Thuốc trị táo bón ở người lớn

Ở độ tuổi nào chúng ta cũng đều có nguy cơ bị táo bón. Nếu thể nhẹ, người táo bón chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt tình trạng sẽ được cải thiện. Tuy nhiên nếu tình trạng táo bón diễn ra thường xuyên và ở thể nặng bắt buộc phải dùng tới thuốc để điều trị táo bón. Vậy bị táo bón nên uống thuốc gì là tốt nhất?

Táo bón được hiểu là tình trạng khó đi ngoài, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần và thường ít hơn 3 lần/tuần. Khi đi ngoài, phân khô cứng, vón cục, lớn hoặc nhỏ bất thường. Táo bón không phải là một bệnh lý, không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng lại khiến chúng ta khó chịu, sinh hoạt bất tiện và đôi khi gây ra nhiều trở ngại trong việc sinh hoạt.

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây nên táo bón. Một vài nguyên nhân chủ yếu gồm có:

  • Ăn ít chất xơ: Chế độ ăn thiếu hoa quả tươi, rau xanh, chất xơ thay vào đó tiêu thụ quá nhiều đồ chiên rán,thực phẩm chế biến sẵn sẽ là nguyên nhân gây nên khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn từ đó sinh ra táo bón.
  • Uống không đủ nước: Việc cơ thể uống không đủ nước cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến. Theo khuyến cáo, lý tưởng nhất là uống mỗi ngày từ 2-3 lít nước
  • Ít vận động: Lối sống hiện đại ngày nay khiến nhiều người ngại vận động và hay ngồi 1 chỗ, đây cũng là nguyên nhân gây nên táo bón và cả bệnh trĩ.
  • Nhịn đi ngoài: Thường xuyên nhịn đi vệ sinh có thể khiến cơ thể kém nhạy cảm hơn với các tín hiệu bình thường để đi vệ sinh.
  • Mang thai: Phụ nữ mang thai cũng thường xuyên gặp tình trạng táo bón khi mang thai.
  • Bệnh tật: Những người mắc bệnh rò hậu môn, thoát vị, hội chứng ruột kích thích, bệnh thần kinh cũng có xu hướng mắc bệnh táo bón nhiều hơn người bình thường.

Về cơ bản có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Chính vì được gây nên bởi nhiều vấn đề khác nhau nên hiện nay việc điều trị cũng vô cùng đa dạng cách.

Do không phải là một bệnh lý nên việc điều trị táo bón vốn vô cùng đơn giản ở những người bị nhẹ. Bạn chỉ cần lưu ý tới một vài vấn đề sau:

2.1. Massage

Người bị táo bón chỉ cần thường xuyên massage vùng đáy chậu hoặc massage vùng bụng bằng cách dùng tay xoa lên bụng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Khi được kích thích, hệ tiêu hóa của chúng ta sẽ trở lên hoạt động dễ dàng hơn.

2.2. Dùng thảo dược dân gian

Một vài loại thảo dược dân gian tốt cho người táo bón như: uống nước chanh mật ong, dùng nước ép mận tươi, hay sử dụng muồng trâu, phan tả diệp, thảo quyết minh đều mang lại hiệu quả trong việc nhuận tràng.

2.3 Ăn nhiều hoa quả và rau xanh

Chất xơ có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau củ, trái cây, các loại hạt, đậu và ngũ cốc. Trong đó, thực phẩm giàu chất xơ trị táo bón hiệu quả nhất phải kể đến: rau bina, rau mồng tơi, rau đay, đậu bắp, mận khô, kiwi, bơ, táo, cam quýt, các loại hạt, đậu, ngũ cốc, đặc biệt là yến mạch hạt lanh và hạt chia.

Với trường hợp táo bón kéo dài hay người bị táo bón nặng thì việc dùng thuốc mới đem đến hiệu quả. Một vài loại thuốc được các bác sĩ kê đơn hoặc tư vấn để điều trị táo bón gồm có:

3.1 Thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng tạo khối được đánh giá là thuốc điều trị táo bón đơn giản, hiệu quả và an toàn. Thuốc có thể sử dụng cho hầu hết đối tượng bệnh nhân. Khi thuốc đi vào cơ thể chúng hoạt động làm tăng kích thước và hàm lượng nước của phân và khối lượng lớn hơn kích thích nhu động ruột, từ đó giúp việc đi ngoài được dễ dàng hơn rất nhiều. Một vài loại thuốc nhuận tràng phổ biến trên thị trường bao gồm: Psyllium, polycarbophil và methylcellulose.

Hiện ngoài thuốc nhuận tràng tạo khối còn có thêm nhuận tràng mềm phân. Loại thuốc này cũng có hiệu quả tương tự.

3.2 Thuốc làm mềm phân

Thuốc làm mềm phân hoạt động theo cơ chế đưa nước vào phân và bao bọc bề mặt của phân với một lớp dầu làm cho phân mềm hơn, dễ dàng đi ngoài. Thuốc làm mềm phân cũng được sử dụng rất phổ biến và an toàn. Bạn có thể mua thuốc tại hầu hết các hiệu thuốc tây hoặc nhà thuốc bệnh viện đều có. Sau một thời gian ngắn sử dụng tình trạng táo bón sẽ chấm dứt.

3.3 Thuốc nhuận tràng kích thích

Thuốc nhuận tràng kích thích được khuyên dùng cho những bị táo bón vận chuyển chậm, tức là các cơ ruột kết không hoạt động nhiều như bình thường. Thuốc bao gồm các dẫn xuất diphenylmethane như bisacodyl, natri picosulfat, và các anthraquinon tự nhiên, như senna...

Liều lượng sử dụng thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đọc kỹ thông tin trước khi dùng.

Khi dùng thuốc để điều trị táo bón, bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Trước khi dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ hoặc dùng thuốc theo hướng dẫn trên bao bì.
  • Thuốc chỉ nên dùng trong một thời gian nhất định, không được quá lạm dụng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Nếu táo bón kèm theo các dấu hiệu khác như: đau bụng, sụt cân, đau hậu môn, chảy máu đi đại tiện thì cần thăm khám ngay, bởi đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác chứ không đơn thuần là táo bón.

Trên đây là những thông tin giải đáp tình trạng bị táo bón thì uống thuốc gì? Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bạn giải quyết được vấn đề táo bón hoặc lựa chọn được loại thuốc điều trị phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Bài viết được viết bởi TS.BS Nguyễn Thị Cẩm Tú - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Táo bón là tình trạng thường gặp ở nhiều lứa tuổi từ trẻ nhỏ, người lớn cho đến người già. Nếu táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ và chất lượng của sống của người mắc.

Táo bón là tình trạng khó đi đại tiện, phân khô cứng, buồn đi đại tiểu mà không đi được phải rặn mạnh phân khó thoát ra, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần.

Thông thường, hiện tượng này chỉ diễn ra và kết thúc trong vài ngày. Tuy nhiên, những người thường xuyên bị táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể...

Táo bón có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về đại tràng

Táo bón có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, hay độ tuổi từ trẻ nhỏ, người lớn đến người già. Dưới đây là những đối tượng dễ bị táo bón.

  • Dân văn phòng: Ngồi lâu ít hoạt động, cộng với ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ cay, nóng, uống nhiều rượu bia... đều là nguyên nhân có thể gây bệnh táo bón.
  • Người già: Người cao tuổi có chức năng đường ruột suy giảm, ít vận động rất dẫn đến tình trạng táo bón.
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh: Hormone nội tiết thay đổi, chế độ ăn uống, sinh hoạt quá nhiều dinh dưỡng rất dễ gây ra táo bón.
  • Trẻ em.

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc
  • Ăn kiêng
  • Các bệnh về hệ tiêu hóa
  • Ăn ít chất xơ
  • Lười vận động
  • Nhìn đi ngoài
  • Không uống đủ nước.

Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng dưới đây bạn cần phải theo dõi

  • Máu trong bồn cầu hoặc trên giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện
  • Sốt
  • Giảm cân
  • Mệt mỏi.

Người bệnh xuất hiện tình trạng sụt cân khi bị táo bón thì cần được theo dõi chặt chẽ

Để giảm triệu chứng táo bón cần:

  • Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ. Các lựa chọn tốt là trái cây, rau, và ngũ cốc
  • Uống nhiều nước và các chất lỏng khác.
  • Đi vệ sinh ngay khi cần , không nhịn đi đại tiện
  • Uống thuốc nhuận tràng. Đây là những loại thuốc giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.

Trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng dưới đây bạn cần phải đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám:

  • Các triệu chứng của bạn là mới hoặc không bình thường đối với bạn
  • Bạn không đi đại tiện trong vài ngày
  • Táo bón không thường xuyên lặp lại trong 3 tuần
  • Đau bụng
  • Bạn có các triệu chứng khác cũng khiến bạn lo lắng [ví dụ: chảy máu, suy nhược, sụt cân hoặc sốt].
  • Những người khác trong gia đình bạn bị ung thư đại trực tràng hoặc bệnh viêm ruột.

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc
  • Ăn kiêng
  • Các bệnh về hệ tiêu hóa
  • Ăn ít chất xơ
  • Lười vận động
  • Nhìn đi ngoài
  • Không uống đủ nước.

Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng dưới đây bạn cần phải theo dõi

  • Máu trong bồn cầu hoặc trên giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện
  • Sốt
  • Giảm cân
  • Mệt mỏi.

Để giảm triệu chứng táo bón cần:

  • Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ. Các lựa chọn tốt là trái cây, rau, và ngũ cốc
  • Uống nhiều nước và các chất lỏng khác.
  • Đi vệ sinh ngay khi cần , không nhịn đi đại tiện
  • Uống thuốc nhuận tràng. Đây là những loại thuốc giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.

Thuốc nhuận tràng có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón

Dưới đây là các xét nghiệm phổ biến nhất mà bác sĩ sử dụng để tìm nguyên nhân gây táo bón:

  • Khám trực tràng
  • Nội soi đại tràng
  • Chụp X-quang hoặc MRI ổ bụng

Việc điều trị táo bón hiệu quả phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân gây ra táo bón. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị táo bón việc đầu tiên bạn cần làm đó là thử ăn nhiều chất xơ hơn và uống nhiều nước hơn. Nếu điều đó không hữu ích, bác sĩ có thể đề nghị:

Bạn có thể giảm nguy cơ bị táo bón trở lại bằng những cách sau:

  • Ăn một chế độ ăn uống đầy đủ chất xơ. Chất xơ có nhiều trong rau, quả, củ và ngũ cốc thô.
  • Uống nước và các chất lỏng khác trong ngày
  • Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường tuần hoàn vùng ổ bụng, khả năng hoạt động cơ sàn chậu, giúp đại tiện dễ dàng hơn.
  • Đi vệ sinh đúng giờ mỗi ngày, Đi đại tiện vào đúng một giờ nhất định và ngồi vệ sinh đúng tư thế.

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể giúp phòng ngừa bệnh táo bón

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang áp dụng phương pháp điều trị cho các trường hợp táo bón do giảm hoặc mất phản xạ đại tiện bằng kích thích điện hậu môn kết hợp với sóng giao thoa, tập phản hồi sinh học [Biofeedback]. Phương pháp trên đã giúp cho > 80% các bệnh bệnh nhân phục hồi phản xạ đại tiện, cải thiện tình trạng nhu động ruột và quá trình tống phân giúp cải thiện tình trạng táo bón.

Tùy vào tình trạng táo bón của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các thăm dò cần thiết như: Chụp khung đại tràng có thuốc cản quang, đo áp lực hậu môn trực tràng, đánh giá chức năng đại tiện và các bệnh lý liên quan đến vùng sàn chậu... để tìm nguyên nhân, từ đó đưa ra phác đồ điều trị tối ưu. Hàng trăm bệnh nhân ở những độ tuổi khác nhau đã đạt được kết quả điều trị mong muốn. Tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá thành công điều trị là bệnh nhân đi ngoài đều đặn hàng ngày, đi ngoài dễ dàng hơn ...

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Mọi thông tin chi tiết Khách hàng vui lòng liên hệ đến các bệnh viện, phòng khám thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tập phục hồi chức năng chữa táo bón

Nguyên nhân và dầu hiệu của bệnh trĩ

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề