Tỉnh nào sông hồng bắt đầu chảy vào việt nam

Tháng 9 là thời điểm các xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai bước vào mùa lúa chín rộ. Đây cũng là lúc các tín đồ “xê dịch”, đam mê khám phá bắt đầu đổ về vùng đất này để săn tìm những khoảnh khắc tuyệt diệu nhất của thiên nhiên, những khung trời vàng ươm ấn tượng từ các thửa ruộng bậc thang khi bước vào mùa gặt.

Mùa vàng bao phủ trên những sườn núi cheo leo và các thung lũng trải rộng ở Y Tý, Dền Sáng, Mường Hum, Sàng Ma Sáo [Bát Xát]. [Ảnh: QUỐC HỒNG]

Không chỉ có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, huyện Bát Xát còn được biết đến là địa điểm có những thửa ruộng bậc thang đẹp của vùng Tây Bắc. Vào mùa lúa chín, từ trên cao nhìn xuống, những thửa ruộng bậc thang tại đây giống như dải lụa vàng lấp lánh xen giữa những đỉnh núi cao, hùng vĩ. Tất cả tạo nên một khung cảnh yên bình, thơ mộng đến nao lòng.

Xòe rộng như chiếc quạt vàng khổng lồ. [Ảnh: QUỐC HỒNG]

Từ lâu ruộng bậc thang đã được xem là loại hình canh tác đặc trưng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn vùng cao Bát Xát, gắn với lịch sử của mỗi dân tộc sinh sống nơi đây và là kết quả của quá trình lao động, đúc kết kinh nghiệm và sáng tạo trong việc đưa cây lúa nước lên canh tác trên đồi cao, vừa bảo đảm lương thực vừa giữ rừng, tạo nguồn sinh thủy lâu bền cho đời sống con người.

Như những nấc thang ngược lên phía trời cao. [Ảnh: QUỐC HỒNG]
Bao quanh ngôi nhà đẹp như bức tranh. [Ảnh: QUỐC HỒNG]
Mùa vàng no ấm. [Ảnh: QUỐC HỒNG]

Những thửa ruộng bậc thang Y Tý, A Lù, Ngải Thầu có từ hàng trăm năm nay và đều do những đôi bàn tay tài hoa, cần mẫn của nông dân các dân tộc thiểu số kiến tạo nên. Làm ruộng bậc thang giỏi nhất phải kể tới người Hà Nhì, rồi tới người H'Mông, người Dao… sống trên những triền núi cao Hoàng Liên hùng vĩ.

Con đường xuyên qua lớp sóng vàng ruộng bậc thang mùa lúa chín ở Ngải Thầu - Bát Xát. [Ảnh: QUỐC HỒNG]
Bay dù lượn trên thảm vàng Mường Hum. [Ảnh: QUỐC HỒNG]

Ruộng bậc thang Thề Pả ở xã Y Tý và Ngải Thầu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích quốc gia. Với diện tích 233,1ha, đây được đánh giá là một trong những khu ruộng có vị trí đẹp và tập trung, là công trình “sáng tạo vĩ đại” của người Mông và Hà Nhì nơi đây.

Huyện Bát Xát hiện có hơn 3.000ha ruộng bậc thang vừa bảo đảm lương thực, vừa là cảnh quan hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước để phát triển du lịch ở địa phương. [Ảnh: QUỐC HỒNG]

Mùa lúa chín đang về, xin mời bạn đọc cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú của ruộng bậc thang Bát Xát đã từng làm say đắm biết bao du khách tới khám phá, trải nghiệm.

Thông tin cho rằng sông Hồng bắt nguồn từ địa phận của Trung Quốc. Chủ lưu của sông Hồng bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Nguy Sơn ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Vị trí tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam tại xã A Mú Sung thuộc huyện Bát Xát của tỉnh Lào Cai, chính giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước Việt - Trung.

Sông Hồng [hay còn gọi sông Hoàng Hà] bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Nguy Sơn, Vân Nam, Trung Quốc ở độ cao 1.776 m. Chi lưu phía đông bắt nguồn từ vùng núi huyện Tường Vân. Sông chủ yếu chảy theo hướng tây bắc - đông nam, qua huyện tự trị Nguyên Giang của người Thái, Di, Cáp Nê.

Đến biên giới Việt - Trung, sông Hồng chạy dọc theo biên giới khoảng 80 km; bờ nam sông thuộc Việt Nam, bờ bắc vẫn là lãnh thổ Trung Quốc.

Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam là huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, chính giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước. Cột mốc biên giới 92 nằm ở xã Lũng Pô, huyện Bát Xát [Lào Cai] là điểm thiêng liêng đánh dấu nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Cột mốc này thuộc quản lý của đồn biên phòng Lũng Pô.

Từ thành phố Lào Cai, sông Hồng chảy qua các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình rồi đổ ra biển Đông. Theo thông tin từ Đài Phát - Truyền hình Lào Cai ngày 3/4/2022, sông Hồng bắt đầu chảy vào Việt Nam từ thôn Lũng Pô. Sông Hồng đoạn qua địa phận tỉnh Lào Cai có chiều dài 128 km.

Hệ thống sông Hồng gồm 3 nhánh sông lớn [sông Đà, sông Thao và sông Lô] hợp lưu tại Việt Trì và đổ ra biển tại cửa Ba Lạt, Trà Lý, Lạch Giang và cửa Đáy. Nước sông Hồng mang theo phù sa vào mùa lũ, giúp ruộng đồng thêm màu mỡ, bà con phát triển nông nghiệp. Sông cũng cấp nguồn nước tưới tiêu cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Sông Hồng còn là đường giao thông thuỷ quan trọng, chảy từ bắc xuống nam hướng về đồng bằng, qua các đầu mối giao thông thuỷ bộ, mang sản vật ở vùng cao về xuôi.

Về khía cạnh năng lượng, sông Hồng có tiềm năng thủy điện to lớn với nhiều công trình như thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Huổi Quảng, Tuyên Quang, Chiêm Hóa, Thác Bà. Ngoài ra, sông Hồng còn là nguồn cấp nước cho các nhà máy xử lý nước sinh hoạt, từ đó cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân.

Chủ Đề