Em hãy cho biết làm thế nào để tháo rời các chi tiết của hai mối ghép trên

Quan sát hai mối ghép trong hình 25.1 và cho biết:

Hai mối ghép trên có điểm gì giống nhau và khác nhau?

Làm thế nào để tháo rời các chi tiết của 2 mối ghép trên?

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi Bài 25 trang 86 SGK Công nghệ 8

Đề bài

Quan sát hai mối ghép trong hình 25.1 và cho biết:

+ Hai mối ghép trên có điểm gì giống nhau và khác nhau?

+ Làm thế nào để tháo rời các chi tiết của 2 mối ghép trên?

Lời giải chi tiết

- Giống nhau:

+ Hai mối ghép trên đều là mối ghép cố định 2 chi tiết

+ Dùng để ghép nối 2 chi tiết

- Khác nhau:

+ Mối ghép hàn là mối ghép không tháo được,để tháo được thì phải phá huỷ mối ghép hàn

+ Mối ghép ren là mối ghép tháo được,có thể dùng cờ lê hoặc mỏ lết... để tháo

Loigiaihay.com

  • Trả lời câu hỏi Bài 25 trang 87 SGK Công nghệ 8

    Quan sát hình 25.2 và cho biết cấu tạo của mối ghép bằng đinh tán

  • Trả lời câu hỏi Bài 25 trang 88 SGK Công nghệ 8

    Quan sát hình 25.3, hãy cho biết các cách làm nóng chảy vật hàn

  • Câu 1 trang 89 SGK Công Nghệ 8

    Thế nào là mối ghép cố định ? chúng gồm mấy loại ? nêu sự khác biệt cơ bản của các loại mối ghép đó ?

  • Câu 2 trang 89 SGK Công Nghệ 8

    Mối ghép bằng đính tán và hàn được hình thành như thế nào? Nêu ứng dụng của chúng ?

  • Câu 3 trang 89 SGK Công Nghệ 8

    Tại sao người ta không dùng hàn thiếc quai vào nồi nhôm mà phải đinh tán ?

Công nghệ 8 Bài 25. Mối ghép cố định mối ghép không tháo được

❮ Bài trước Bài sau ❯

Tóm tắt lý thuyết

I. Mối ghép cố định

1. Khái niệm:

  • Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.

2. Phân loại

  • Mối ghép cố định gồm hai loại:

    • Mối ghép tháo được.

    • Mối ghép không tháo được.

Tóm tắt lý thuyết

1. Mối ghép bằng ren:

a, Cấu tạo:

  • Mối ghép bulông:gồm đai ốc[1], vòng đệm [2], chi tiết ghép [3, 4], bu lông [5].

  • Mối ghép vít cấy: gồm đai ốc [1], vòng đệm [2], chi tiết ghép [3, 4], vít cấy [6].

  • Mối ghép đinh vít:gồm chi tiết ghép [3, 4], đinh vít [7].

  • Giống nhau: đều ghép nối các chi tiết bằng ren, liên kết nhờ ma sát ren ăn khớp

  • Khác nhau:

    • Mối ghép bulông : các chi tiết 3,4 có sẵn lỗ trơn, khi ghép bulông luồn qua lỗ của các chi tiết rồi nhờ ma sát ren đai ốc xiết chặt mốighép. Vòng điệm giữ vai trò hãm đai ốc.

    • Mối ghép vít cấy: 1 đầu của vít có ren đc cấy vào lỗ ren của chi tiết4 , chi tiết3 có lỗ trơn lồng qua đầu kia của vít,sau đó là vòng đệm, xiết chặt nhờ đai ốc 1.

    • Mối ghép đinh vít: phần ren của đinh vít lắp vào chi tiết4, đầu kia đinh vít là mũ có rãnh, ko cần có đai ốc.

b, Đặc điểm và ứng dụng

  • Mối ghép bằng ren được dùng rất rộng rãi vì nó đơn giản dễ thực hiện,dễ tháo lắp sữa chữa thay thế.

  • Mối ghép có độ dày quá lớn ta dùng vít cấy,

  • Mối ghép có thân , đế máy dày vỏ mỏng ta dùng đinh vít.

2. Mối ghép bằng then và chốt:

a, Cấu tạo

  • Mối ghép bằng then : then hình trụ hoặc hộp chữ nhật được đặt trong rãnh của bánh đai và trục quay làm cho bánh đai không có chuyển động trượt khi quay.

  • Mối ghép bằng chốt hình trụ đặt trong lỗ xuyên ngang qua hai chi tiết được ghép để truyền lực và cũng trách chuyển động tương đối giữa chúng.

b, Đặc điểm và ứng dụng:

  • Đặc điểm: cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế nhưng khả năng chịu lực kém.

  • Ứng dụng:

    • Mối ghép then áp dụng cho mối ghép trục với bánh đai, bánh răng, đĩa xích....

    • Mối ghép chốt áp dụng cho mối ghép có tác dụng hãm chuyển dộng tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc để truyền lực theo phương đó.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 25 Công Nghệ 8 trang 86, 87, 88

Trả lời câu hỏi Bài 25 trang 86 Công nghệ 8:

Quan sát hai mối ghép trong hình 25.1 và cho biết:

Hai mối ghép trên có điểm gì giống nhau và khác nhau?

Làm thế nào để tháo rời các chi tiết của 2 mối ghép trên?

Lời giải:

- Giống nhau:

+ Hai mối ghép trên đều là mối ghép cố định 2 chi tiết

+ Dùng để ghép nối 2 chi tiết

- Khác nhau:

+ Mối ghép hàn là mối ghép không tháo được

+ Mối ghép ren là mối ghép tháo được

Với mối ghép hàn thì để tháo được thì phải phá huỷ mối ghép hàn

Với mối ghép ren có thể dùng cờ lê hoặc mỏ lết... để tháo

Trả lời câu hỏi Bài 25 trang 87 Công nghệ 8:

Quan sát hình 25.2 và cho biết cấu tạo của mối ghép bằng đinh tán

Lời giải:

Cấu tạo của mối ghép:

- Chi tiết được ghép thường dạng tấm và trên tấm có lỗ để lắp đinh tán

- Chi tiết ghép là đinh tán có dạng hình trụ đầu có mũ [hình chỏm cầu hoặc hình nón cụt]

Trả lời câu hỏi Bài 25 trang 87 Công nghệ 8:

Trong gia đình em, những đồ vật nào được ghép bằng đinh tán

Lời giải:

Dao [có chuôi với lưỡi được ghép bằng đinh tán], nắp xoong, kìm, ...

Trả lời câu hỏi Bài 25 trang 88 Công nghệ 8:

Quan sát hình 25.3, hãy cho biết các cách làm nóng chảy vật hàn

Lời giải:

Hình 25.3a] Nung kim loại tới trạng thái chảy ở chỗ tiếp xúc bằng ngọn lửa hồ quang, ngọn lửa khí cháy

Hình 25.3b] Nung kim loại tới trạng thái dẻo ở chỗ tiếp xúc sau đó dùng lực ép chúng dính lại với nhau như hàn điện tiếp xúc

Hình 25.3c] Chi tiết không bị nóng chảy mà chỉ có thiếc hàn được nóng chảy và dính kết kim loại với nhau

Video liên quan

Chủ Đề