Theo tiêu chuẩn GHS có 4 mục phân loại nguy hiểm mục nào là nguy hiểm nhất

GHS là gì? Hẵn các bạn khi học về an toàn hóa chất, làm việc trong các phòng thí nghiệm, các nhà máy hóa chất, các công ty liên quan đến hóa chất… sẽ biết đến khái niệm này. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Vậy GHS thực sự là gì? GHS từ đâu mà ra và dùng để làm gì? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết hôm nay. Mời các bạn chúng ta cùng tham khảo để hiểu rõ hơn nhé!

Mục lục

  • I. GHS là gì?
  • II. Tại sao GHS được phát triển?
  • III. Phạm vi của GHS là gì?
  • IV. Một số thuật ngữ chính trong GHS
  • V. Hệ thống GHS được tổ chức như thế nào?
    • 5.1. Nhóm nguy hại vật lý
    • 5.2. Nhóm nguy hại sức khỏe
    • 5.3. Nhóm nguy hại môi trường
  • VI. Thông tin mới nhất, chính xác nhất về các tiêu chí GHS ở đâu?
  • VII. Một số câu hỏi về liên quan đến GHS
    • 7.1. Việc áp dụng GHS có bắt buộc đối với tất cả các quốc gia hay không?
    • 7.2. GHS được các quốc gia áp dụng như thế nào?
    • 7.3. Khi một quốc gia áp dụng GHS thì có cần áp dụng tất cả các yếu tố GHS hay không?
    • 7.4. Ai đảm bảo thực thi GHS
  • VIII. Sự cần thiết của GHS trên toàn cầu
  • IX. Dịch vụ dịch thuật và làm SDS theo chuẩn GHS

I. GHS là gì?

GHS [Globally Harmonized System of Classification and Labeling of Chemicals] là Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất. Đây là một hệ thống thông tin về nguy cơ đối với các hóa chất nguy hại có thể được áp dụng cho các nước trên thế giới.

Bạn đang xem: Ghs là gì

GHS được phát triển bởi một nhóm chuyên gia của Liên hợp quốc [UN – United Nation], gồm các chuyên gia về thông tin nguy hiểm. Họ đã thiết lập theo 2 yếu tố tiêu chuẩn chính:

Các quy tắc để phân loại các mối nguy hiểm cảu sản phẩm hóa chất [ví dụ: chất, vật liệu hoặc hỗn hợp].Bộ công cụ thông tin gồm:Nội dung cho nhãn và SDS với:Cảnh báo nguy cơ và đề phòng [hazard and precautionary statements]Kí hiệu [symbols]Từ cảnh báo [signal word]

II. Tại sao GHS được phát triển?

Các quốc gia khác nhau có hệ thống phân loại và ghi nhãn các sản phẩm hóa chất khác nhau. Thậm chí, cùng một quốc gia có thể tồn tại những hệ thống khác nhau. Mặc dù các hệ thống hiện tại tương tự nhau và nhiều mặt nhưng chúng vẫn có những khác biệt đáng kể. Từ đó, các phân loại nguy hại, ghi nhãn hoặc thông tin trên SDS là khác nhau cho cùng một chất. Ví dụ một quốc gia có thể phân loại chất này gây tổn thương mắt nghiêm trọng trong khi quốc gia khác chỉ phân loại là gây kích ứng mắt. Hoặc một quốc gia phân loại một chất là chất gây ung thư còn quốc gia khác thì không.

Thực trạng này gây tốn kém cho các chính phủ trong việc quản lý và thực hiện. Các công ty cũng tốn kém khi phải tuân thủ nhiều hệ thống khác nhau. Người lao động thì bối rối và khó hiểu các mối nguy hại của hóa chất để làm việc an toàn. Do yêu cầu đòi hỏi một quy chuẩn áp dụng chung trên toàn thế giới mà GHS được ra đời.

Hiện nay, ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng các nguyên tắc của GHS. Việc này mang đến nhiều lợi ích thiết thực:

Thúc đẩy sự thống nhất trên toàn thế giớiGiảm bớt sự tuân thủ nhiều hệ thốngGiảm bớt chi phíThông tin về các mối nguy hại được cải thiện và nhất quánKhuyến khích việc sử dụng, lưu trữ và vận chuyển an toàn hơnThúc đẩy việc ứng phó các sự cố khẩn cấp tốt hơn.Giảm việc thử nghiệm trên động vật

III. Phạm vi của GHS là gì?

GHS được áp dụng cho tất cả các sản phẩm hóa chất nguy hiểm, bao gồm các sản phẩm được áp dụng cho các mục đích sau:

Hóa chất công nghiệpHóa chất nông nghiệpHóa chất tiêu dùngThuốc trừ sâuDược phẩm

Về đối tượng mục tiêu của GHS bao gồm những người tiếp xúc với hóa chất và liên quan đến các sản phẩm hóa chất trong nhiều ngành khác nhau. Ví dụ: sản xuất hóa chất, xây dựng, kho hàng, vận tải, logistics, nhân viên y tế… và người tiêu dùng.

IV. Một số thuật ngữ chính trong GHS

Để hiểu rõ hơn GHS là gì, bạn cần nắm được một số thuật ngữ chính trong GHS. Dưới đây là một số thuật ngữ quan trọng cần nắm vững.

Label – Nhãn: Với GHS, một số thông tin nhất định sẽ xuất hiện trên nhãn. Các thông tin được chuẩn hóa như nhận dạng hóa học, cảnh báo nguy hiểm, từ tín hiệu, biểu tượng sẽ xuất hiện trên nhãn theo phân loại của chất hay hỗn hợp đó.Hazard group – Nhóm nguy hại: GHS chia các mối nguy hại thành 3 nhóm chính: vật lý [Physical], sức khỏe [Health] và môi trường [Environment].Class – Lớp nguy hại: Là thuật ngữ để mô tả các loại mối nguy khác nhau. Ví dụ: Khí nén là một ví dụ về loại nguy hại trong nhóm vật lý.Category – phân loại: là thuộc tính con của lớp [Class]. Ví dụ: Lớp Serious eye damage/Eye irritation [Tổn thương mắt nghiêm trọng/kích ứng mắt] có 3 loại: Gây tổn mắt nghiêm trọng [Loại 1], Gây kích ứng mắt nghiêm trọng [Loại 2 hoặc 2A] và Gây kích ứng mắt [Loại 3].Hazard statement – Thông báo nguy hiểm: Đối với mỗi phân loại [Category] của một lớp [Class], một thông báo tiêu chuẩn hóa được sử dụng để mô tả mối nguy. Thông báo nguy hiểm sẽ xuất hiện trên cả SDS và trên nhãn sản phẩm.Hazard precaution – Thông báo phòng ngừa: Các thông báo phòng ngừa là cụm từ tiêu chuẩn hóa đẻ mô tả các khuyến nghị để ngăn chặn hoặc giảm thiểu các tác động bất lợi do tiếp xúc, sử dụng hoặc bảo quản không đúng cách sản phẩm nguy hiểm.Signal word – Từ cảnh báo: GHS có hai từ cảnh cáo là Nguy hiểm [Danger] và Cảnh báo [Warning]. Những từ này được dùng để thông báo mức độ nguy hiểm trên cả SDS và nhãn. Có những nguy hại không sử dụng từ cảnh báo.

V. Hệ thống GHS được tổ chức như thế nào?

GHS bao gồm 3 nhóm nguy hại chính:

Các nguy hại về vật lýCác nguy hại về sức khỏeCác nguy hại về môi trường

Trong mỗi nhóm nguy hại này có các lớp và phân loại nhỏ hơn.

5.1. Nhóm nguy hại vật lý

Các tiêu chí phân loại hóa chất được phát triển cho các loại nguy cơ vật lý sau:

Explosives: Chất nổFlammable gases: Khí dể cháyAerosols and chemicals under pressure: Sol khí và hóa chất nénOxidizing gases: Khí oxi hóaGases under pressure: Khí nénFlammable liquids: Chất lỏng dễ cháyFlammable solids: Chất rắn dễ cháySelf-reactive substances and mixtures: Chất và hỗn hợp tự phản ứngPyrophoric liquids: Chất lỏng tự cháyPyrophoric solids: Chất rắn tự cháySelf-heating substances and mixtures: Chất và hỗn hợp tự phát nhiệtSubstances and mixtures which, in contact with water, emit flammable gases: Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước sinh ra khí dễ cháyOxidizing liquids: Chất lỏng oxi hóaOxidizing solids: Chất rắn oxi hóaOrganic peroxides: Peroxide hữu cơCorrosive to metals: Ăn mòn kim loạiDesensitized explosives: Chất nổ không nhạy

5.2. Nhóm nguy hại sức khỏe

Các tiêu chí phân loại hóa chất được phát triển cho các loại nguy cơ sức khỏe:

Acute toxicity: Độc cấp tínhSkin corrosion/irritation: Ăn mòn/kích ứng daSerious eye damage/eye irritation: Tổn thương nghiêm trọng/kích ứng mắtRespiratory sensitization: Tác nhân nhạy hô hấpSkin sensitization: Tác nhân nhạy với daGerm cell mutagenicity: Đột biến tế bào mầm [tế bào gen]Carcinogenicity: Tác nhân gây ung thưReproductive toxicity: Độc tính sinh sảnSpecific target organ toxicity – single exposure: Độc đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm đơnSpecific target organ toxicity – repeated exposure: Độc đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm lặp lạiAspiration hazard: Nguy hại hô hấp

5.3. Nhóm nguy hại môi trường

Hazardous to the aquatic environment [acute and chronic]: Gây nguy hiểm cho môi trường thủy sinh [cấp tính và mãn tính]Hazardous to the ozone layer: Độc cho tầng ozon

VI. Thông tin mới nhất, chính xác nhất về các tiêu chí GHS ở đâu?

VII. Một số câu hỏi về liên quan đến GHS

7.1. Việc áp dụng GHS có bắt buộc đối với tất cả các quốc gia hay không?

Việc áp dụng Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất GHS là không bắt buộc. Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc luôn khuyến khích các nước áp dụng. Việc này có nhiều lợi ích cho các quốc gia trên thế giới áp dụng nó.

Xem thêm: Nghịch Lý Tăng Trưởngvà Nghèo Đói Tại Sao Châu Phi Lại Nghèo?

7.2. GHS được các quốc gia áp dụng như thế nào?

7.3. Khi một quốc gia áp dụng GHS thì có cần áp dụng tất cả các yếu tố GHS hay không?

Khi một quốc gia áp dụng GHS, họ có quyền lựa chọn toàn bộ hay một phần các yếu tố GHS như:

Chọn 1 hoặc nhiều lớp nguy hại [Class]Chọn các phân loại mà nó sẽ áp dụng cho một loại nguy cơ cụ thể

Khi một quốc gia chấp nhận phân loại nguy hại theo GHS thì phải áp dụng theo quy định của GHS. Việc áp dụng này giúp các quốc gia có cùng tiêu chí phân loại giống nhau.

7.4. Ai đảm bảo thực thi GHS

Việc thực thi GHS ở mỗi quốc gia là khác nhau. Sau khi áp dụng GHS vào luật, các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó sẽ đảm bảo thực thi theo luật định.

VIII. Sự cần thiết của GHS trên toàn cầu

Hóa chất từ công đoạn sản xuất đến lưu trữ, vận chuyển và sử dụng là mối nguy hiểm luôn hiện hữu đối với sức khỏe con người và môi trường. Trẻ em, người già, mọi người ở mọi độ tuổi, sử dụng bảng chữ cái và ngôn ngữ khác nhau, thuộc các điều kiện xã hội khác nhau, kể cả thất học… hàng ngày đều phải đối mặt với các mối nguy hiểm từ các sản phẩm hóa chất. Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất [GHS] giúp các quốc gia trên thế giới có nhiều lợi ích, sự thống nhất, giúp kiểm soát phơi nhiễm hóa chất, lưu trữ, vận chuyển an toàn, qua đó bảo vệ con người và môi trường một cách tốt hơn.

Hệ thống hài hòa toàn cầu GHS giúp cho việc phân loại, dán nhãn và làm SDS được dễ dàng hơn. GHS cung cấp các cơ sở để hài hòa các quy tắc và quy định về hóa chất ở ấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Đây là một yếu tố quan trọng tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế. GHS được khuyến khích thực hiện càng sớm càng tốt.

IX. Dịch vụ dịch thuật và làm SDS theo chuẩn GHS

Mình là Trung, có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực dịch thuật SDS chuyên ngành hóa từ tiếng Anh, tiếng Trung sang tiếng Việt và ngược lại. Mình đã làm việc 6 năm trong một công ty nước ngoài chuyên về cung cấp hóa chất tại thị trường Việt Nam, Malaysia, Đài Loan, Bangladesh… Do tiếp xúc nhiều với hóa chất, từ hóa chất phòng thí nghiệm đến hóa chất công nghiệp nên việc đọc, hiểu, làm các SDS hay MSDS là việc làm thường xuyên. Biết được tiếng Anh chuyên ngành dệt nhuộm và hóa chất khá đầy đủ.

Ngoài ra, mình đã viết SDS cho gần 1000 sản phẩm [bằng tiếng Anh, Việt, Trung] chuyên ngành hóa. Các SDS tuân thủ GHS phiên bản mới nhất [phiên bản 9, năm 2021]. Mình cũng đã viết các SDS chuẩn GHS cho nhiều sản phẩm hóa chất đăng kí các chứng nhận ISO, ZDHC và Bluesign. Ngoài ra, mình còn viết SDS theo chuẩn của Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam cũng dựa vào GHS để ban hành tiêu chuẩn cho việc phân loại và dán nhãn hóa chất riêng, cơ bản là khá giống. Tuy nhiên, phiên bản GHS mà Việt Nam áp dụng trong các Luật, thông tư là phiên bản cũ.

Hiện tại ở Việt Nam, rất ít người biết viết SDS theo chuẩn GHS cho một chất hay hỗn hợp hoàn toàn mới. Với tất cả kiến thức và kinh nghiệm, mình tự tin thực hiện việc này một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.

Mr. Trung Trần – Nhà viết SDS và dịch thuật chuyên nghiệpE-mail: kstrankhactrung

  • Ngày black friday là gì, khám phá sự thật Đằng sau cái tên black friday”
  • # save the day nghĩa là gì, save_the_date có nghĩa là gì vậy
  • Tay nắm cửa tiếng anh là gì
  • Một sợi dây đàn hồi rất dài có đầu o

Chủ Đề