Tình huống sư phạm mầm non và cách xử lý

Cùng bắt đầu từ ngành sư phạm nhưng môi trường trường làm việc và giảng dạy của giáo viên mầm non thường vất vả hơn hết. Sự bất ngờ, ngớ ngẩn của các tình huống vẫn luôn xảy ra mỗi ngày. Các giáo viên không ít lần lúng túng vì không biết phải ứng xử như thế nào. Sau đây là gợi ý một số cách xử lý tình huống sư phạm mầm non.

Nói “không” với mọi thứ

Vấn nạn từ chối mọi gợi ý, yêu cầu tham gia cùng tập thể đều bị bé phớt lờ. Giáo viên có gợi ý gì đi nữa bé vẫn nói “không”. Các bé tránh né với môi trường lớp học, không hòa nhập được với mọi người. Nên làm thế nào trong trường hợp này?

– Những câu hỏi có từ “không” thường có xu hướng hướng bé đến từ chối các câu trả lời. “Các con thích chơi trò chơi không?”. “Con thích hát không?”,… Giáo viên có thể thay bằng các câu hỏi có giới hạn để bé có lựa chọn tốt hơn như: “Con thích hát hay múa?”, “Con thích chơi trò chơi hay nghe kể chuyện?”,… Thay đổi cấu trúc câu hỏi sẽ là gợi ý tốt nhất cho trường hợp này.

Trẻ không tham gia hoạt động tại lớp

– Đôi lúc trẻ nói “không” do cơ thể thấy khó chịu. Giáo viên nên chú ý và cân đối hoạt động, đảm bảo trẻ không mệt khi tham gia hoạt động liên tục

Trẻ không giao tiếp cùng bạn

Trẻ em có xu hướng tham gia vui chơi và học tập cùng nhau. Một số lý do như trẻ tự ti, khó hòa nhập hoặc mâu thuẫn mà tách biệt cùng các bạn khác. Trẻ chơi một mình, không có ý định hoặc có nhưng không biết cách tham gia nên thường sẽ không thể giao tiếp cùng các bạn. 

– Trước hết, giáo viên cần tìm hiểu lý do vì sao trẻ không tham gia cùng bạn. Do sức khỏe, tự ti hay mâu thuẫn. 

– Nếu trẻ không thích các trò chơi đang diễn ra, hãy giao tiếp với trẻ, chia sẻ với trẻ nhiều hơn để hiểu được trẻ thích những gì. Từ đó, tìm hiểu và thay đổi các hoạt động trò chơi phù hợp với trẻ.

– Nếu nguyên nhân từ trẻ tự ti, hãy hỏi han trẻ nhiều hơn, động viên trẻ và khơi gợi mong muốn tham gia cùng bạn bè. Ngoài ra, có thể trao đổi với phụ huynh về vấn đề của trẻ để cùng tìm ra giải pháp tốt nhất.

Tự cô lập mình và không giao tiếp cùng bạn bè

Tranh giành đồ chơi cùng bạn

Tính cách của trẻ sẽ ảnh hưởng đến cách chọn đồ chơi. Nhưng đôi lúc sẽ có nhiều trẻ cùng thích một loại đồ chơi dẫn tới việc tranh giành. Mâu thuẫn giữa trẻ sẽ dễ hình thành nếu hướng xử lý của giáo viên không thích đáng. Một trẻ thì giành lấy đồ và chơi, trẻ còn lại thì khóc ầm lên. Giáo viên phải làm sao để cân đối?

– Để đảm bảo công bằng, hãy hỏi cả hai bé về vấn đề đang xảy ra. Hãy thật nhẹ nhàng và giải thích không nên tranh giành đồ chơi, cùng nhau chơi sẽ vui hơn. Sau đó, giáo viên có thể hướng dẫn và chơi cùng trẻ.

–  Hãy dỗ trẻ khóc bằng cách xoa đầu và gợi ý cho hai trẻ các đồ chơi khác có thể tham gia chơi cùng đồ chơi đó. Nói với trẻ về các lợi ích khi tham gia chơi cùng nhau và hướng dẫn trẻ chơi.

Lấy đồ chơi của bạn

Trẻ không thích thức ăn tại trường

Căn cứ theo mức độ dinh dưỡng, trường học sẽ phân phối dinh dưỡng theo thực đơn ăn uống. Nhưng vấn đề cần nói chính là trẻ không thích những loại thức ăn đó. Có trẻ chỉ thích ăn cơm với canh, có trẻ không thích ăn canh và cũng có những trẻ chỉ thích ăn thịt. Bữa ăn của trẻ luôn là nỗi lo của giáo viên. Làm sao để trẻ ăn ngon miệng, ăn được hết khẩu phần ăn của mình?

– Đây là vấn đề khó, không thể giải quyết trong một sớm một chiều được. Giáo viên có thể trao đổi lại với phụ huynh về vấn đề ăn uống của trẻ ở trường và ở nhà. Báo cáo lại với bếp ăn để điều chỉnh dần thực đơn của trẻ. 

– Giáo viên cũng có thể cùng trẻ và các trẻ khác nói về sở thích ăn uống, lợi ích của các món ăn. Hướng dẫn cho trẻ tham gia các trò chơi nấu ăn giúp trẻ hiểu được việc cân đối dinh dưỡng là rất quan trọng.

Nói chuyện với trẻ về các loại thức ăn

Hy vọng các gợi ý về xử lý tình huống sư phạm mầm non có thể phần nào giúp giáo viên bớt lúng túng và có thêm hướng xử lý. Ngoài ra, có tham khảo thêm quy trình xử lý tình huống sư phạm mầm non.

Chủ Đề