Thông tư: về thư viện trường học

Ngày 11/02/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành công văn mới về thư viện trường học với Quyết định 206/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".

1. Bối cảnh ban hành công văn mới về thư viện trường học

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2025, 100% thư viện có vai trò quan trọng, thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thư viện đại học và thư viện chuyên ngành ở trung ương có trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ trực tuyến, tích hợp với thành phần dữ liệu mở của Hệ tri thức Việt số hóa; 60% số thư viện trong cả nước trở lên được kiểm tra, quản lý thông qua hệ thống quản lý thông tin của cơ quan quản lý;…

Bên cạnh đó, các nhiệm vụ giải pháp của Chương trình gồm: Hoàn thiện các quy định về điều kiện tối thiểu của hạ tầng, thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại đối với thư viện có vai trò quan trọng, bảo đảm hỗ trợ, phục vụ tích cực quá trình chuyển đổi số; Đa dạng hóa các dịch vụ thư viện sử dụng tài nguyên số, sản phẩm thông tin số ứng dụng trí tuệ nhân tạo;…

Công văn mới về thư viện trường học này có hiệu lực kể từ ngày ký.


2. Quyết định 206/QĐ-TTG số hóa ngành thư viện đến năm 2025

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

_________

Số: 206/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

Hà Nội, ngày 11 tháng 02 năm 2021


QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

__________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Thư viện ngày 21 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Căn cứ Nghị định số 93/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thư viện;

Căn cứ Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa”;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

 QUYẾT ĐỊNH:

 Điều 1. Phê duyệt Chương trình “Chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” [sau đây gọi tắt là Chương trình] với nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại; bảo đảm cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng; thu hút đông đảo người dân quan tâm, sử dụng dịch vụ thư viện, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập.

2. Mục tiêu chủ yếu và định hướng

a] Mục tiêu chủ yếu đến năm 2025

- 100% thư viện công lập có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư cùng với Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là thư viện có vai trò quan trọng] hoàn thiện và phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin thư viện theo chức năng, nhiệm vụ, văn bản hợp tác.

- 100% thư viện có vai trò quan trọng, thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thư viện đại học và thư viện chuyên ngành ở trung ương có trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ trực tuyến, tích hợp với thành phần dữ liệu mở của Hệ tri thức Việt số hóa; 80% thư viện chuyên ngành và thư viện đại học khác, 60% thư viện cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác có trang thông tin điện tử có khả năng cung cấp dịch vụ trực tuyến trên nhiều phương tiện truy cập [trừ các dịch vụ thuộc phạm vi bí mật nhà nước và dịch vụ đọc hạn chế].

- 70% tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học do các thư viện có vai trò quan trọng thu thập và quản lý được số hóa; 70% tài liệu nội sinh, các công trình nghiên cứu khoa học do các thư viện chuyên ngành, thư viện đại học thu thập và quản lý được số hóa.

- 100% người làm công tác thư viện được đào tạo và đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng vận hành thư viện hiện đại.

- 60% số thư viện trong cả nước trở lên được kiểm tra, quản lý thông qua hệ thống quản lý thông tin của cơ quan quản lý.

b] Định hướng đến năm 2030

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển thư viện số, thực hiện liên thông ở mọi loại hình thư viện, bảo đảm cung ứng hiệu quả dịch vụ cho người sử dụng thư viện mọi nơi, mọi lúc.

Xem chi tiết Quyết định 206/QĐ-TTg tại đây 

Đây là công văn mới về thư viện trường học đề cập đến chương trình chuyển đổi số hóa thư viện mà các đơn vị giáo dục, trường học đã, đang và sẽ thành lập thư viện cần nằm rõ để thực hiện đúng tiến độ được ban hành trong quyết định 206 này. 

Trong bối cảnh áp dụng công nghệ 4.0 trong mọi lĩnh vực ngày một phổ biến và hưởng ứng chính sách của chính phủ, Lạc Việt Vebrary đã phát triển và cho ra đời phần mềm thư viện điện tử đáp ứng đầy đủ nhu cầu chuyển đổi thư viện số cho mọi hình thức thư viện trên cả nước. Liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn và trải nghiệm sử dụng phần mềm ngay hôm nay.

Có thể bạn quan tâm:

Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông về đầu sách: tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông về các loại tài liệu phải có đủ ba bộ phận: Sách giáo khoa [SGK],

TIÊU CHUẨN THƯ VIỆN TRƯỜNG PHỔ THÔNG VỀ ĐẦU SÁCH

Kiến thức của bạn:

     Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông về đầu sách

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

  • Quyết định số 01/2003 QĐ-BGDĐT

Nội dung tư vấn

     Ngày mùng 02 tháng 01 năm 2003 Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành quyết định số 02 /2003 có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 659/QĐ-NXBCD ngày 09/7/1990 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về tiêu chuẩn thư viện trường học áp dụng cho các trường phổ thông, Văn bản này quy định các tiêu chuẩn, quy trình công nhận thư viện đạt chuẩn của các trường thuộc giáo dục phổ thông: tiêu học; trung học cơ sở; trung học phổ thông [sau đây gọi chung là trường phổ thông].

1. Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông về sách

     Điều 2 Quyết định số 02 /2003 QĐ-BGDĐT quy định như sau:

“Điều 2.  Sách, gồm 3 bộ pbận

  1. Sách giáo khoa: Trước ngày khai ảnh năm học mới nhà trường phải có “tủ sách giáo khoa dùng chung” để đảm bảo cho mỗi học sinh có 01 bộ sách giáo khoa [bằng các hình thức mua, thuê hoặc mượn].

     Đảm bảo 1000 học sinh thuộc diện chính sách xã hội, học sinh nghèo có thể thuê, mượn sách giáo khoa.

  1. Sách nghiệp vụ của giáo viên:

a] Các văn bản, Nghị quyết của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, ngành, liên Bộ hên ngành, các tài liệu hướng dẫn của ngành phù hợp với cấp học, bậc học và nghiệp vụ quản lý giáo dục phổ thông.

b] Các sách bồi [dưỡng về nghiệp vụ sư phạm]

c] Các sách nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên theo từng chu kỳ.

Mỗi tên sách nghiệp vụ của giáo viên phải đủ cho mỗi giáo viên có 1 bản và 3 bản lưu tại thư viện. Riêng đối với thư viện trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, được tính theo bộ môn mà giáo viên trực tiếp giảng dạy.

a] Các sách công cụ, tra cứu: từ điển, tác phẩm kinh điển [mỗi tên sách có từ 3 bản trở lên].

b] Sách tham khảo của các môn học [mỗi tên sách có tôi thiểu từ 5 bản trở lên].

c] Sách mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ của các môn học: phù hợp với các chương trình của từng cấp học, bậc học [mỗi tên sách có từ 3 bản trở lên].

d] Sách phục vụ các nhu cầu về mở rộng, nâng cao kiến thức chung, tài liệu về các cuộc thi theo chủ đề, chuyên đề, các đề thi học sinh giỏi [mỗi tên sách có từ 5 bản trở lên]

đ] Các trường phổ thông căn cứ vào danh mụ sách dùng cho thư viện các trường phổ thông đối với Giáo dục và, Đào tạo hướng dẫn hàng năm [bắt đầu từ năm 2000] để có kế hoạch bổ sung sách tham khảo cho thư viện trường học.”

     Theo quy định trên thì tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông về các loại tài liệu phải có đủ ba bộ phận: Sách giáo khoa [SGK], sách nghiệp vụ của giáo viên, sách tham khảo. Thư viện bổ sung đúng chủng loại, số lượng như sau:

a. Sách giáo khoa hiện hành

     Đối với học sinh: Trước ngày khai giảng năm học mới, nhà trường phải có “Tủ sách giáo khoa dùng chung” để phục vụ số học sinh không đủ điều kiện mua sách, đảm bảo cho mỗi em có một bộ sách giáo khoa [bằng hình thức thêu hoặc mượn].

     Đối với giáo viên: Cung cấp cho giáo viên trực tiếp đứng lớp có đủ sách giáo khoa để soạn giảng [giáo viên tiểu học có đủ sách giáo khoa theo khối lớp; giáo viên trung học có đủ SGK theo bộ môn hiện đang trực tiếp giảng dạy]. Thư viện cần dự trữ mỗi tên sách có một bản cho giáo viên dạy bộ môn đó.

Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông

b. Sách nghiệp vụ của giáo viên:

     Có đủ các văn bản, nghị quyết của Đảng; văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, tài liệu hướng dẫn của ngành phù hợp với cấp học, bậc học và nghiệp vụ quản lí giáo dục phổ thông.

     Mỗi tên sách nghiệp vụ của giáo viên, đặc biệt các loại sách được biên soạn theo chương trình mới phải có đủ cho mỗi giáo viên 01 bản. Giáo viên tiểu học được tính theo khối lớp, giáo viên trung học tính theo bộ môn hiện đang trực tiếp giảng dạy. Ngoài ra

+ Đủ 3 bản lưu tại kho đối với thư viện đạt mức chuẩn

+ Đủ 4 bản lưu tại kho đồi với thư viện đạt mức tiên tiến và xuất sắc.

c. Sách tham khảo

     Số lượng các sách tham khảo trong thư viện phải đạt số bình quân sau: Trường tiểu học:

  • Trường ở thành phố, thị xã và đồng bằng tối thiểu 1 học sinh có 2 cuốn sách: Các trường ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, tối thiểu 2 học sinh có 1 cuốn sách. Số sách tham khảo phải có đầy đủ tên sách theo danh mục sách dùng cho thư viện các trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn hàng năm.
  • Trường trung học cơ sở: Trường ở thành phố, thị xã và đồng báng tối thiểu 1 học sinh có 3 cuốn sách. Các trường ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, tối thiểu 1 học sinh có 1 cuốn sách. Số sách tham khảo phải có đầy đủ tên sách theo danh mục sách dùng cho thư viện các trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn hàng năm. Trường trung học phổ thông:
  • Trường ở thành phố, thị xã, đồng bằng tối thiểu 1 học sinh có 4 cuốn sách. Các trường ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, tối thiểu 1 học sinh có 2 cuốn sách. Số sách tham khảo phải có đầy đủ tên sách theo danh mục sách dùng cho thư viện các trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn hàng năm.

2. Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông về báo, tạp chí, bản đồ và tranh ảnh giáo dục.

     Báo, tạp chí: báo Nhân dân, báo Giáo dục và Thời đại, tạp chí Giáo dục, tạp chí Thế giới mới và các loại báo, tạp chí, tập san của ngành phù hợp với ngành học, cấp học.

     Ngoài ra còn có các loại báo, tạp chí khác phù hợp với lứa tuổi và bậc học của nhà trường.

     Bản đồ và tranh ảnh giáo dục, bảng giá giáo khoa: Đảm bảo đủ các loại bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng, đĩa giáo khoa do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản và phát hành từ sau năm 1998.

     Mỗi tên bản đồ, tranh ảnh được tính tối thiểu theo lớp, cứ 2 lớp cùng khối có 1 bản.

      Để được tư vấn chi tiết về Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail:. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./             

Liên kết tham khảo:

Video liên quan

Chủ Đề