tâm” săn sóc giáo dục đứa con mà họ nghi ngờ không phải con của mình được ?
  1. Tuy nhiên, nếu chỉ lập luận trên bình diện tự nhiên của loài người có lý trí suy xét, có tự do định đoạt, thì khó trưng ra những luận cứ tuyệt đối chắc chắn để bảo vệ tính “vĩnh viễn” của Hôn nhân được :
  1. Không thể dựa vào “ích lợi của con cái” để quả quyết Hôn nhân là bất khả phân ly; vì như thế, những đôi bạn không có con, có thể bỏ nhau mà không vi phạm luật.
  1. Cũng không thể vịn vào câu nói “Tình yêu chân thật phải chung thủy” để buộc vợ chồng luôn gây gỗ phải sống với nhau trọn đời ; vì sống “khổ” như thế mãi là trái với mục đích Hôn nhân [tức là tạo hạnh phúc cho nhau].

Do đó, phải tìm ra một luận cứ vững chắc hơn vốn là nền tảng cho hai đặc tính của Hôn nhân. Luận cứ đó là PHẨM GIÁ của HÔN NHÂN CÔNG GIÁO.

Hôn nhân Công giáo được thiết lập mô phỏng tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội thánh, một tình yêu không chia sẻ và bền vững muôn đời. Chính sự mô phỏng này ban cho Hôn nhân Công giáo phẩm giá cao qúy nhất : Tình yêu vợ chồng sánh ví tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội thánh. “Bí tích này [Hôn phối] quả thật cao quí. Đây tôi nói về Chúa Kitô và Hội thánh”[Ep 5, 32].

Vậy Hôn nhân Công giáo phải là đơn hôn và vĩnh viễn dựa vào phẩm giá ấy. [Xem lại mẫu mực tình yêu Hôn nhân Công giáo, bài 01].

BÀI HỌC

06. H. Hôn nhân Công giáo có mấy đặc tính ?

  1. Hôn nhân Công giáo có hai đặc tính :

- Đơn hôn [một vợ một chồng]

- Bất khả phân ly [không được ly hôn].

07. H. Nền tảng của hai đặc tính ấy là gì ?

  1. Nền tảng của hai đặc tính này là ý định của Thiên Chúa về Hôn nhân.

08.H. Chúa dạy gì về Hôn nhân ?

  1. Chúa dạy rằng :“Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hóa đã làm ra con người có nam có nữ” và Người đã phán :“Vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly”[Mt 19, 4-6].

Kính chào quý thính giả, cảm tạ Chúa tiết mục Câu Chuyện Gia Đình của Phát Thanh Tin Lành lại được đến với quý vị hôm nay. Trong các tuần qua, chúng tôi nói về “Chương Trình của Đức Chúa Trời cho Hôn Nhân.” Vì muốn đời sống chúng ta được đầy đủ, trọn vẹn và hạnh phúc nên Thiên Chúa thiết lập hôn nhân, với mục đích để con người không phải sống cô đơn nhưng có đôi bạn, có người chia xẻ vui buồn và chăm sóc lẫn nhau trong hành trình trên đời tạm này. Cảm tạ Chúa, Ngài không chỉ thiết lập hôn nhân nhưng cũng truyền ban cho chúng ta những nguyên tắc sống để nếu áp dụng những nguyên tắc đó, vợ chồng chúng ta sẽ thật sự được hưởng hồng ân Chúa ban.

Chúng ta biết căn bản hay nền tảng cho một hôn nhân hạnh phúc là tình yêu nhưng là tình yêu gì? Tình yêu nào? Tình yêu nam nữ là điều được nói đến rất nhiều trong tiểu thuyết, âm nhạc và thơ văn, nhưng tình yêu lãng mạn này không thể là nền tảng cho hôn nhân, vì đó là tình yêu có điều kiện, hay thay đổi và dễ phai nhạt chứ không vững bền. Để hôn nhân được vững bền và hạnh phúc, vợ chồng chúng ta cần sống với nhau bằng tình yêu Chúa dạy, là tình yêu vô điều kiện, tình yêu vị tha, không ích kỷ và không bao giờ phai tàn.

Chúng ta thường nghe câu: “Làm sao định nghĩa được tình yêu?” Nhưng Kinh Thánh định nghĩa tình yêu như sau: “Tình yêu thương hay nhịn nhục, tình yêu thương hay nhân từ, tình yêu thương không ganh tị, không khoe khoang, không kiêu ngạo, không cư xử trái lẽ, không kiếm tư lợi, không nhạy giận, không nuôi dưỡng điều dữ, không vui về điều bất công nhưng vui trong sự thật. Tình yêu thương dung thứ mọi sự, tin mọi sự, hy vọng mọi sự, chịu đựng mọi sự. Tình yêu thương không bao giờ suy tàn” [I Cô-rinh-tô 13:4-8a, BHĐ]. Nhìn lại đặc điểm của tình yêu mà Kinh Thánh mô tả, chúng ta thấy có tất cả 15 đặc điểm. Người có tình yêu thật, người thật lòng yêu thương sẽ nhịn nhục, nhân từ, không ganh tị, không khoe khoang, không kiêu ngạo, không cư xử trái lẽ, không kiếm tư lợi, không nhạy giận, không nuôi dưỡng điều dữ, không vui về điều bất công, dung thứ mọi sự, tin mọi sự, hy vọng mọi sự, chịu đựng mọi sự và tình yêu đó không bao giờ suy tàn. Thưa quý vị, định nghĩa tình yêu của Kinh Thánh là định nghĩa đẹp nhất và đầy đủ nhất. Hơn nữa, những đặc điểm này không hướng về người ban tình yêu, cũng không vì phúc lợi của người ban tình yêu nhưng hướng về người được yêu, để đem phúc lợi đến cho người mà ta yêu.

Trước hết, chúng ta nhìn vào hai đặc điểm đầu tiên của tình yêu Kinh Thánh mô tả, đó là nhịn nhục và nhân từ, hay kiên nhẫn và nhân từ. Nếu yêu vợ hay chồng bằng tình yêu thật, chúng ta sẽ kiên nhẫn và nhân từ trong cách đối xử với người đó, có nghĩa là chúng ta không đòi hỏi vợ hay chồng phải làm theo điều ta muốn, phải chiều ý chúng ta trong mọi việc. Chúng ta không đòi hỏi điều này điều nọ nhưng kiên nhẫn, sẵn sàng chiều ý người bạn đời. Khi vợ chồng có nan đề, chúng ta sẽ không vội vàng lên án, đổ lỗi hay tức giận, trái lại sẵn sàng lắng nghe, nghe để hiểu và thông cảm. Người có lòng nhịn nhục và nhân từ không phản ứng mạnh khi gia đình có sự việc không hay xảy ra, nhưng sẽ chậm giận và luôn có cái nhìn tích cực vào vấn đề. Nói như thế có nghĩa là chúng ta không bực bội phiền giận khi vợ chồng có nan đề, cũng không đổ lỗi cho nhau nhưng xem nhẹ nan đề và lạc quan tin rằng Chúa muốn vợ chồng mình trưởng thành nên cho phép việc đó xảy ra, và khi nan đề được giải quyết, vợ chồng sẽ hiểu nhau, thông cảm nhau và càng yêu nhau hơn.

Ngoài ra, nhìn lại những đặc tính của tình yêu theo Lời Chúa dạy, chúng ta thấy những đặc tính này không nhấn mạnh đến cảm xúc hay mô tả về cảm xúc nhưng nói đến thái độ và hành động, là điều chúng ta làm chủ và có thể kiểm soát được. Nói như thế có nghĩa là chúng ta không thể nói: “Tôi không thể yêu vợ hay chồng tôi nữa vì tôi không còn cảm xúc gì đối với người đó.” Không, dù khi chúng ta cảm thấy như giữa hai người không còn tình yêu, chúng ta vẫn có thể cư xử yêu thương với nhau. Tình yêu theo Lời Chúa dạy là tình yêu của lý trí, không phải của con tim, nên chúng ta có thể làm chủ tình yêu đó. Dù vợ hay chồng có tính tình như thế nào, chúng ta cũng vẫn có thể yêu và vẫn cư xử với lòng kiên nhẫn và nhân từ.

Có những vợ chồng quyết định chia tay nhau vì nói rằng mình không còn yêu nhau nữa, tình yêu của hai người đã chết. Có người chồng kia tuyên bố: “Vợ chồng tôi không còn tình yêu cho nhau nên nếu tiếp tục chung sống chỉ gieo đau khổ cho nhau, vì vậy, để không ai phải khổ, chúng tôi quyết định ly dị.” Thật ra chúng ta không thể nói như vậy, vì tình yêu vợ chồng không thể chỉ dựa vào cảm xúc. Chúa Giê-xu ban cho chúng ta mạng lệnh sau: “Ta ban cho các con một điều răn mới, ấy là các con phải yêu thương nhau. Như ta đã yêu thương các con thể nào thì các con cũng hãy yêu thương nhau thể ấy” [Giăng 13:34, BHĐ]. Mạng lệnh này có hai từ ‘phải’ và ‘hãy’, hàm ý đây là điều chúng ta phải tuân hành. Chúa truyền dạy chúng ta phải yêu nhau như thế nào? “Như Chúa đã yêu chúng ta.” Và Chúa yêu chúng ta như thế nào? Kinh Thánh ghi: “Đức Chúa Trời bày tỏ lòng yêu thương của Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là tội nhân thì Chúa Cứu Thế đã chết thay cho chúng ta” [Rô-ma 5:8, BHĐ]. Khi chúng ta còn sống trong tội lỗi, không yêu Chúa, không thờ phượng Ngài, không xứng đáng với tình yêu của Ngài mà Chúa đã yêu chúng ta đến nỗi hy sinh chịu chết vì chúng ta. Vâng lời Chúa, vợ chồng chúng ta hãy yêu nhau, tiếp tục thương nhau dù người bạn đời có lúc không đáng yêu hoặc không đáp lại tình yêu của chúng ta.

Mạng lệnh Chúa truyền cho hôn nhân cũng không gì ngoài mạng lệnh yêu thương. Chúa truyền dạy: chồng phải yêu vợ như Chúa yêu Hội Thánh. Sứ đồ Phao-lô viết: “Người làm chồng phải yêu vợ mình như Chúa Cứu Thế đã yêu Hội Thánh, xả thân vì Hội Thánh” [Ê-phê-sô 5:25]. Chúa Cứu Thế yêu Hội Thánh bằng tình yêu hy sinh: Vì yêu Hội Thánh, Chúa Giê-xu đã chịu đóng đinh trên thập giá, và Chúa muốn các ông chồng cũng yêu vợ bằng tình yêu hy sinh đó. Sứ đồ Phao-lô cũng truyền dạy các ông chồng lời như sau: “Chồng phải yêu vợ như chính thân mình, ai yêu vợ mình thì yêu chính mình vậy. Vì chẳng có người nào ghét chính thân mình, nhưng nuôi nấng chăm sóc thân mình như Chúa đối với Hội Thánh” [Ê-phê-sô 5:28-29, BHĐ].

Lời Chúa không chỉ nhắc người chồng phải yêu vợ nhưng cũng nhắc nhở người vợ phải yêu chồng thương con. Sứ đồ Phao-lô viết: “Hãy khuyên các cụ bà… huấn luyện các phụ nữ trẻ biết yêu chồng, thương con, tiết độ, trong trắng, đảm đang việc nhà, hiền thục, thuận phục chồng, để đạo của Đức Chúa Trời không bị xúc phạm” [Tít 2:4]. Mạng lệnh này khuyên người vợ phải yêu chồng thương con. Nếu chúng ta thật lòng yêu vợ yêu chồng, như lời Chúa dạy, chúng ta sẽ không chỉ nói yêu thương nhưng tình yêu đó phải được bày tỏ qua hành động. Sứ đồ Giăng khuyên: “Hỡi các con bé nhỏ, chớ yêu thương bằng lời nói và miệng lưỡi, mà phải yêu thương bằng việc làm và sự chân thật.” Khi vợ chồng thật lòng yêu nhau, chúng ta sẽ bày tỏ, sẽ biểu lộ tình yêu đó trong những hành động cụ thể. Tình yêu không bày tỏ qua lời nói, hay không biểu lộ trong hành động cụ thể sẽ không có giá trị vì người được yêu không thể nhận biết và cũng không được phúc lợi gì [còn tiếp].

Hôn nhân Công Giáo có bao nhiêu đặc tính?

Hôn nhân Công giáo có 2 đặc tính. Một là đơn nhất, nghĩa là một vợ một chồng. Hai là bất khả phân ly, nghĩa là không thể ly dị, trung thành, yêu thương nhau trọn đời. "Trong đời sống hôn nhân, vợ chồng cần nhớ rằng sự liên kết với nhau không chỉ do quyết tâm của họ mà còn là kết quả của ơn Chúa.

Quan hệ giữa vợ và chồng là gì?

Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn, nhằm chung sống với nhau và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.

Đặc tính đón hơn của hôn nhân Công giáo là gì?

Đơn hôn : Hôn nhân Công giáo là duy nhất, trung tín, không chia sẻ. Người nam không thể là chồng của người nữ nào ngoài vợ mình; và người nữ cũng không thể là vợ của người nam nào ngoài chồng mình. Dùng kiểu nói xưa, thì gọi là “Nhất phu nhất phụ”.

6 tư thế chồng yêu vợ như thế nào?

Tuy nhiên, có một số tư thế ngủ chung thường được các đấng mày râu ưa thích khi yêu vợ, bao gồm:.

Ôm vợ từ đằng sau. Tư thế ngủ này cho thấy tình cảm gần gũi và thân mật của hai vợ chồng. ... .

Tư thế ngủ lãng mạn. ... .

Hai người cùng ôm nhau ngủ ... .

Tư thế ngủ quay lưng chạm mông vào nhau..

Chủ Đề