Thuốc tiêm có cho uống được không

Nếu bạn chuẩn bị tiêm vắc xin COVID-19, có một số loại thuốc có thể khiến bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc hoãn không tiêm vắc xin.

Thuốc tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp là một bệnh làm suy giảm sự trao đổi chất và hoạt động của nội tiết tố. Tuy nhiên, bộ phận trong hệ thống miễn dịch gây ra bệnh tuyến giáp tự miễn tách biệt với bộ phận chịu trách nhiệm chống lại các bệnh nhiễm trùng. Do đó, hầu hết các loại thuốc tuyến giáp đang được sử dụng sẽ không gây ra các triệu chứng hoặc làm cho vắc-xin kém hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng steroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin.

Các thuốc trị hen và chống dị ứng

Dị ứng là một vấn đề hay được tranh luận trong chủ đề tiêm phòng vắc xin COVID-19 vì nó có thể khiến một số người dễ bị sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, hầu hết các loại thuốc hoặc thuốc kháng histamine mà những người bị dị ứng sử dụng, đều được chứng minh là an toàn khi sử dụng với vắc xin COVID-19. Vắc xin an toàn đối với những người bị dị ứng thực phẩm và mắc các tình trạng dị ứng thông thường như hen suyễn, viêm mũi dị ứng và viêm da dị ứng. Chỉ những người bị sốc phản vệ [phản ứng dị ứng] với bất kỳ thành phần nào của vắc xin mới không nên dùng vắc xin.

Thuốc trị các rối loạn tâm thần

Rất nhiều các bệnh tâm thần và các chứng rối loạn tâm lý khác, như rối loạn giấc ngủ, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Theo quan sát của các bác sĩ, những người bị trầm cảm nặng có thể có phản ứng chậm sau khi tiêm.

Mặc dù hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này. Các thuốc điều trị bệnh tâm thần có thể gây phản ứng chống viêm, mà chúng ta không mong muốn điều này. Ở liều cao, chúng có thể gây giảm bạch cầu. Các bác sĩ khuyến nghị những bệnh nhân này nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin COVID-19.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng nói thêm là lợi ích của việc tiêm vắc xin lớn hơn các tác hại nó có thể mang lại.

Thuốc làm loãng máu

Một số loại vắc xin, bao gồm covishield và covaxin, có mang cảnh báo cho người dùng thuốc làm loãng máu, khiến nhiều người lo lắng… Các loại thuốc làm loãng máu có thể gây mất máu nhiều, phát ban và trong một vài trường hợp, các vết sưng tấy không mong muốn và mất nhiều thời gian để lành.

Những người bị rối loạn chảy máu hoặc bệnh tim nên kiểm tra loại thuốc chống đông máu mà họ đang sử dụng trước khi tiến hành tiêm vắc xin COVID-19. Bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm loãng máu như warfarin hoặc các thuốc chống đông máu mới hơn có một nguy cơ nhỏ bị sưng tấy vết tiêm. Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc mới hơn này có thể bỏ qua liều thuốc buổi sáng, tiêm vắc xin, rồi tiếp tục uống liều thuốc tiếp theo của họ.

Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân nên tuân thủ một số biện pháp chăm sóc sau tiêm chủng để ngăn ngừa các biến chứng. 

Dương Sơn

[Nguồn: Sức khỏe đời sống]

Tôi bị viêm họng phải uống kháng sinh để điều trị, nhưng tôi nghe nói tiêm thuốc kháng sinh sẽ giúp bệnh nhanh khỏi hơn, trước khi tiêm được thử phản ứng ngay nên an toàn hơn thuốc uống. Xin quý báo cho biết, điều đó có đúng không?

Lê Minh Nhật [Vĩnh Long]

Kháng sinh là những chất có nguồn gốc tự nhiên, hoặc bán tổng hợp hoặc tổng hợp có tác dụng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt các vi sinh vật. Do vậy, để nâng cao hiệu quả điều trị và tránh những tác dụng không mong muốn, sử dụng kháng sinh phải theo những nguyên tắc chặt chẽ. Tùy theo loại nhiễm khuẩn, vị trí ổ nhiễm khuẩn, tình trạng người bệnh, có uống được thuốc không, có trong tình trạng cấp cứu không, người già hay trẻ em, có bệnh kèm theo không… mà các kháng sinh được lựa chọn phù hợp. Mỗi thuốc khi được đưa vào sử dụng, sẽ có những liều dùng, khoảng cách giữa các lần dùng và đường dùng khác nhau.

Chỉ dùng kháng sinh đường tiêm khi bệnh nhân không nuốt được, nôn trớ liên tục...

Khi cần sử dụng kháng sinh, và dùng theo đường nào cần phải được bác sĩ cân nhắc lựa chọn. Không tự động lựa chọn sử dụng kháng sinh khi chưa được thầy thuốc chỉ định. Nếu dùng đường uống mà cho kết quả tương tự đường tiêm thì ưu tiên đường uống hơn vì vừa dễ sử dụng, giá thành rẻ, ít tai biến.

Chỉ dùng kháng sinh đường tiêm trong các trường hợp sau: Bệnh nhân không nuốt được, tổn thương hệ tiêu hóa, nôn trớ liên tục…; Tình trạng nhiễm khuẩn nặng, rối loạn hấp thu đường tiêu hóa; Cần khống chế ngay tình trạng nhiễm khuẩn tiến triển nhanh như trong nhiễm khuẩn máu do não mô cầu.

Thạc sĩ Vũ Hồng Anh


Vậy tôi có nên đề nghị bác sĩ cho dùng thuốc tiêm không?

Nguyễn Thị Minh [Hoà Bình]

Rất nhiều bệnh nhân khi đi khám bệnh bác sĩ kê đơn thuốc uống lại không hài lòng vì nguyện vọng là muốn được dùng thuốc tiêm cho nhanh khỏi như trường hợp của chị. Đây là một quan niệm không đúng.

Có thể nói rằng, uống thuốc là một trong những cách điều trị cơ bản lâu đời với cả y học cổ truyền và y học hiện đại. Khi uống thuốc, thuốc được hấp thu qua đường tiêu hoá từ từ, tương đối phù hợp với sinh lý và đặc biệt hiếm khi gây phản ứng tức thì đe doạ đến tính mạng người dùng. Trong hầu hết các trường hợp đau yếu thông thường, thuốc uống hoàn toàn đảm bảo hiệu quả chữa bệnh. Còn tiêm thuốc, thuốc sẽ được hấp thu nhanh, trực tiếp vào máu nên thường cho tác dụng nhanh, mạnh và đầy đủ hơn. Tuy nhiên, thuốc tiêm chỉ nên sử dụng trong các trường hợp cấp cứu hoặc với các ca không thể dùng thuốc uống được và nên tiêm ở các cơ sở y tế có điều kiện về trình độ và phương tiện cấp cứu vì thuốc tiêm hay gây ra sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng, nếu không được cấp cứu kịp thời dễ dẫn tới tử vong. Hơn nữa khi tiêm, bệnh nhân sẽ đau hơn, tốn kém hơn [thuốc tiêm bao giờ cũng đắt hơn thuốc uống]... Vì những lý do trên  mà người ta khuyên rằng không nên lạm dụng thuốc theo đường tiêm.

Với trường hợp của chị, khi bác sĩ kê đơn, chị nên tuân thủ y lệnh của thầy thuốc về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày và liệu trình dùng thuốc đồng thời thực hiện những lời khuyên của bác sĩ… bệnh sẽ thuyên giảm và khỏi, không cần phải dùng đến thuốc tiêm.


 Những chú ý khi cấp thuốc qua đường miệng: Một số  loại thuốc  có thể hấp thu nhanh ở loài này nhưng hấp thu chậm ở loài khác. Qua điều trị thực tế cho thấy các thuốc trị giun sán như   albendazole, fenbendazole chỉ cần dùng 1 liều duy nhất  ở trâu bò ngựa dê cừu do các thuốc này  tạo được tác động   kéo dài trong ống tiêu hóa nhưng đối với  gia cầm, heo, chó mèo thì cần phải dùng lập lại  để duy trì tác động loại bỏ ký sinh trùng đường tiêu hóa. Sinh khả dụng qua đường uống của thuốc cũng khác nhau ở từng loài động vật được chỉ định dùng thuốc. Nghiên cứu về  sinh khả dụng qua đường uống của  amoxicillin ở các loài động vật, nhiều tài liệu công bố sinh khả dụng thay đổi rất lớn theo loài: Ở cá từ  1-3%,  ngựa là  5%, ở heo từ  28-33%, ở gia cầm từ  59-68%, ở chó mèo từ  60-80%, và ở người đến 90%.  Sự khác biệt này có thể là do chiều dài  và thể tích đường  tiêu hóa ở các loài động vật khác nhau  dẫn đến khả năng hấp thu và chuyển hóa thuốc khác nhau. Ngoài ra thức ăn cũng có thể tác động đến hiệu quả sử dụng của thuốc . Có thuốc cần uống  khi  ăn , có thuốc cần uống xa  bữa ăn  để bảo đảm được hiệu quả điều trị. Những thông tin sau được biên dịch từ  tài liệu của Akos Jerzsele [Szent Istvan University- Hungary]   có thể hữu ích cho người chăn nuôi.

            Ngựa:  Hầu hết kháng sinh khi dùng cho ngựa qua đường uống đều bị giảm hấp thu bởi thức ăn, do vậy đối với ngựa, cấp thuốc qua đường tiêm chích là phương pháp ưu tiên được lựa chọn, trong đó tiêm bắp hiệu quả hơn tiêm dưới da. Nếu dùng thuốc qua đường uống, không cho ngựa ăn trước đó 2- 4 giờ. Sinh khả dụng của thuốc uống ở  ngựa thay đổi theo tuổi.  Nghiên cứu sinh khả dụng của Cefadroxil [cephalosporin thế hệ 1] qua đường uống ở ngựa sơ sinh là 100%, nhưng ở 5 tháng tuổi chỉ còn 15%.

            Trâu bò: Hệ  vi sinh vật  dạ cỏ có thể tác động đến  hầu hết các loại thuốc  khi dùng qua đường uống.  Các nghiên cứu cho thấy enzym urease do vi khuẩn dạ cỏ tiết ra biến urea thành ammonia  đã  làm tăng độc tính của urea khi nhiễm ở trâu bò cao hơn so với heo; Hoặc vi khuẩn  dạ cỏ có khả năng chuyển hóa Netobimine  [dạng không hoạt tính của albendazole] thành albendazole sulphoxide  [có hoạt tính] giúp tăng hiệu quả điều trị của các thuốc trị giun sán ký sinh.   Đối với động vật nhai lại, kháng sinh có thể tác động đến hệ vi sinh vật dạ cỏ làm xáo trộn  hệ vi sinh vật ổn định đã được thiết lập,   và ngược lại kháng sinh cũng có thể bị giảm hoạt tính do khối lượng lớn của dịch dạ cỏ chứa nhiều loại vi khuẩn và protozoa đã làm pha loãng  và bất hoạt kháng sinh. Do đó kháng sinh chỉ dùng qua đường uống chỉ thích hợp cho bê nghé dưới 6 tháng tuổi.

            Chó mèo: là  động vật ăn thịt,  pH dịch vị tiết ra khi cho ăn  rất mạnh [pH= 1-2]  có thể tác động đến nhiều dược chất. Do vậy đa phần thuốc dùng uống ở chó, mèo được sử dụng khi chúng đã ăn no, lúc này pH dịch vị đã tăng do pha loãng với thức ăn [pH = 5-6 ] phù hợp cho sử dụng nhiều loại thuốc,  điển hình là  các thuốc ức chế bơm proton   [PPI] các thuốc kháng viêm  non –corticoid [NSAID]. Tuy nhiên, ngược lại  cũng có các loại thuốc cần có pH mạnh để tăng tác dụng như  Ketoconazole,  nên  được dùng  khi cho ăn. Sự hiện diên của thức ăn  cũng làm  giảm tác dụng của một số hoạt chất nên cần giảm lượng thức ăn khi điều trị  hoặc dùng xa bữa ăn như ampicillin,  oxytetracycline, chlortetracycline, cimetidine … Dạng  bào chế cũng tác động lên sinh khả dụng của thuốc. Các nghiên cứu dược động học cho thấy  ampicillin ở 3 dạng bào chế  khác  nhau là suspension, dung dịch lõng và dạng viên có sinh khả dụng qua đường uống tương ứng là 77%, 68% và 64%.

            Heo: Cấp thuốc qua đường miệng rất phổ biến. Tuy  nhiên cần chú ý một số thuốc không hấp thu qua đường tiêu hóa [colistin, một số kháng sinh nhóm beta-lactam và kháng sinh nhóm aminosid- ngoại trừ apramycin hấp thu 25-30%] chỉ tác động đến các vi khuẩn trong lòng ruột, do đó khi điều trị bằng đường uống cần kết hợp với một thuốc có sinh khả dụng tốt để tạo được tác dụng nhiễm trùng toàn thân. Ở heo,  sự thủy phân của acid dịch vị và tác động của hệ  enzyme tiêu hóa đường ruột mạnh  nên nhiều kháng sinh bị phân hủy, dẫn đến khả năng   hấp thu của nhiều loại  thuốc khi dùng qua đường miệng ở  heo chỉ  bằng khoảng một nửa so với gia cầm.

            Gia cầm: Do tổng đàn nuôi lớn nên  cấp thuốc qua đường  nước uống hoặc trộn vào thức ăn là phương pháp được sử dụng phổ biến hơn đường tiêm chích.  Ngoài ra, nhiều loại thuốc có giá trị sinh khả dụng qua đường uống tương đương như tiêm bắp:  Ở vịt,  sinh khả dụng marbofloxacin qua đường uống là 81%,  tiêm bắp  và 87%.  Ở gà, sinh khả dụng của amoxicillin qua  đường uống là 61%  và tiêm bắp là   77%.  Các nghiên cứu này cho thấy có nhiều loại kháng sinh dùng cho gia cầm qua đường miệng cũng tạo được hiệu quả như qua đường tiêm chích mà không cần phải tăng liều sử dụng.

            Từ những khác biệt trong sinh khả dụng của các hoạt  chất đối với từng loài vật nuôi như vừa nêu, khi cấp thuốc cho vật nuôi qua đường miệng  người nuôi cần tuyệt đối  tuân thủ theo chỉ định  và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. 

ThS. Nguyễn Ngọc Phú Vinh - Trung tâm R&D Vemedim.

Video liên quan

Chủ Đề