Tìm hiểu phong cách học tập của người học

Thông thường, không phải ai cũng có những phong cách học tập giống nhau. Mỗi người sẽ có xu hướng học tập thông qua nhiều hình thức khác nhau, ví dụ có người sẽ rất phù hợp khi được học thông qua thực hành và tiếp xúc với người vì anh ta hoặc cô ta là kiểu người hướng ngoại, cũng có nhiều người có phong cách học qua lý thuyết, cần tỉ mỉ từng bước một. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn 4 phong cách học tập theo giả thuyết của Honey and Mumford [1986].

I. Tại sao nên hiểu phong cách học tập của bạn 

Việc hiểu được phong cách học tập của mình là gì có thể giúp bạn rõ ràng hơn về khả năng của bạn thân mình. Từ đó bạn sẽ có những quyết định tốt hơn để cải thiện khả năng nhận thức cũng như những kết quả của mình trong học tập và công việc. Ngoài ra, nếu bạn là một nhà quản lý, một người điều hành nhân sự, hay đơn giản là một leader trong team, nắm rõ những phong cách học tập này sẽ rất hữu ích.

Cụ thể, trong việc điều hành nhân sự, bạn có thể đưa ra các giải pháp để giúp nhân viên của mình phát triển tốt hơn dựa trên những phong cách học tập ưa thích của họ.

Trong teamwork, mọi người sẽ biết phân bổ công việc để mỗi có nhân có thể đóng góp tối đa cho kết quả của nhóm.

Phân bổ công việc trong teamwork dựa trên khả năng của cá nhân

 II.4 PHONG CÁCH HỌC TẬP THEO ĐINH NGHĨA CỦA HONEY 

Phong cách học tập được phát triển bởi Peter Honey và Alan Mumford, dựa trên công trình của Kolb, và họ xác định bốn phong cách học tập hoặc sở thích riêng biệt: Nhà hoạt động, nhà lý thuyết; Người theo chủ nghĩa thực dụng và Người phản chiếu. Đây là những cách tiếp cận học tập mà các cá nhân thích một cách tự nhiên và họ khuyến nghị rằng để tối đa hóa việc học cá nhân của chính mình, mỗi người học phải:

  • Hiểu phong cách học tập của họ
  • Tìm kiếm cơ hội để học cách sử dụng phong cách đó

1. Activist 

Những đặc điểm chính: 

  • Phát triển các kỹ năng mới trong công việc
  • Chương trình học rất thực tế, cởi mở và linh hoạt
  • Các khóa đào tạo dựa trên hoạt động phù hợp với bạn
  • Tư duy cởi mở
  • Nhiệt tình với bất kỳ điều gì mới
  • Triết lý của họ là: “Tôi sẽ thử bất cứ điều gì một lần”
  • Hành động trước và xem xét hậu quả sau đó
  • Ngày tràn ngập hoạt động
  • Họ thích động não
  • Hòa đồng và hòa đồng

Phong cách hoạt động [Activist] sẽ hay nói: “Hãy để cho mọi sự diễn ra và xem kết quả sau đó, Tôi có thể dùng thử không?”

2. Reflector

Những đặc điểm chính:

  • Làm việc chặt chẽ với người có kinh nghiệm
  • học thông qua quan sát và thảo luận về những phản ánh của bạn
  • lập kế hoạch với một người cố vấn
  • Học hỏi từ sách, bài báo và nghiên cứu điển hình
  • Thu thập dữ liệu và rút ra kết luận
  • Rất thận trọng và chu đáo
  • Ngồi sau trong các cuộc họp và thảo luận
  • Họ thích quan sát những người khác đang hành động
  • Họ lắng nghe người khác trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào
  • Họ có xu hướng chấp nhận một hồ sơ thấp và có một chút xa cách

Phong cách suy ngẫm [Reflector] sẽ hay nói: “Hãy để tôi nghĩ về điều này một chút, đừng vội vàng đưa ra kết luận/hành động” 

3. Theorist

Những đặc điểm chính:

  • Các khóa học dựa trên lý thuyết giá trị với các giảng viên có trình độ và kinh nghiệm tốt, sách và bài báo được viết tốt 
  • Tích hợp các quan sát vào các lý thuyết phức tạp nhưng hợp lý 
  • Họ giải quyết các vấn đề theo cách logic từng bước 
  • Những người cầu toàn
  • Phân tích và tổng hợp 
  • Quan tâm đến các giả định, nguyên tắc, mô hình lý thuyết 
  • Họ thích tối đa hóa sự chắc chắn

Phong cách lý luận [theorist] sẽ hay nói: “Nhưng làm thế nào điều này phù hợp với [x]? Tôi có thể hiểu những nguyên tắc đằng sau điều này hơn một chút

4. Pragmatist

Những đặc điểm chính

  • Tìm kiếm các ý tưởng, lý thuyết và kỹ thuật mới để xem chúng có hoạt động trong thực tế không 
  • Tận dụng cơ hội để thử nghiệm
  • Hành động nhanh chóng và tự tin
  • Thiếu kiên nhẫn với các cuộc thảo luận kết thúc mở
  • Rất thực tế, với mọi người • Khó khăn và cơ hội là thách thức
  • Triết lý của họ là “Luôn luôn có một cách tốt hơn” và “Nếu nó hoạt động thì tốt”.

Phong cách thực tế [Pragmatist] sẽ hay nói: “Làm thế nào nó áp dụng trong thực tế? Tôi thấy nó không phù hợp với thực tế”

Xem thêm: Các bài test chuẩn mực để đánh giá bản thân 

III. Kiểu mẫu phong cách học tập của Kolb

4 kiểu phong cách học tập trên có mối liên hệ với một model của nhà tâm lý học Kolb được phát minh năm 1984. Mô hình này được gọi là The Experiential Learning Cycle – chu trình học tập trải nghiệm. Chắc hẳn, mọi người đều nghe câu “học phải đi đôi với hành” , mô hình này sẽ là một minh chứng lý giải cụ thể việc học thực chất của chúng ta đi theo giai đoạn như thế nào.

Mô hình học tập của Kolb

Giai đoạn: Concrete Experiment

Đây là giai đoạn người học trải nghiệm tiếp nhận những kiến thức mới hoặc những bài học đã từng xảy ra. Ở giai đoạn này người học sẽ quan sát, lắng nghe một cách thụ động những bài học được học và từ đó định hình cho mình mục tiêu và mong muốn của họ về kiến thức.

Giai đoạn: Reflective Observation

Giai đoạn này người học sẽ củng cố và ngẫm lại những gì đã được tiếp thu vào não bộ của mình. Từ đó suy nghĩ và người học bắt đầu có những câu hỏi trong đầu xuất hiện, những sự tò mò về những câu hỏi tại sao.

Giai đoan: Abstract Conceptualization

Bước tiếp theo là việc người học vận dụng những gì đã suy ngẫm trước, cùng với những trải nghiệm, kiến thức sẵn có để có được kết luận.

Giai đoạn: Active Experimentation

Giai đoạn này được xem là một phần thưởng cho người học khi họ đã có thể vận dụng được những gì họ đã học và hiểu được dể áp dụng vào thực tiễn hay tạo ra một thứ gì đó mới.

Lưu ý: Trong việc học không nhất thiết mỗi người học sẽ bắt đầu theo thứ tự các giai đoạn này. Họ có thể bắt đầu từ bất kì một giai đoạn nào, và đi theo chu kì như vậy. Mô hình học tập này cũng có thể tóm gọn lại thành 4 từ sau để bạn có thể dễ hiểu hơn: QUAN SÁT – PHÂN TÍCH – ĐÚC KẾT – ÁP DỤNG.

Tại Impactus Academy, giáo trình được thiết kế đặc biệt để tạo cơ hội cho người học được tham gia trọn vẹn vào 4 chu trình của việc học này.
Qua những hoạt động như thuyết trình, thảo luận, các project hợp tác học viên sẽ nhận ra được phong cách học tập thế mạnh của mình qua sự thể hiện niềm hứng thú và sự yêu thích của họ với  những hoạt động đó. Người học sẽ nắm trọn những tinh hoa kiến thức một cách toàn diện hơn và mang được kiến thức đó trở thành của riêng mình chứ không chỉ dừng lại ở việc chỉ học lý thuyết.

TRẢI NGHIỆM HỌC BUSINESS ENGLISH – TIẾNG ANH + KỸ NĂNG MỀM + TƯ DUY TẠI IMPACTUS

 Trong những năm gần đây khi mà công nghệ số phát triển một cách vượt bậc. Giới học giả, nghiên cứu dễ dàng tiếp cận các kiến thức từ những nền khoa học tiên tiến. Một trong số đó là những kiến thức mới trong lĩnh vực giáo dục phải kể đến như là công nghệ số trong giáo dục, tâm lý trong giảng dạy đại học và những kiến thức nền tảng để tổ chức lớp học hiệu quả.

 Bên cạnh đó, trong một nền giáo dục mỗi một trường ĐH  được cho là một tế bào của nền giáo dục đó. Nói một cách rộng hơn, nền giáo dục Quốc Gia có phát triển hay không phụ thuộc vào rất nhiều các Trường đại học ở Quốc Gia đó. Có nhiều trường đại học quan niệm rằng giáo dục Đại học là nơi tạo ra kiến thức mới có trường lại cho rằng trường đại học là nơi đào tạo một nghề cho người học. Tùy theo định hướng mà các trường đại học có những chiến lược phù hợp với hoàn cảnh. Tuy nhiên, dù trường đại học có phát triển theo định hướng nào thì người học là người thụ hưởng ,trải nghiệm  và là sản phẩm trí tuệ của ngôi trường đó. Để có chiến lược đào tạo phù hợp người dạy đại học phải là người am hiểu các kiến thức về giáo dục như thang đo mức độ nhận thức của Bloom hay các phong cách học tập của nhà tâm lý học David Kolb. Trong bài viết này giới thiệu mô hình phong cách học tập của Kolb[1,2] 

Theo Kolb người học chia làm bốn phong cách: thích học thông qua trải nghiệm, thích học bằng cách quan sát và phản ánh, thích học bằng cách thực hành, thích học bằng cách khái quát vấn đề như hình 1.

Hình 1. Mô hình phong cách học tập của Kolb [2]

1. Thích học bằng cách quan sát và phản anh [Reflective Observation]. Người học với phong cách này thích học theo xu hướng đưa ra nhiều ý tưởng mới lạ. Không thích người dạy lặp lại những kiến thức đã biết. 

2. Thích học thông qua trải nghiệm: Người thích học theo phong cách này thích được trải nghiệm và giải quyết các vấn đề cụ thể như là tự tay giải các bài tập thông qua các ví dụ, thiết kế các ý tưởng dựa trên những mẫu cho trước. Người học theo phong cách này không thích trải nghiệm việc học tập trên các hệ thống LMS. Khi thiết kế lớp học trên hệ thống LMS cho những đối tượng này cần đưa những ví dụ cụ thể hoặc những đề tài liên quan đến vấn đề thực tế cần giải quyết.

3. Thích học bằng cách khái quát vấn đề: Người học theo phương pháp này sẽ biến các vấn đề phức tạp thành những vấn đề đơn giản, dễ hiểu, xúc tích. Người học theo phong cách này không thích học thuộc lòng. Tổng hợp kiến thức và tạo ra kiến thức mới thông qua các hoạt động quan sát và tổng hợp là các hoạt động yêu thích của người học theo phong cách này.

4. Học dựa trên thực hành: Người học theo phong cách này thích kết nối các bài học với những ván đề cụ thể. Họ thích làm các thí nghiệm, thực hành, không thích những buổi lý thuyết thuần.

Theo tôi, rất khó để thiết kế bài giảng để đáp ứng bốn đối tương nêu trên. Tuy nhiên, khi tham gia giảng dạy người dạy sẽ tùy vào số lượng lớn người học thích học theo phong cách nào để từ đó chọn phương án thiết kế bài giảng cho phù hợp.

[1]Kelly, C. [1997]. David Kolb, the theory of experiential learning and ESL. The Internet TESL Journal3[9], 1-5.

[2]Kolb, D. A. [2007]. The Kolb learning style inventory. Boston, MA: Hay Resources Direct.

Video liên quan

Chủ Đề