Tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2023

Thời gian gọi công dân nhập ngũ năm 2023 sẽ diễn ra vào tháng 2 hoặc tháng 3/2023 nếu không có gì bất thường.

Xem thêm:

  • Lịch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mới nhất
  • Sinh năm 2004, 2005, 2006 khi nào đi nghĩa vụ quân sự?
  • Cách để không phải đi nghĩa vụ quân sự
  • Thời gian đi nghĩa vụ quân sự mới nhất
  • 10 thắc mắc thường gặp về nghĩa vụ quân sự mới nhất
  • Bị cận có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
  • Những điều cần biết về đi nghĩa vụ quân sự
  • Tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự mới nhất

Theo quy định tại Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì hằng năm, gọi công dân nhập ngũ một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ.

Đồng nghĩa thời gian gọi công dân nhập ngũ năm 2023 sẽ diễn ra vào tháng 2 hoặc tháng 3/2023 nếu không có gì bất thường.

Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho đợt nhập ngũ đầu năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 01/11/2022 đến hết ngày 31/12/2022; các địa phương căn cứ tình hình thực tế tại địa phương để sắp xếp lịch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho phù hợp.

Trường hợp gọi công dân nhập ngũ lần 2 vào năm 2023 thì thời gian khám sức khỏe lần 2 sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Khi nhận được lệnh gọi khám sức khỏe NVQS của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, công dân có nghĩa vụ có mặt đúng thời gian, địa điểm khám sức khỏe ghi trong giấy gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Nếu không có mặt để khám sức khỏe NVQS, công dân có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP nếu không có lý do chính đáng.

Trong đó, lý do chính đáng là một trong các lý do sau:

– Bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.

– Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng.

– Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.

– Nhà ở của công dân hoặc nhà ở của thân nhân nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.

– Không nhận được giấy gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở, gồm:

+ Không thông báo hoặc thông báo chậm các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

+ Dùng lời nói, hành động ngăn cản, đe dọa về vật chất hoặc tinh thần đối với người có trách nhiệm khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự với hình phạt có thể lên đến 05 năm tù.

Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt [cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ]; nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

Xem thêm:

  • Lịch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mới nhất
  • Sinh năm 2004, 2005, 2006 khi nào đi nghĩa vụ quân sự?
  • Cách để không phải đi nghĩa vụ quân sự
  • Thời gian đi nghĩa vụ quân sự mới nhất
  • 10 thắc mắc thường gặp về nghĩa vụ quân sự mới nhất
  • Bị cận có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
  • Những điều cần biết về đi nghĩa vụ quân sự
  • Tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự mới nhất

1. Tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự mới nhất

Theo quy định tại Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, tiêu chuẩn chung để công dân được gọi nhập ngũ gồm:

– Có lý lịch rõ ràng.

– Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

– Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ.

– Có trình độ văn hóa phù hợp.

Như vậy, tiêu chuẩn về sức khỏe là một trong bốn tiêu chuẩn cần có để công dân được gọi nhập ngũ. Cụ thể, sức khỏe sẽ được phân loại theo các tiêu chuẩn tại bảng 1, 2 và 3 – phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP:

– Về thể lực: Nam có các tiêu chuẩn về chiều cao khi đứng từ đủ 152 – 163 cm, cân nặng từ đủ 39 – 51 kg, vòng ngực từ đủ 70 – 81 cm và nữ có các tiêu chuẩn về chiều cao khi đứng từ đủ 146 – 154 cm, cân nặng từ đủ 37 – 48 kg tương ứng với 06 loại sức khỏe từ 01- 06.

Nếu quá béo hoặc quá gầy thì phải xem xét đến chỉ số BMI.

– Về bệnh tật: Các loại bệnh được xem xét khi khám sức khỏe đi nghĩa vụ gồm:

+ Bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị, mộng thịt, viêm kết mạc, đục thủy tinh thể bẩm sinh, mù màu, quáng gà…

+ Bệnh về răng, hàm, mặt: Răng sâu, mất răng, viêm lợi, viêm quanh răng, viêm tủy, tủy hoại tử, viêm quanh cuống răng, biến chứng răng khôn, viêm loét niêm mạc ở miệng và lưỡi, viêm tuyến nước bọt, xương hàm gãy…

+ Các bệnh về tai, mũi, họng: Sức nghe, tai ngoài, tai giữa, xương chũm, tai trong, mũi, họng, amidan, chảy máu cam, thanh quản, xoang mặt, liệt mặt không hồi phục do viêm tai xương chũm…

– Các bệnh về thần kinh, tâm thần: Nhức đầu thành cơn, dai dẳng, kéo dài, ảnh hưởng đến lao động; suy nhược thần kinh; động kinh; ra mồ hôi bàn tay hoặc cả bàn tay, bàn chân; Liệt thần kinh ngoại vi; Chấn thương sọ não…

– Các bệnh về tiêu hóa: Bệnh thực quản, Bệnh dạ dày, tá tràng, tiểu tràng, viêm ruột thừa, thoát vị bẹn các loại, Các đường mổ bụng thăm dò [không can thiệp vào nội tạng], Bệnh đại, trực tràng…

– Các bệnh về hô hấp: Hội chứng và triệu chứng bệnh hô hấp; phế quản, nhu mô phổi, các bệnh màng phổi, lao phổi, lao ngoài phổi…

– Các bệnh về tim, mạch: Huyết áp, tăng huyết áp, mạch, Rối loạn dẫn truyền và nhịp tim, bệnh tim,,,

– Các bệnh về cơ, xương, khớp: Bệnh khớp, bàn chân bẹt, chai chân, mắt cá, rỗ chân, Dính kẽ ngón tay, ngón chân; Thừa ngón tay, ngón chân; Mất ngón tay, ngón chân; Co rút ngón tay, ngón chân; Chấn thương, vết thương khớp [vừa và lớn]…

– Các bệnh về thận, tiết niệu, sinh dục: Thận, tiết niệu; Các hội chứng tiết niệu; Viêm đường tiết niệu…

– Các bệnh về nội tiết, chuyển hóa, hạch, máu: Bệnh tuyến giáp, bệnh đái tháo đường, thiếu máu nặng thường xuyên do các nguyên nhân…

– Bệnh da liễu: Nấm da, hắc lào, nấm móng, nấm kẽ, lang ben, nấm tóc, rụng tóc do các nguyên nhân, ghẻ, viêm da dị ứng…

Căn cứ vào từng mức độ bệnh tật để bác sĩ cho điểm từ 1-6 tương ứng với tình trạng sức khỏe rất tốt, tốt, khá, trung bình, kém, rất kém. Đồng thời, căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe thành 06 loại gồm:

– Loại 1: Tám chỉ tiêu đều đạt điểm 01;

– Loại 2: Có ít nhất một chỉ tiêu điểm 02;

– Loại 3: Có ít nhất một chỉ tiêu điểm 03;

– Loại 4: Có ít nhất một chỉ tiêu điểm 04;

– Loại 5: Có ít nhất một chỉ tiêu điểm 05;

– Loại 6: Có ít nhất một chỉ tiêu điểm 06.

Và theo điểm a, điểm c khoản 3 Điều 4 Thông tư số 148/2018/TT-BQP, chỉ tuyển công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 và không gọi công dân cận thịt 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ, nghiện ma túy, bị HIV, AIDS nhập ngũ.

Như vậy, tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự là có sức khỏe loại 1, 2 và 3; không bị cận từ 1,5 diop trở lên, không bị viễn thị các mức độ, không nghiện ma túy, không nhiễm HIV, AIDS.

2. Cận thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Theo tiêu chuẩn phân loại về bệnh tật với các bệnh về mắt ban hành kèm Thông tư liên tịch số 16 thì người bị cận thị dưới 1,5 diop bị chấm 02 điểm; từ 1,5 – dưới 3,0 diop bị chấm 03 điểm…

Đồng thời, điểm c khoản 3 Điều 4 Thông tư số 148/2018 khẳng định:

Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt [cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ]; nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

Do đó, nếu bị cận thị dưới 1,5 diop thì công dân vẫn phải đi khám sức khỏe và nếu sức khỏe đạt loại 1 hoặc 2 hoặc 3 thì vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Riêng người bị cận thị từ 1,5 diop trở lên thì không bị gọi nhập ngũ vào quân đội.

Như vậy, không phải mọi trường hợp bị cận đều không phải đi nghĩa vụ quân sự.

Chủ Đề