Thế kỷ 16 viết như thế nào

GS-TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đã chia sẻ rất nhiều về vai trò của tư liệu sử trong nghiên cứu lịch sử, tại buổi tọa đàm Lịch sử tư liệu: Việt Nam trong mắt trí thức Trung Hoa thế kỷ 16 do Trường ĐH KHXH - NV [ĐH Quốc gia Hà Nội] phối hợp Mai Hà Book tổ chức ngày 3.6. “Sử học là khoa học nghiên cứu các sử liệu nên không có sử liệu thì như các cụ nói không có bột không gột nên hồ được. Nếu không có sử liệu thì phương pháp siêu đẳng cũng không để làm gì”, GS Ngọc nói.

Cũng theo GS Ngọc, có nhiều nguồn sử liệu khác nhau như thư tịch, truyền thuyết dân gian, một câu chuyện giải thích về hình sông thế đất, một làng nào đó, khảo cổ học… Để nghiên cứu Việt Nam cổ trung đại, trong tất cả thì tư liệu chữ Hán là tư liệu quan trọng nhất. Các ví dụ GS Ngọc kể đến là Việt sử lược [bộ sử đầu tiên của người Việt] và Đại Việt sử ký toàn thư…

Bộ sách Việt kiệu thư của Mai Hà Book

Theo GS Ngọc, những bộ sử của Việt Nam xuất hiện muộn. Trong khi đó, chính sử của Trung Quốc xuất hiện sớm. Trí thức Trung Quốc cũng có truyền thống viết sử lâu đời. “Có những tư liệu lịch sử dù họ chỉ viết mấy dòng thôi, nhưng là vô giá với chúng ta. Ví dụ như những đoạn viết về nước Văn Lang, nước Âu Lạc, mở ra hướng nghiên cứu nhà nước. Sau này, chúng ta trên cơ sở nghiên cứu sử liệu đó, mở rộng nghiên cứu nguồn dân gian, khảo cổ… thì mới chứng minh, dựng lại được thời Hùng Vương dựng nước”, GS Ngọc phân tích.

Vấn đề của những ghi chép về Việt Nam trong sử Trung Quốc, theo GS Ngọc, nằm ở chỗ họ ghi theo lăng kính của họ. “Cho nên, có những cái xa với sự thật. Sự thật bị lệch đi. Những cái đó ta phải so sánh đối chiếu, nghiên cứu liên ngành bài bản mới có thể nhận ra chân giá trị của nó”, GS Ngọc nói.

GS Ngọc đánh giá về các ghi chép lịch sử thế kỷ 16 mà trí thức Trung Quốc viết về Việt Nam: “Thế kỷ 16 là lúc nhà Lê suy tàn, sau đó nhà Mạc lên thay. Quan hệ bang giao với nhà Minh của nhà Mạc, sau này là Lê Trịnh, có nhiều vấn đề. Nhưng đúng lúc đó lại xuất hiện bộ sách Việt kiệu thư. Tôi cho đó là bộ sách giá trị nhất về Việt Nam dưới lăng kính các học giả Trung Quốc”.

Nhiều bài thơ cho thấy tình cảm của trí thức Trung Quốc khi sang Việt Nam

Sự thú vị của tư liệu

Như vậy, có thể thấy, hình dung của trí thức Trung Quốc về Việt Nam thế kỷ 16 được thể hiện qua Việt kiệu thư. Bộ sách này cũng vừa được các nhà khoa học của Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH-NV [ĐH Quốc gia Hà Nội] dịch và chú giải. Đó là thạc sĩ Nguyễn Ngọc Phúc, PGS-TS Đặng Hồng Sơn và TS Vũ Đường Luân. Công trình cũng dựa phần nào trên tư liệu dịch thuật trước đây của các nhà nghiên cứu đi trước của Khoa Lịch sử.

Đặc biệt, bản dịch Việt kiệu thư này có tới gần 3.500 chú thích. “Việt kiệu thư của tác giả Lý Văn Phượng là bộ tư liệu rất đồ sộ có An Nam chí lược là nguồn tài liệu tham khảo chính. Việt kiệu thư không phải là sách in mà đều là các bản sao. Vì thế, có những bản chép sai, chỗ chép sai. Có những chi tiết lại không giống với những bộ sử của Việt Nam. Chúng tôi cũng phải có những chú thích về các chi tiết, có khoảng 3.473 chú thích”, thạc sĩ Nguyễn Ngọc Phúc nói.

PGS-TS Đặng Hồng Sơn lại nhấn mạnh đến sự thú vị của những văn bản, kế sách, biểu hiến kế của quan lại triều Minh khi nhà Mạc thành lập. Trong Việt kiệu thư, có thể đọc một loạt biểu, hiến kế của quan lại triều Minh như thế. “Nhiều biểu tấu bàn nên đánh hay không, nên đối xử với An Nam như thế nào. Có những suy nghĩ khác nhau, quan điểm khác nhau. Tôi nhớ có biểu nói tại sao không nên đánh An Nam, vì đánh rất dễ nhưng quan trọng là bình định được nó”, PGS Sơn phân tích.

Cũng theo PGS Sơn, biểu cũng nói về việc người An Nam có thể rút vào rừng núi. Quan trọng hơn, nếu quân Minh không tiếp được lương thực thì không giữ được lâu dài. “Việt kiệu thư ra đời thời điểm đó vừa là dạng địa phương chí về một vùng đất, đồng thời tập hợp tư liệu phục vụ cho các hoạt động quân sự nam Trung Hoa thời bấy giờ”, PGS Sơn nói.

TS Vũ Đường Luân lại nhắc đến những văn bản ngoại giao ở cấp độ địa phương trong Việt kiệu thư. Theo đó, ở Tuyên Quang có một nhân vật nổi tiếng dòng họ Vũ. Đại Việt sử ký toàn thư nhắc đến nhân vật này khá đơn giản. Nhưng Lý Văn Phượng với nguồn sử liệu từ Minh thực lục và nhiều văn bản ngoại giao cấp độ địa phương đã cho thấy nhân vật Vũ Văn Uyên này như đại diện chính quyền nhà Lê ở Tuyên Quang. Những thông tin này cho thấy thế lực tương quan trong chiến tranh Lê Mạc.

Thêm vào đó, Lý Văn Phượng qua Việt kiệu thư cũng có cái nhìn tổng quan về các thủ lĩnh địa phương. “Có thể thấy nhiều hoạt động tranh chấp biên giới gắn với hoạt động thủ lĩnh địa phương. Nó phản ánh hoạt động biên giới Việt - Trung thế kỷ 16 sinh động hơn ở những bộ sử chính thống Việt Nam như Đại Việt sử ký toàn thư…”, TS Luân nói.

Cũng theo TS Luân, có một phần trong Việt kiệu thư là thơ văn của các sứ thần sang An Nam. Khi đọc, có thể thấy họ nhìn nhận An Nam là vùng đất tươi sáng, văn hiến, có những người giàu văn hóa có thể đối đáp với họ. Như thế, các tương tác quan hệ trong Việt kiệu thư không chỉ dừng lại triều cống, chính trị mà còn có những tương tác khác rất con người.

Tin liên quan

                          NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRONG CÁC THẾ KỶ XVI – XVIII




                                                                                   Lược đồ địa phận Nam triều - Bắc triều
1. Sự sụp đổ của triều  Lê sơ.Nhà Mạc thành lập
* Sự sụp đổ của nhà Lê. Nhà Mạc thành lập.
-       Đầu thế kỷ XVI  nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu.
-       Biểu hiện:
+         Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực - Mạnh nhất là thế lực Mạc Đăng Dung.
+         Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ ở nhiều nơi.
-       Năm 1257 Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê lập triều Mạc.
* Chính sách của nhà Mạc
-       Nhà Mạc xây dựng chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê.
-       Tổ chức thi cử đều đặn.
-       Xây dựng quân đội mạnh.
-       Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
-       Những chính sách của nhà Mạc bước đầu đã ổn định lại đất nước.
-     Triều Mạc phải chịu sức ép từ hai phía:phiá Bắc cắt đất, thần phục  nhà Minh, phía Nam  cựu thần nhà Lê chống đối,nên nhân dân phản đối.
-       Nhà Mạc bị cô lập.
 

                                                                             Di tích thành nhà Mạc [Chi Lăng- Lạng Sơn]
2. Đất nước bị chia cắt
* Chiến tranh Nam - Bắc triều1545 – 1592:
-       1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra Nhà Mạc –Bắc Triều.
-       1533 Nguyễn Kim “Phù Lê diệt Mạc” cùng với cựu thần nhà Lê kéo vào Thanh Hóa lập ra Nam Triều.
-       Hai tập đoàn phong kiến  đối lập nhau gây chiến tranh liên miên suốt 50 năm tại vùng hạ lưu sông Mã, sông Hồng; đến năm 1592  Nam Triều chiếm Thăng Long nhà Mạc rút lên Cao bằng, chiến tranh chấm dứt,đất nước thống nhất.
* Chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1627-1672
-       Năm 1545  Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm quyền.
-      Nguyễn Hoàng lập cơ sở ở Thuận Hóa,  Quảng Nam  đối địch với họ Trịnh, chiến tranh quyết liệt giữa Trịnh và Nguyễn [1627-1672], không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia đất nước:
+        Từ sông Gianh ra Bắc thuộc Họ Trịnh [Trịnh Tùng nắm quyền] là Đàng Ngoài [Bắc Hà], biến vua Lê thành bù nhìn.
+         Từ Sông Gianh vào Nam thuộc Họ Nguyễn là Đàng  Trong [Nam Hà]
-       Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, giành giựt quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia 2 miền đất nước.
-       Sự chia cắt đất nước làm cản trở sự phát triển kinh tế.

                                                                                 Lược đồ địa phận   Đàng Trong – Đàng Ngoài
3. Nhà nước phong kiến Đàng Ngoài
-       Cuối XVI, Nam Triều chuyển về Thăng Long.
-       Chính quyền trung ương gồm:
+         Triều đình: đứng đầu là vua Lê, quyền hành bị thu hẹp
+         Phủ Chúa: gồm quan văn, quan võ cao cấp  cùng Chúa quyết định chủ trương, chính sách  của nhà nước và trực tiếp chỉ đạo  việc thực hiện.
-       Chính quyền địa phương: chia thành các trấn, phủ, huyện, châu, xã như cũ.
-       Chế độ tuyển dụng quan lại như thời Lê.
-       Luật pháp: Tiếp tục dùng Quốc triều hình luật [có bổ sung].
-       Quân đội gồm:
+         Quân thường trực [Tam phủ], tuyển chủ yếu ở Thanh Hóa và 1 số huyện ở Nghệ An, còn gọi là ưu binh
+         Ngoại binh: tuyển từ 4 trấn quanh kinh thành.
-       Đối ngoại: Hòa hiếu với nhà Thanh ở Trung Quốc.
4. Chính quyền ở Đàng Trong
-       Thể kỷ XVII lãnh thổ Đàng Trong được mở rộng từ Nam Quảng Bình đến Nam Bộ ngày nay.
-       Địa phương: chia làm 12 dinh, nơi đóng phủ chúa [Phú Xuân] là Chính dinh, do chúa Nguyễn trực tiếp cai quản.Mỗi dinh có 2 hay 3 ty trông coi. Thế kỷ XVII, Phú Xuân [Huế] là trung tâm của Đàng Trong.
-       Dưới dinh là phủ, huyện, tổng, xã.
-       Quân đội là quân thường trực, tuyển theo nghĩa vụ, trang bị vũ khí đầy đủ.
-       Giữa thế kỷ XVII tổ chức các kỳ thi
-       Tuyển chọn quan lại bằng nhiều cách: theo dòng dõi, đề cử, học hành.
-       1744 chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, thành lập chính quyền trung ương. Song đến cuối XVIII vẫn chưa hoàn chỉnh.
-       Sự chia cắt đất nước làm cản trở sự phát triển kinh tế.
 

                                                                                  Phủ Chúa Trịnh, tranh vẽ thế kỷ XVII
   

                                                                                         Triều đình vua Lê thế kỷ XVII

                                                       TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở THẾ KỶ XVI - XVIII

1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI - XVIII
-       Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá
-       Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở  Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:
+         Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.
+         Thủy lợi được củng cố.
+         Giống cây trồng ngày càng phong phú.
+         Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.
Ở Đàng Trong: ruộng  đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp
-      Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển đạt trình độ cao: dệt, gốm,rèn sắt, đúc đồng, làm đồ trang sức..
-       Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.
-       Khai mỏ - một ngành quan trọng rất phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.
-       Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều như làm giấy, gốm sứ, nhuộm vải …..
-       Nét mới trong kinh doanh: ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội, vừa sản xuất vừa bán hàng.
 
Chân đèn - Gốm hoa lam - Thế kỷ XVI.
3. Sự phát triển của thương nghiệp.
* Nội thương: ở các thế kỷ XVI - XVIII buôn bán trong nước phát triển:
-       Chợ làng, chợ huyện... xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán
-       Buôn bán lớn [buôn chuyến, buôn thuyền] xuất hiện.
-       Buôn bán giữa miền  xuôi và  miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định được đem ra các dinh miền Trung để  bán ….
* Ngoại thương phát triển mạnh.
-       Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến VN buôn bán  tấp nập:
+         Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng…..
+         Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.
-       Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.
-       Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp.

                                                                   Tranh vẽ thương cảng Hội An vào cuối thế kỷ XVIII
 

                                              Toàn cảnh Thương cảng Hội An, một trong những thương cảng tấp nập nhất của Việt Nam thời xưa.
4. Sự hưng khởi của các đô thị
-       Nhiều đô thị mới hình thành phát triển:
+         Đàng Ngoài: Thăng Long [ Kẻ chợ], Phố Hiến [Hưng Yên].
+         Đàng Trong: Hội An [Quảng Nam], Thanh Hà [Phú Xuân - Huế]
-       Đầu thế kỉ XIX đô thị suy tàn dần.

                                                                                                   Kẻ chợ thế kỷ 17

                                                                                        Quang cảnh Phố Hiến xưa

                                           PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC BẢO VỆ TỔ QUỐC
                                                                                      [CUỐI THẾ KỶ XVIII]


I. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC [CUỐI THẾ KỶ XVIII]
-       Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở cả Đàng Ngoài, khủng hoảng sâu sắc, nên phong trào nông dân bùng nổ  và bị đàn áp .
-       1744 Đàng Trong chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay xây dựng chính quyền Trung ương, nước ta bị chia làm 2 nước. Chính quyền Đàng Trong khủng hoảng suy yếu, đời sống nhân dân cực khổ. Phong trào nông dân bùng nổ ở Đàng Trong.
-       1771 khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn [Bình Định] do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo .Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng  thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
-       1886 - 1788 nghĩa quân tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê - Trịnh, thống nhất đất nước.

                                        Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài.

                                                                              Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn

    II. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở CUỐI THẾ KỶ XVIII 
1. Kháng chiến chống quân Xiêm 1785
-       Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm , Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thủy bộ tiến sang nước ta.
-       Cuối năm 1784 chiếm gần nửa đất Nam Bộ, ra sức cướp phá chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn.
-     Năm 1785 Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm - Xoài Mút [trên sông Tiền - Tiền Giang] đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm.
Đây là một thắng lợi lớn tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, thể hiện tài tổ chức, cầm quân của Nguyễn Huệ , đập tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm, nêu cao ý thức dân tộc của phong trào Tây Sơn.


                                                                            Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút

                                                                      Chiến thuyền Tây Sơn trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút.
2. Kháng chiến chống quân Thanh [1789]
Sau khi đánh thắng quân Xiêm, 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh. Họ Trịnh đổ, ông tôn phò vua Lê  và kết duyên với Công chúa Lê Ngọc Hân [con gái Lê Hiển Tông]. Sau đó ông về Nam [Phú Xuân].
- Ở ngoài Bắc, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê Chiêu Thống phản bội Tây Sơn. Sau khi bị quân Tây Sơn đánh vua Lê Chiêu Thống đã cầu cứu quân Thanh. Vua Thanh đã cho 29 vạn quân sang nước ta.


                                                               Lược đồ diễn biến trận đánh Ngọc Hồi – Đống Đa [Tết Kỷ Dậu -1789]
-       Vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh kéo sang nước ta.
-       Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế [25 - 11 - 1788.], lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc.
-       Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hoá để tuyển thêm quân .
-       Đêm 30 Tết [25-1-1789] quân ta tiến công  với khí thế từ lời Hiểu dụ  của Vua Quang Trung.
-       Đánh cho để dài tóc
-       Đánh cho để đen răng
-       Đánh cho nó chích luân bất phản
-       Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
-       Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ. [Thể hiện tinh thần  dân tộc cao cả, ý thức quyết tâm bảo vệ độc lập].
-       Bài hiểu dụ đã cổ vũ, tạo khí thể quyết tâm chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn
  

                                                               Phối cảnh Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế tại núi Bân
-       Sau 5 ngày  tiến quân thần tốc, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.
-       Phong trào nông dân Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.
*Công lao của phong trào nông dân Tây Sơn và Nguyễn Huệ:
-      Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến phản động và trong cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống quân Thanh.
-       Thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.


III. VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN
-       Năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế [hiệu Thái Đức] , Vương triều Tây Sơn thành lập.
-      Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế thống trị vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc.
-       Thành lập chính quyền các cấp, kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất.
-       Lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục, thi cử, tổ chức quân đội [dịch chữ Hán, chữ Nôm để làm tài liệu dạy học].
-       Đối ngoại hòa hảo với nhà Thanh, quan hệ với Lào và Chân Lạp rất tốt đẹp.
-       Năm 1792 Quang Trung qua đời.
-       Năm 1802 Nguyễn Ánh tấn công, các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ.


                                                                                             Tượng đài Quang Trung ở Bình Định

                                                            TÌNH HÌNH VĂN HÓA Ở CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII


I. TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO
-       Thế kỷ XVI - XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.
-       Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần.
-       Kiến trúc Phật giáo như: Chùa Thiên Mụ [Huế], Phật bà Quan âm nghìn tay nghìn mắt, các tượng La Hán chùa Tây Phương [Hà Tây]....
-       Nhiều vị chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền, đúc đồng, tô tượng.
-       Thế kỷ XVI - XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.
-       Tín ngưỡng truyền thống phát huy: thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.
-       Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.
II. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ VĂN HỌC
1. Giáo dục
Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.
+         Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.
+         Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.
+         Thời Quang Trung: đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.


                                                                Chiêú Nôm- Bút tích của Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
Nhận xét
+         Giáo dục tiếp tục phát triển nhưng chất lượng giảm sút.
+         Nội dung giáo dục vẫn là Nho học, SGK vẫn là Tứ Thư, Ngũ Kinh. Các nội dung khoa học không được chú ý, vì vậy giáo dục không góp phần tích cực để phát triển nền kinh tế thậm chí còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế.
2. Văn học
-       Nho giáo suy thoái. Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước.
-       Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan…..
-       Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.
-       -Thể hiện tinh thần dân tộc của nguyên nhân Việt. Người Việt đã cải biến chữ Hán thành chữ Nôm để viết văn, làm thơ...
* Điểm mới trong văn học thế kỷ XVI - XVIII:
+         Văn học dân gian rất phát triển trong khi văn học chữ Hán suy giảm.
+         Phản ánh thực tế Nho giáo ngày càng mất uy tín đồng thời chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú, đa dạng
+         Thế kỷ  XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.


                                                     Alexandre De Rhodes đã dùng ký tự Latin ghi lại giọng nói của dân chúng nước Việt
III. NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC - KỸ THUẬT
Kiến trúc điêu khắc không phát triển như giai đoạn trước. [các vị La Hán chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay].


                                                                                     Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay
Quan Âm nghìn mắt nghìn tay nổi tiếng do nhà điêu khắc Trương Văn Thọ  tạc năm 1656. Tượng cao 3.7m, ngang 2.1 m, dày 1.15 m. Cánh tay xa nhất có chiều dài là 200 cm. Tượng có 11 đầu, 42 tay lớn và 789 tay dài ngắn khác nhau. Tính từ đài sen lên, tượng cao 235 cm. Đầu rồng đội tòa sen cao 30 cm, bệ tượng cao 54 cm.
Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương.
Nghệ thuật dân gian phát triển mạnh  phản ánh truyền thống cần cù, lạc quan của nhân dân lao động, là vũ khí  lên  án sự áp bức bóc lột , bất công trong xã hội đương thời.
* Nghệ thuật sân khấu: quan họ, hát  giặm, hò, vè, lý, si, lượn…
* Khoa học - kỹ thuật:
-       Sử học: Ô châu  cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục,  Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục.
-       Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư.
-       Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.
-       Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.
-       Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác .
-       Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.


                                                                                            Hải Thượng Lãn Ông: Lê Hữu Trác
Ưu điểm và hạn chế
+ Về khoa học: đã xuất hiện một loạt các nhà khoa học, tuy nhiên khoa học tự nhiên không phát triển.
+ Về kĩ thuật: đã tiếp cận với một số thành tựu kĩ thuật hiện đại của phương Tây nhưng không được tiếp nhận và phát triển. Do hạn chế của chính quyền thống trị và sự hạn chế của trình độ nhân dân đương thời.


                                                                                                      Toàn cảnh chùa Thiên Mụ
 
 

Tượng 16 vị Tổ Thiền Tôngở chùa Tây Phương

Video liên quan

Chủ Đề