Thương binh hạng 2 4 thì tỷ lệ thương tật là bao nhiêu phần trăm?

Ông Thịnh hỏi, nếu ông đi giám định vết thương còn sót và được nâng tỷ lệ thương tật thì ông được tính hưởng chế độ thế nào?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Khoản 5, Điều 31 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 quy định, trường hợp thương binh đồng thời là bệnh binh không đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội, đã giám định gộp được hưởng đồng thời 2 chế độ trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh nếu sau khi lấy tỷ lệ suy giảm khả năng lao động nói chung [trong Biên bản giám định gộp] trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật còn từ 41% trở lên, mức trợ cấp được hưởng theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động đã trừ.

Căn cứ quy định đã nêu và nội dung ông hỏi thì trường hợp của ông đủ điều kiện hưởng đồng thời 2 chế độ: trợ cấp thương binh [tỷ lệ 30%] và trợ cấp bệnh binh [tỷ lệ 41%].

Trường hợp chuyển hưởng 2 chế độ, nếu đủ điều kiện giám định vết thương còn sót và được kết luận nâng tỷ lệ thương tật thì được hưởng trợ cấp thương binh theo tỷ lệ mới.

Theo Nghị định 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 của Chính phủ, từ 1/7/2023, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng từ 1.624.000 đồng lên 2.055.000 đồng.

Nghị định nêu rõ mức chuẩn quy định ở trên làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.

Theo khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 thương binh là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên và được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh”.

Hiện nay, không có quy định về xếp hạng thương tật của thương binh, tuy nhiên, tham khảo quy định tại Điều 6 Nghị định 236-HĐBT năm 1985 như sau:

- Hạng 1: mất từ 81% đến 100% sức lao động do thương tật; mất hoàn toàn khả năng lao động, cần có người phục vụ.

- Hạng 2: mất từ 61% đến 80% sức lao động do thương tật: mất phần lớn khả năng lao động, còn tự phục vụ được.

- Hạng 3: Mất từ 41% đến 60% sức lao động do thương tật: mất khả năng lao động ở mức trung bình.

- Hạng 4: Mất từ 21% đến 40% sức lao động do thương tật: giảm nhẹ khả năng lao động.

Do đó, có thể hiểu, thương binh hạng 4/4 là thương binh mất từ 21% - 40% sức lao động do thương tật: giảm nhẹ khả năng lao động.

Thương binh 4/4 sẽ xét tỷ lệ tổn thương cơ thể bao nhiêu phần trăm? Mức trợ cấp của thương binh 4/4 là bao nhiêu? [Hình internet]

Mức trợ cấp của thương binh 4/4 là bao nhiêu?

- Trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh hạng 4/4 [hay còn gọi là lương thương binh 4/4] theo điểm a khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 sẽ căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh.

- Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP thì mức hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng đối với thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% tới 40% [thương binh hạng 4/4] là từ 1.094.000 đồng tới 2.082.000 đồng.

Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với từng tỷ lệ tổn thương cơ thể được quy định cụ thể tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP như sau:

STT

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Mức hưởng trợ cấp

STT

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Mức hưởng trợ cấp

1

21%

1.094.000

21

41%

2.135.000

2

22%

1.147.000

22

42%

2.186.000

3

23%

1.196.000

23

43%

2.236.000

4

24%

1.249.000

24

44%

2.291.000

5

25%

1.302.000

25

45%

2.343.000

6

26%

1.353.000

26

46%

2.395.000

7

27%

1.404.000

27

47%

2.446.000

8

28%

1.459.000

28

48%

2.498.000

9

29%

1.508.000

29

49%

2.552.000

10

30%

1.562.000

30

50%

2.602.000

11

31%

1.613.000

31

51%

2.656.000

12

32%

1.667.000

32

52%

2.708.000

13

33%

1.718.000

33

53%

2.758.000

14

34%

1.770.000

34

54%

2.811.000

15

35%

1.824.000

35

55%

2.864.000

16

36%

1.874.000

36

56%

2.917.000

17

37%

1.924.000

37

57%

2.966.000

18

38%

1.980.000

38

58%

3.020.000

19

39%

2.032.000

39

59%

3.073.000

20

40%

2.082.000

40

60%

3.124.000

41

61%

3.174.000

61

81%

4.216.000

42

62%

3.229.000

62

82%

4.270.000

43

63%

3.278.000

63

83%

4.322.000

44

64%

3.332.000

64

84%

4.372.000

45

65%

3.383.000

65

85%

4.426.000

46

66%

3.437.000

66

86%

4.476.000

47

67%

3.488.000

67

87%

4.527.000

48

68%

3.541.000

68

88%

4.580.000

49

69%

3.593.000

69

89%

4.635.000

50

70%

3.644.000

70

90%

4.688.000

51

71%

3.694.000

71

91%

4.737.000

52

72%

3.748.000

72

92%

4.788.000

53

73%

3.803.000

73

93%

4.842.000

54

74%

3.853.000

74

94%

4.891.000

55

75%

3.906.000

75

95%

4.947.000

56

76%

3.957.000

76

96%

4.998.000

57

77%

4.009.000

77

97%

5.048.000

58

78%

4.059.000

78

98%

5.102.000

59

79%

4.112.000

79

99%

5.154.000

60

80%

4.164.000

80

100%

5.207.000

Tải về Phụ lục II

Như vậy, từ quy định này có thể thấy là mức trợ cấp của thương binh 4/4 tăng dần theo tỷ lệ thương tật, dao động từ 1.094.000 đồng/tháng - 2.082.000 đồng/tháng.

Các chế độ ưu đãi khác mà thương binh 4/4 nhận được là gì?

Tại Chương III Nghị định 75/2021/NĐ-CP và Điều 24 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 quy định chế độ ưu đãi của người có công cách mạng gồm:

- Được Nhà nước đóng bảo hiểm y tế và được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế. Đồng thời, thân nhân cả thương binh 4/4 cũng được hưởng ưu đãi này theo quy định.

- Được điều dưỡng phục hồi sức khỏe 02 năm 01 lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.Cụ thể:

+ Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại nhà: Mức chi bằng 0,9 lần mức chuẩn/ 01 người/01 lần và được chi trả trực tiếp cho đối tượng được hưởng.

+ Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung: Mức chi bằng 1,8 lần mức chuẩn/01 người/01 lần.

- Hỗ trợ tiền đi lại, ăn uống khi mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết

- Hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.

- Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên.

- Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở.

- Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước.

- Ưu tiên giao/thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng.

- Hỗ trợ vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh.

- Hỗ trợ miễn/giảm thuế theo quy định của pháp luật.

- Hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.

Như vậy, chế độ ưu đãi với thương binh 4/4 ngoài việc được hưởng trợ cấp theo quy định thì thương binh hạng 4/4 còn được hưởng các chế độ vừa nêu trên.

Chủ Đề