Thi thăng hạng giáo viên 2023

Trong thời gian gần đây, khi Thông tư số 28/2017/TT-BGDĐT ngày 30/11/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập thì hầu hết giáo viên mầm non và phổ thông các cấp đều hiểu rằng để thăng hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên chỉ cần nộp hồ sơ để dự xét mà không phải thi.

Liên quan đến vấn đề này,  ngày 19/4/2018, Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên đã ban hành văn bản số 501/SNV-CCVC  về việc xây dựng báo cáo cơ cấu chức danh nghề nghiệp và xác định chỉ tiêu, danh sách thi thăng hạng giáo viên lên hạng III và lên hạng II năm 2017 - 2018. Sau văn bản này, có rất nhiều ý kiến thắc mắc như: Văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là xét tại sao tỉnh mình lại tổ chức thi? Tổ chức thi thăng hạng có trái với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo không? Chúng em muốn các cơ quan có thẩm quyền cho giáo viên được xét thăng hạng...

Mong muốn của giáo viên không có gì sai nhưng cách hiểu “để thăng hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên chỉ cần nộp hồ sơ để dự xét mà không phải thi” này là chưa chính xác, giáo viên muốn thăng hạng vẫn có thể phải trải qua kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.

Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp được quy định bởi Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức, tại khoản 3 Điều 3 Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Thông tư này quy định như sau:

“3. Căn cứ vào đặc điểm của hoạt động nghề nghiệp và điều kiện cụ thể của đơn vị, ngành, lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, các cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp quyết định hình thức thi hoặc hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức theo thẩm quyền quy định tại Điều 30 Nghị định 29/2012/NĐ-CP”.

Theo quy định trên, việc tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên sẽ được thực hiện thông qua hai hình thức: thi thăng hạng hoặc xét thăng hạng. Tùy vào đặc điểm và điều kiện cụ thể của đơn vị và lĩnh vực hoạt động của ngành; các cơ quan, đơn vị tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp sẽ quyết định lựa chọn hình thức tổ chức là thi thăng hạng hay là xét thăng hạng, và nội dung tổ chức phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP.

Như vậy, giáo viên vẫn có thể phải tham gia kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, nếu cơ quan có thẩm quyền lựa chọn tổ chức thăng hạng thông qua hình thức thi theo quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng được quy định cụ thể tại Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT ngày 18/8/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch số 89/KH-BGDĐT ngày 06/03/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Tổ chức kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ hạng II lên hạng I năm 2018, theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đã rà soát, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập hội đồng thẩm định các điều kiện dự thi thăng hạng và cử 12 giáo viên đủ điều kiện đăng ký dự thi về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Liên quan đến việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên, tháng 5/2018, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ đã tiến hành rà soát và đăng ký chỉ tiêu thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, theo thống kê ban đầu, toàn tỉnh có  1.563 giáo viên đăng ký dự thi thăng hạng từ hạng III lên hạng II và 1.116 giáo viên đăng ký dự thi thăng hạng từ  hạng IV lên hạng III, trong đó các cấp học cụ thể như sau: mầm non: 921 người, tiểu học: 936 người; Trung học cơ sở: 506 người; trung học phổ thông: 316 người.

 Trong thời gian tới Sở Nội vụ sẽ có đề án, kế hoạch thi thăng hạng cụ thể và tổ chức kỳ thi theo quy định phân cấp hiện hành./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thắm

Nguồn tin: Phòng Tổ chức cán bộ

Việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng II lên giáo viên hạng I được thực hiện thông qua việc xét, chấm điểm hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng và kiểm tra, sát hạch theo quy định.

Xét hoặc thi thăng hạng đối với giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Thông tư quy định giáo viên được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau: Cơ sở giáo dục có nhu cầu và được người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý cử đi dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng; được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhiệm; đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của hạng đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng theo quy định…

Trường hợp đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo Khoản 6 và 7 Điều 39 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì xác định đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ, tin học của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký thăng hạng.

Nội dung, cách thức xét thăng hạng giáo viên hạng II, hạng III

Việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng II lên giáo viên hạng I được thực hiện thông qua việc xét, chấm điểm hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng và kiểm tra, sát hạch theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I của mỗi cấp học. Giáo viên hạng II dự xét thăng hạng lên giáo viên hạng I được tham dự kiểm tra, sát hạch khi điểm hồ sơ đạt 100 điểm theo thang điểm quy định.

Việc kiểm tra, sát hạch được thực hiện bằng hình thức làm bài trắc nghiệm hoặc phỏng vấn. Đối với hình thức làm bài trắc nghiệm, thời gian thực hiện là 60 phút; đối với hình thức phỏng vấn, thời gian không quá 15 phút/người.

Việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng III lên giáo viên hạng II được thực hiện thông qua xét và chấm điểm hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II của mỗi cấp học.

Người được xác định trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải có đủ hồ sơ kèm theo các minh chứng theo quy định. Đối với trường hợp dự xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I, điểm chấm hồ sơ phải đạt 100 điểm và điểm kiểm tra, sát hạch phải đạt từ 15 điểm trở lên. Đối với trường hợp dự xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II, điểm chấm hồ sơ phải đạt 100 điểm.

Trường hợp số lượng hồ sơ xét thăng hạng đáp ứng yêu cầu nhiều hơn số chỉ tiêu thăng hạng được cấp có thẩm quyền giao, đối với trường hợp dự xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I: Lấy điểm kiểm tra, sát hạch từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu.

Đối với trường hợp dự xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II, sử dụng quy định về nhiệm vụ của hạng II để làm căn cứ xét thăng hạng, lấy điểm chấm minh chứng về các nhiệm vụ của hạng II mà giáo viên hạng III đã thực hiện trong 6 năm liền kề trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét theo thứ tự từ cao đến thấp.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/1/2022.

Theo Chinhphu.vn

Chủ Đề