Tính cách của nhân vật Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp được thể hiện như thế nào trong đoạn trích

Soạn bài Uy-lít-xơ trở về trích Ô-đi-xê - sử thi Hi Lạp

1.Văn bản trên có thể chia thành mấy đoạn? Nêu nội dung của mỗi đoạn.
2.Tâm trạng của Uy-lít-xơ khi trở về gặp lại vợ mình biểu hiện như thế nào? Cách ứng xử của chàng bộc lộ phẩm chất gì?
3.Vì sao Pê-nê-lốp lại "rất đỗi phân vân"? Việc chọn cách thử "bí mật của chiếc giường" cho thấy vẻ đẹp gì về trí tuệ và tâm hồn nàng?
4.Cách kể của Hô-me-rơ qua đoan trích tạo ra hiệu quả gì? Biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng để khắc họa phẩm chất nhân vật? Biện pháp nào được sử dụng ở khổ cuối của đoạn trích [Dịu hiền … buông rời]?

Lời giải:
Tóm tắt:
Sau khi hạ được thành Tơ-roa, Uy-lít-xơ trở về quê hương. Chàng phải lênh đênh góc biển chân trời mười năm đằng đẵng mà vẫn chưa về tới quê nhà. Nữ thần Ca-líp-xô, vì yêu chàng nên cầm giữ, không được đoàn tụ với gia đình. Cảm thương số phận Uy-lít-xơ, các thần cầu xin Dớt cho Uy-lít-xơ được trở về bên gia đình. Dớt đồng ý và sai Héc-mét đến lệnh cho Ca-líp-xô phải để chàng đi. Sau đó, chàng bị bão đánh chìm bè, trôi dạt vào xứ Phê-a-ki, được công chúa Nô-xi-ca yêu và nhà vua tiếp đãi tử tế. Uy-lít-xơ kể lại cho nhà vua nghe về những chuyện li kì, mạo hiểm trên bước đường gian truân phiêu bạt của mình cùng đồng đội: chuyện thoát khỏi xứ sở những tên khổng lồ một mắt, chuyện thoát khỏi tiếng hát đầy quyến rũ của các nàng tiên cá Xi-ren nguy hiểm,… Nhà vua vô cùng cảm phục, cho thuyền đưa chàng về quê hương I-tác. Về đến nhà, chàng giả dạng người hành khất, lập mưu kế cùng cậu con trai là Tê - lê - mác giết chết bọn cầu hôn đầu xỏ, trừng phạt lũ đầy tớ phản chủ và bàn với con việc đối phó với những gia đình quyền quý có người bị chàng giết. Cũng chính vì giả dạng người hành khất, vợ chàng – Pê-nê-lốp đã không nhận ra chàng. Sau khi gia đình đoàn tụ, để trả lời sự thúc ép của bọn cầu hôn, Pê-nê-lốp thách ai giương được chiếc cung của Uy-lít-xơ và bắn một phát xuyên qua mười hai chiếc vòng rìu thì sẽ lấy người đó. Tất cả bọn cầu hôn đều thất bại, Uy-lít-xơ xin được bắn và chàng đã thắng. Nhân cơ hội đó, cha con chàng trừng trị bọn cầu hôn cùng những gia nhân phản bội.
Câu 1: Văn bản trên có thể chia thành mấy đoạn? Nêu nội dung của mỗi đoạn.
Văn bản trên có thể chia thành hai đoạn:
- Đoạn 1: [từ đầu đến "…người kém gan dạ"] Cuộc đối thoại giữa bốn nhân vật [nhũ mẫu Ơ-ri-clê, con trai Tê-lê-mác, Pê-nê-lốp, Uy-lít-xơ], Pê-nê-lốp thận trọng chưa chịu nhận chồng.
- Đoạn 2: [đoạn còn lại] Pê-nê-lốp thử thách Uy-lít-xơ về bí mật của chiếc giường. Pê-nê-lốp nhận ra chồng.
Câu 2: Tâm trạng của Uy-lít-xơ khi trở về gặp lại vợ mình biểu hiện như thế nào? Cách ứng xử của chàng bộc lộ phẩm chất gì?
+ Tâm trạng của Uy-lít-xơ khi sắp được gặp lại vợ và gia đình: chàng vừa mừng rỡ, hồi hộp nhưng cũng rất bình tĩnh. Chàng đóng vai người hành khất với bộ quàn áo rách rưới, lập mưu kế cùng cậu con trai là Tê - lê - mác giết chết bọn cầu hôn đầu xỏ, trừng phạt lũ đầy tớ phản chủ và bàn với con việc đối phó với những gia đình quyền quý có người bị chàng giết. => Điều này thể hiện sự bình tĩnh, khôn ngoan, sáng suốt của Uy-lít-xơ.
+ Khi gặp lại, ban đầu Pê-nê-lốp không chịu nhận chàng là người chồng Uy-lít-xơ, chàng vẫn mỉn cười nói với con: "Đừng làm rầy mẹ, mẹ còn muốn thử thách cha ở tại nhà này. Thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra, chắc chắn như vậy?".
Uy-lít-xơ vẫn bình tĩnh, cố gắng kiên nhẫn chờ Pê-nê-lốp nhận ra mình: “Nghe nàng nói vậy, Uy-lít-xơ cao quý và nhẫn nại mỉm cười”... => Điều này thể hiện sự nhẫn nãi, bình tĩnh của Uy-lít-xơ, đồng thời thể hiện niềm tin mãnh liệt của chàng đối với vợ.
+ Uy-lít-xơ hờn dỗi khi vợ mãi vẫn không nhận ra mình. Thế nhưng, chàng lại khóc khi nghe vợ giải thích nguyên nhân. => Điều đó chứng tỏ Uy-lít-xơ là một người rất giàu tình cảm và rất yêu vợ.
Câu 3: Vì sao Pê-nê-lốp lại "rất đỗi phân vân"? Việc chọn cách thử "bí mật của chiếc giường" cho thấy vẻ đẹp gì về trí tuệ và tâm hồn nàng?
- Pê-nê-lốp có tâm trạng "rất đỗi phân vân”. Điều này thể hiện qua cử chỉ, sự lúng túng tìm cách ứng xử: “Không biết nên đứng xa hay nên lại gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay mà hôn”. Nàng dò xét, suy nghĩ, tính toán mông lung nhưng cũng không giấu được sự bàng hoàng xúc động khôn cùng: “Ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ áo quần rách mướp”. Pê-nê-lốp băn khoăn vì nếu vị hành khất ấy là chồng nàng thực sự, thì tại sao trong lần gặp trước, chàng lại không nói ra. Hơn nữa, nếu Pê-nê-lốp vội vã mà nhận lầm thì danh dự của nàng sẽ bị tổn thương rất lớn – đây là một điều tối kỵ của người Hi Lạp.
- Pê-nê-lốp là người phụ nữ có nhiều phẩm chất cao đẹp, đặc biệt là trí tuệ sắc sảo, sự bình tĩnh tự tin và luôn thận trọng trong mọi tình huống. Khi nói chuyện, nàng cố ý nhấn vào những dấu hiệu để có thể nhận ra nhau của vợ chồng nàng. Khi Pê-nê-lốp nhấn mạnh "cha và mẹ... không ai biết hết", chính là nàng đang tạo ra một thử thách đối với Uy-lít-xơ. Câu nói ấy vừa thể hiện sự thận trọng, vừa thể hiện sự thông minh sắc sảo của Pê-nê-lốp, đồng thời cũng chứa đựng tình cảm, sự tin yêu của nàng đối với chồng.
Việc chọn cách thử “bí mật của chiếc giường” giúp giải tỏa được nhiều mối nghi ngờ. Thử thách này vừa để Pê-nê-lốp biết người đó có thực sự là Uy-lít-xơ hay không, vừa minh chứng cho lòng chung thủy của nàng. Chi tiết này cho thấy Pê-nê-lôp là con người trí tuệ, thông minh và tỉnh táo và thận trọng.
Câu 4: Cách kể của Hô-me-rơ qua đoan trích tạo ra hiệu quả gì? Biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng để khắc họa phẩm chất nhân vật? Biện pháp nào được sử dụng ở khổ cuối của đoạn trích[Dịu hiền … buông rời]?
+ Cách kể của Hô-me-rơ qua đoạn này thể hiện đặc trưng của phong cách kể chuyện sử thi. Cách chi tiết trong truyện được kể một cách chậm rãi, vừa tỉ mỉ, ngôn ngữ trang trọng. Ở đoạn trích này Pê-nê-lốp nghi ngờ, không tin Uy-lít-xơ là người chồng xa cách của mình. Do đó, cách kể chuyện tạo ra những đoạn đối thoại mang hình thức thăm dò của Hô-me-rơ qua đoạn trích tạo hiệu quả bất ngờ và xúc động, làm nổi bật phẩm chất của Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ.
+ Để khắc họa phẩm chất nhân vật, tác giả sử dụng cách gọi nhân vật bằng cụm danh – tính từ phổ biến trong sử thi Hi Lạp như: Pê-nê-lốp thận trọng, nhũ mẫu Ơ-ri-clê hiền thảo, Uy-lít-xơ cao quý và nhẫn nại…. để nhấn mạnh những phẩm chất nổi bật của nhân vật, đồng thời tạo cho đoạn trích phong cách riêng của sử thi, hấp dẫn, đặc sắc.
+ Biện pháp nghệ thuật được Hô-me-rơ sử dụng ở khố cuối đoạn trích ["Dịu hiền" … "buông rời"] là:
- Biện pháp so sánh: : Tâm trạng của Pê-nê-lôp khi gặp lại chồng được so sánh với người đi biển bị đắm tàu, trong cơn tuyệt vọng bỗng nhận ra đất liền. Điều này nói lên tâm trạng khao khát đến tuyệt vọng, nhưng cũng mừng vui khôn xiết của nàng Pê-nê-lôp khi gặp lại người chồng yêu dấu sau hai mươi năm vì chiến tranh và lưu lạc.
Điều đáng chú ý khi dùng biện pháp so sánh ở đoạn cuối: biện pháp so sánh có đuôi dài, nghĩa là vế so sánh được nói trước, dài hơn với hình ảnh cụ thể, sinh động. Nó như cái đòn bẩy nghệ thuật nhằm tôn lên sự việc được so sánh, tạo hiệu quả đặc biệt cho câu văn.
- Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các biện pháp nghệ thuật là: tạo tương phản, tạo kịch tính, gây bất ngờ...
GHI NHỚ:
Qua cảnh vợ chồng đoàn tụ sau hai mươi năm xa cách, với nghệ thuật kể chuyện và chọn lọc chi tiết đặc sắc, Hô-me-rơ đã khắc họa vẻ đẹp trí tuệ và tâm hồn của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp.
Giải các bài tập Tuần 5 SGK Ngữ văn 10 Uy-lít-xơ trở về [ trích Ô-đi-xê - sử thi Hi Lạp]
Bài trước Bài sau

Trả lời câu hỏi cuối bài Uylitxơ trở về

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [41.94 KB, 3 trang ]

Soạn bài Uy-lit-xơ trở về
Gợi ý tìm hiểu bài
Câu 1. Văn bản trên có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung của mỗi đoạn.
- Văn bản trên đây có thể chia làm 2 đoạn:
a. Đoạn 1: từ đầu đến "kém gan dạ": Nội dung gắn với các đối thoại của các nhân vật: Pê-nê-lốp có ba đối thoại,
trong đó hai cuộc đối thoại hướng tới nhũ mẫu Ơ-ri-clê, một đối thoại hướng về con trai Tê-lê-mác; Uy-lít-xơ chỉ
có một đối thoại, song lại là đối thoại hai chiều; Tê-lê-mác có hai đối thoại.
Các đối thoại ở đây đều mang sắc thái tình cảm riêng:
- Pê-nê-lốp hướng về nhũ mẫu cho thấy sự thanh thản cua nhân vật, thanh thản vì từ nay bọn cầu hôn sẽ không
dám đến nữa, gia đình sẽ bình yên. Pê-nê-lốp xuống nhà để cảm ơn người đã giết bọn cầu hôn, nhưng khi xuống
nhà tâm trạng Pê-lê-lốp đã khác, người giết bọn cầu hôn mà nhũ mẫu thông báo là "chồng", không phải là ai
khác nhà chính là ông hành khất đã kể những chuyện về chồng bà cho bà trong trước ngày đó. Từ đó dẫn đến
những phân vân trong tâm trạng Pê-nê-lốp.
- Đối thoại của Uy-lít-xơ hướng về con trai song thật thực chất là để nói cho Pê-nê-lốp. Đây là kiểu đối thoại am
chỉ, Uy-lít-xơ tin là nàng chưa chịu nhận mình là chồng bởi lẽ anh ta còn mang dáng vẻ hành khất. Chàng vừa
quan tâm tới việc vợ mình có nhận ra mình không, vừa quan tâm hành vi mà hai cha con đã làm trước đó. Uy-lít-
xơ đang lo đối phó với gia đình bọn cầu hôn.
- Đối thoại của Tê-lê-mác hướng tới người cha, khẳng định khả năng và quyết tâm bảo vệ bình yên của gia đình.
Còn đối thoại hướng về người mẹ là hờn dỗi, trách móc.
b. Đoạn 2: Phần còn lại, phần này có bốn đối thoại chia đều cho Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp.
Thể hiện cuộc "đấu trí" giữa hai vợ chồng, sự nhảy cảm, sâu sắc, trí thông minh tuyệt vời của hai con người. Để
cuối cùng họ đã nhân ra nhau trong niềm hạnh phúc tột cùng.
2. Tâm trạng của Uy-lít-xơ khi trở về gặp lại vợ mình biểu hiện như thế nào? Cách ứng xử của chàng
bộc lộ phẩm chất gì?
a. Sau khi đánh đuổi bọn cầu hôn, với bộ áo quần hành khất chàng vẫn kiên nhẫn đợi chờ tình cảm của Pê-nê-lốp
vì chàng hi vọng vào sự tác động của những cuộc đối thoại [của nhũ mẫu và con trai với vợ] và quan trọng hơn là
thể hiện một phong thái cao quý và nhẫn nại, một phẩm chất quan trọng của người anh hùng này.
b. Từ kiên nhẫn đợi chờ chàng đi tới tâm trạng giận dỗi, lo âu. Dù chàng đã tắm rửa xong thay bộ quần áo mới,
trông đẹp như một vị thần, nhưng Pê-nê-lốp vẫn không nhận chồng. Nàng Pê-nê-lốp yêu cầu nhũ mẫu mang
chiếc giường kiên cố do chính tay chàng tạo ra thì tâm trạng giận dỗi chuyển sang trạng thái âu lo bởi vì dời
giường đi là một vấn đề hoàn toàn khác, có nghĩa là Pê-nê-lốp không còn thủy chung và cũng có nghĩa là chàng


đã mất tất cả. Trong hoàn cảnh đó đòi hỏi của chàng mang tính cấp bách và hợp lí.
Cuối cùng là tâm trạng cảm thông trân trọng của Uy-lít-xơ. Khi nghe chàng nói được bí mật về chiếc giường thì
Pê-nê-lốp đã khóc. Đó là dung nước mắt sung sướng hạnh phúc, hành vi nói trong khi khóc có giá trị gạt bỏ hoàn
toàn nghi ngờ mở đường cho cảm thông toàn diện, hạnh phúc bất ngờ mĩ mãn. Chàng Uy-lít-xơ cũng có sự cảm
thông trân trọng "Uy-lít-xơ càng thêm muốn khóc".
Như vậy, chỉ trong một đoạn trích ngắn, tâm trạng Uy-lít-xơ được bộc lộ trên những bình diện khác nhau, sự thay
đổi các trạng thái tâm trạng cho thấy tài năng miêu tả tâm lí của tác giả Hô-me-rơ.
c. Các ứng xử của Uy-lít-xơ bộc lộ phẩm chất cao quý và nhẫn nại. Đồng thời Uy-lít-xơ là người anh hùng trí xảo
lắm mưu mẹo. Trong trường hợp này các phẩm chất khác như bình tĩnh, tự tin nổi lên. Tuy nhiên không chỉ tự tin
vào chính mình mà Uy-lít-xơ còn tin vào cả những người thân khác trong gia đình và nhất là đối với vợ mình. Đây
là một niềm tin mãnh liệt thể hiện phẩm chất trí tuệ cao quý của nhân vật.
3. Vì sao Pê-nê-lốp lại "rất đỗi phân vân"? Việc chọn cách thứ "bí mật của chiếc giường" cho thấy vẻ
đẹp vì về trí tuệ và tâm hôn của nàng?
a. Pê-nê-lốp "rất đỗi phân vân" khi nàng bước xuống lầu để xem xác chết bọn cầu hôn và người giết chúng.
Người giết bọn cầu hôn được nhũ mẫu thông báo là chồng nàng. nhũ mẫu còn đưa ra chi tiết vết sẹo do lợn lòi
húc ngày xưa cho nên trạng thái phân vân là chính xác, đó là tâm trạng lưỡng lự vừa tin vừa không tin.
- Không tin vì cuộc đối đầu quá chênh lệch, chỉ có thần linh mới giết được 108 tên cầu hôn.
Vì chính chàng cũng đã chết rồi.
- Nàng lại tin vì từ những linh cảm khát khao [trước đó đã mừng rõ cuống cuồng nghe tin chồng về], từ lời nói
của nhũ mẫu, khiến nàng không thể không tin thành ra là phân vân: Không biết nên đứng xa hay lại gần ôm lấy
đầu, cầm tay người mà hôn. Đây là trạng thái tâm lí lưỡng nan [do dự].
b. Phép thử "bí mật của chiếc giường" cho thấy vẻ đẹp tuyệt vời về trí tuệ và tâm hồn, khát vọng bình yên hạnh
phúc, thủy chung của Pê-nê-lốp.
- Vẻ đẹp trí tuệ: phép thử bí mật chiếc gường qua những dấu hiệu riêng chỉ 2 người biết với nhau còn người
ngoài không ai biết là điều kiện nàng đưa ra để bảo đảm cho sự bền vững gia đình, củng cố tình cảm gia đình,
tình cảm vợ chồng. Nó làm giải tỏa nhiều mối nghi ngờ. Trước hết để Pê-nê-lốp biết đó không phải là Uy-lít-xơ
giả. Thứ hai, để Uy-lít-xơ biết được thủy chung của vợ mình. Bởi lẽ chiêc giường đó đã bị khiêng đi chỗ khác hay
có ai đó đã biết bí mật của nó thì chắc chắn phẩm giá của Pê-nê-lốp cũng không còn nguyên vẹn. Nó cũng giải
tỏa được ấm ức của Uy-lít-xơ khi Pê-nê-lốp vẫn không chịu nhận anh ta là chồn cho dù đã tắm rửa và thay trang
phục.

- Vẻ đẹp tâm hồn: Khi đã gạt bỏ mọi nghi ngờ, đã nhận ra đích thị là chồng minh, Pê-nê-lốp mới thể hiện tình
cảm của mình băng những hành động yêu thương, thể hiện nỗi khát vọng mong chờ, thể hiện hạnh phúc tột độ
trong giây phút bình yên về một gia đình hạnh phúc mà ở đó có sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau.
4. Cách kể củ Hô-me-rơ qua đoạn trích tạo ra hiệu quả gì? Biện pháp nghệ thuật nào thường được sử
dụng để khắc họa phẩm chất nhân vật? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở khổ cuối của đoạn
trích?
a. Cách kể chuyện của sử thi bao giờ cũng tỉ mỉ, chậm rãi và trang trọng, điều đó thấy rõ qua đoạn trích này. Câu
chuyện được tạo ra từ các đối thoại mà đặc điểm của các đối thoại này là trực tiếp trao đổi thông tin cho nhau
song mục đích thì lại hướng sang đối tượng khác. Nhũ mẫu đang nói về Uy-lít-xơ hoặc về Pê-nê-lốp thì Pê-nê-lốp
giải thích cho nhũ mẫu rằng người kia có thể là một vị thần như một kiểu gợi ý cho người nghe để buộc người ấy
phải lên tiếng. Trong trường hợp Uy-lít-xơ nói với con cũng vậy; trọng tâm và mục đích lời nói hướng tới Pê-nê-
lốp. Ở đoạn 2 khi cả Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ đã hướng đối thoại vào nhau khi dùng cách lặp lại cách nói của nhau:
"khốn khổ". Qua từ "khốn khổ" đó tâm trạng của nhân vật hiện ra với sắc thái khác nhau. Kiểu đối thoại này tạo
ra hình thức thăm dò, thử phản ứng để từ đó dẫn tới bản chất vấn đề. Lời nói của nhân vật gắn với phong cách
trang trọng, lối nói ví von so sánh thường được sử dụng tạo ta ấn tượng chiều sâu của lời nói, do đó tạo ra sức
cuốn hút, sức hấp dẫn riêng.
b. Biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng để khắc họa phẩm chất nhân vật đó là nghệ thuật xây dựng
những đối thoại giữa các nhân vật, [kèm theo dáng điệu, cử chỉ, cách ứng xử, những quy đinh ngử chỉ phẩm chất
được lặp đi lặp lại], nghệ thuật so sánh tầng bậc
c. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở khổ cuối đó là kiểu so sánh có đuôi dài [còn gọi là so sánh mở rộng] đây
là so sánh đặc biệt khá phổ biến trong sử thi Hô-me-rơ. Để diễn tả cảm xúc hạnh phúc tràn trề sau hai mươi năm
vợ chồng Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp gặp lại, tác giả đã thể hiện qua một câu so sánh để ví cuộc gặp gỡ tái ngộ ấy như
những hạnh phúc của con người sau khi thoát nạn ở biển khơi: "Dịu hiền thay không nỡ buông rời".

Dàn ý phân tích đoạn trích Uy-lít-xơ trở về ngắn nhất

I. Mở Bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Hô-me-rơ [đặc điểm về con người, các tác phẩm chính,...]
- Giới thiệu về sử thi Ô-đi-xê [đặc điểm thể loại, hoàn cảnh ra đời, khái quát nội dung chính,...]
- Giới thiệu về đoạn trích "Uy-lít-xơ trở về" [vị trí đoạn trích, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,...]

II. Thân Bài
a. Uy-lít-xơ trở về trong bộ dạng kẻ hành khất và thái độ của Pê-lê-nốp cùng mọi người trong gia đình
- Thái độ của nhũ mẫu Ơ-cri-lê và sự tác động tới Pê-nê-lốp
+ Nhũ mẫu Ơ-ri-clê rất vui mừng và phấn khởi báo tin cho Pê-lê-nốp, đưa ra hàng loạt các bằng chứng để chứng minh, thuyết phục Pê-lê-nốp dùng cả tính mạng của mình để đánh cược với Pê-lê-nốp
+ Thái độ của Pê-lê-nốp: tin nửa ngờ, nhưng với bản tính của một người phụ nữ thông minh, nàng vẫn luôn cẩn trọng trong từng lời nói và suy nghĩ, phân vân không biết khi gặp Uy-lít-xơ thì nên làm thế nào, đến lúc gặp thì "ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ dạng rách mướp."
- Thái độ của Tê-lê-mác và sự tác động đến Pê-lê-nốp
+ Thái độ của Tê-lê-mác: Trách móc mẹ "tàn nhẫn và lòng mẹ độc ác quá chừng" và "lòng dạ cũng rắn hơn cả đá"
+ Pê-lê-nốp: Một mực thận trọng đáp lại con, đồng thời đưa ra hàm ý về thử thách cho Uy-lít-xơ

b. Thử thách giữa Pê-lê-lốp và Uy-lít xơ cùng khung cảnh gia đình đoàn tụ
- Uy-lít-xơ chấp nhận thử thách của Pê-nê-lốp: Chàng bảo nhũ mẫu chuẩn bị cho chàng một cái giường để chàng nghỉ ngơi nhưng thực chất là để nói về cái giường
- Pê-lê-lốp sai nhũ mẫu khiêng giường ra cho Uy-lít-xơ, điều đó làm cho chàng hết sức ngạc nhiên.
- Uy-lít-xơ đã kể lại tường tận, tỉ mỉ từng chi tiết, từng đặc điểm một của chiếc giường.
- Pê-lê-lốp không còn bất cứ điều gì để phải nghi ngờ, phân vân, do dự nữa, nàng "chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng"
- Lời nói của Pê-lê-lốp sau khi nhận ra chồng mình đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp tâm hồn, tài trí, thông minh sắc sảo của nàng.

III. Kết Bài
Khái quát giá trị nội dung và những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích "Uy-lít-xơ trở về" .

1. Tâm trạng của Uy-lít-xơ khi gặp lại vợ và gia đình

- Chàng vừa mừng rỡ, hồi hộp, vui sướng, nhưng vẫn rất bình tĩnh, sáng suốt.

- Chàng đóng vai người hành khất, bình tĩnh lập mưu kế cùng cậu con trai là Tê - lê - mác giết chết bọn cầu hôn láo xược và những giai nhân phản bội.

- Khi gặp lại vợ, chàng vẫn bình tĩnh, cố kiên nhẫn chờ Pê-nê-lốp nhận ra mình. Cái mỉm cười của Uy-lít-xơ “Nghe nàng nói vậy, Uy-lít-xơ cao quý và nhẫn nại mỉm cười”... cho thấy trí tuệ và nhân phẩm cao quý của chàng.

- Tình cảm Uy-lít-xơ dành cho vợ vẫn dạt dào, và nguyên vẹn như ngày đầu.

Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lốp trong Uy-lít-xơ trở về

THPT Sóc Trăng Send an email
0 23 phút

Với những bài văn mẫu hay nhất phân tích vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lốp trong Uy-lít-xơ trở về dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé!

Đề bài:

Bạn đang xem: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lốp trong Uy-lít-xơ trở về

Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lốp trong Uy-lít-xơ trở về

Bài viết gần đây
  • Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng

  • Phân tích bài Bạch Đằng giang phú [Phú sông Bạch Đằng] – Trương Hán Siêu

  • Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du

  • Cảm nhận của em về 8 câu giữa bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

>> Tham khảodàn ý phân tích vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lốp trong Uy-lít-xơ trở về

Video liên quan

Chủ Đề