Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng khác nhau như thế nào

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ hiện đang được rất nhiều người sử dụng. Với loại thẻ này chúng ta có thể thay thế với tiền mặt, không cần phải mang qua nhiều tiền mặt khi đi ra ngoài. Vậy thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là gì, khác nhau như thế nào? Hãy cùng Gutina hiểu rõ về định nghĩa cũng như sự khác nhau giữa hai loại thẻ này:

Thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ có sự khác nhau nhất định. Đầu tiên bạn cần hiểu định nghĩa chính xác về thẻ tín dụng. Khi khách hàng mở một tài khoản thẻ tín dụng sẽ được ngân hàng cấp một hạn mức tín dụng chính bằng số tiền ứng trước có trong thẻ.

Thẻ tín dụng liên kết với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phát hành thẻ thay vì liên kết với tài khoản cá nhân của người dùng. Khi khách hàng tiến hành thanh toán bằng cách sử dụng thẻ tín dụng thì ngân hàng [nhà phát hành thẻ] sẽ trả tiền cho merchant [visa, master card, jcb... ]. Và bạn sẽ thanh toán cho khách hàng vào mỗi cuối tháng.

  • Thẻ tín dụng nội địa: bạn sẽ được hưởng những ưu đãi từ các nhãn hàng cũng như trung tâm thương mại trong nước. Tất nhiên phạm vi sử dụng thẻ tín dụng nội địa sẽ giới hạn ở phạm vi trong nước.
  • Thẻ tín dụng quốc tế: Bao gồm thẻ Visa Credit, Master Credit,… Các thẻ này người dùng có thể sử dụng trong và ngoài nước. Các ưu đãi sẽ được mở rộng hơn từ các nhãn hàng, thương hiệu,... Cũng như trung tâm thương mại trong nước và cả quốc tế. Đối với thẻ tín dụng quốc tế khi sử dụng tại nước ngoài bạn sẽ tính thêm một khoản phí. Được gọi là phí chuyển đổi ngoại tệ từ 3% – 4%.

Xem thêm : chuyển tiền khác ngân hàng bao lâu nhận được

Điều kiện được áp dụng khi mở thẻ tín dụng còn tùy thuộc vào chính sách cũng như yêu cầu của mỗi ngân hàng khác nhau. Phần lớn các ngân hàng sẽ đều yêu cầu khách hàng xác minh được tài chính. Mục đích nhằm đảm bảo cho việc chi trả cho khoản từ thẻ tín dụng.

Thẻ ghi nợ

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đều là các loại thẻ phổ biến hiện nay. Thẻ ghi nợ là một loại thẻ thanh toán. Thẻ này được ngân hàng liên kết với các tổ chức thẻ tín dụng visa card, master card, jcb ... Một thẻ ghi nợ thường đi kèm với tài khoản ngân hàng. Khi khách hàng sử dụng thẻ ngay lập tức tiền sẽ bị trừ vào tài khoản ngân hàng của người đó. Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đều có hai loại là nội địa và quốc tế:

  • Thẻ ghi nợ nội địa. Phạm vị sử dụng chức năng của thẻ chỉ được thực hiện trong nước, thường là miễn phí.
  • Thẻ ghi nợ quốc tế. Bao gồm thẻ MasterCard Debit, Visa Debit, JCB Debit,… Phạm vị sử dụng chức năng của thẻ được thực hiện ở nước ngoài và có tính phí.

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đều yêu cần có trong thẻ có tiền thì mới có thể sử dụng được. Tất nhiên các khách hàng không được sử dụng vợt mức số tiền đó.

Hiện nay, có rất nhiều ngân hàng đưa ra yêu cầu tối thiểu cần có 50.000 VNĐ trong tài khoản. Việc mở thẻ ghi nợ khá dễ dàng. Thủ tục mở thẻ nhanh chóng.

Trên đây là những chia sẻ của Gutina về thắc mắc Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là gì và khác nhau thế nào? Hy vọng bạn đọc có được những thông tin hữu ích. Khi có nhu cầu về chuyển tiền nhanh có bạn có thể liên hệ với chúng tôi. 

Thông tin liên hệ Gutina chuyển tiền ngoài giờ 24/7: Hotline: 0901.096.588 0947.060.588 0962.014.588

Văn phòng giao dịch: Tầng M, toà B Hoàng Huy, 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là 2 loại thẻ thanh toán khác nhau được phát hành bởi các tổ chức tài chính như Ngân hàng nội địa hay tổ chức Tài chính Quốc tế. Tuy nhiên, các khái niệm này vẫn thường bị người dùng nhầm lẫn định nghĩa do chưa thực sự nắm rõ công dụng của 2 chiếc thẻ này.

Không ít người lầm tưởng thẻ ghi nợ là thẻ chi tiêu trước trả tiền sau mà không biết thẻ tín dụng mới là loại thẻ này. Chúng là hai loại rất khác biệt. Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ được biết đến như một trong những công cụ thay thế tiền mặt đang được sử dụng rộng rãi. Cùng GUTINA so sánh 2 loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ để có một cái nhìn tổng quan các chi tiết - loại phí liên quan đồng thời chỉ ra ưu điểm, nhược điểm của từng loại.

Thẻ tín dụng [Credit card]

Thẻ tín dụng là loại thẻ cho phép khách hàng “vay tiền” của Ngân hàng để tạm thời mua sắm hoặc để tiêu dùng khi tài khoản ngân hàng không đủ hoặc ngay cả chưa có sẵn trong tài khoản. Giới hạn tiêu của khách hàng sẽ là một hạn mức nhất định nào đó theo quy định của ngân hàng dựa vào thu nhập, tài sản chứng minh.


Thẻ tín dụng visa

Khách hàng sẽ phải hoàn lại tiền đã “tạm vay” trước đó bằng thẻ tín dụng cho ngân hàng trong khoảng 45 ngày sau đó. Trong khoảng 45 ngày đó là chỗ tiền đó không sinh lãi nào hết. Nếu không chỗ tiền “tạm vay” đó sẽ bắt đầu bị tính lãi suất theo quy định. Khi toàn bộ số tiền phát sinh được hoàn trả cho ngân hàng hạn mức tín dụng của chủ thẻ được khôi phục như ban đầu. Đây là tính chất tuần hoàn của thẻ tín dụng.

Ngoài thẻ tín dụng nội địa thì các loại thẻ tín dụng quốc tế,thẻ đồng thương hiệu như thẻ tín dụng MasterCard hay thẻ tín dụng JCB, thẻ tín dụng Visa cũng rất hữu ích dành cho khách hàng.

Thẻ ghi nợ [Debit card]

Thẻ ghi nợ là loại thẻ có chức năng khác hẳn so với thẻ tín dụng. Thẻ ghi nợ là thẻ thanh toán mà khách hàng chỉ có thẻ tiêu dùng giới hạn với số tiền đang có trong tài khoản thẻ. Nếu không đủ tiền trong tài khoản để mua sắm online thì khách hàng phải trực tiếp ra ngân hàng để nạp thêm tiền vào tài khoản. Hoặc nhận chuyển khoản từ người khác.

Ngân hàng giữ vai trò cung cấp dịch vụ cho chủ thẻ và thu phí dịch vụ. Đối với thẻ ghi nợ, giữa ngân hàng và khách hàng không diễn ra quá trình cho vay, không có việc phân loại khách hàng để được hưởng hạn mức tín dụng như thẻ tín dụng.

Các chức năng chính của thẻ ghi nợ là thanh toán, rút tiền và chuyển khoản tại ATM hoặc POS.

So sánh thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ


Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

Thủ tục đăng ký

  • Thẻ tín dụng credit card: Khách hàng phải chứng minh tài chính và khả năng thanh khoản như thu nhập hàng tháng mới có thể được duyệt làm thẻ.
  • Thẻ ghi nợ debit card: Chỉ cần ra ngân hàng mở tài khoản và đăng ký là có thể đợi nhận thẻ ngay.

Chính sách ưu đãi

  • Thẻ tín dụng credit card: Được hưởng nhiều chương trình quà tặng, ưu đãi. Được ngân hàng khuyến khích sử dụng.
  • Thẻ ghi nợ debit card: Ít có ưu đãi, dường như là không có.

Phạm vi sử dụng

Cả 2 loại thẻ này đều được chia làm thẻ thanh toán nội địa và thẻ thanh toán Quốc tế với tầm hoạt động khác nhau như: thẻ thanh toán nội địa chỉ có thể mua sắm trong nước, trong khi thẻ thanh toán Quốc tế có thể cho phép bạn mua sắm ở nước ngoài.

Các thẻ thanh toán Quốc tế phổ biến hiện nay được gọi theo tên các tổ chức tài chính quốc tế phát hành ra thẻ đó như thẻ Visa, Mastercard, JCB,…

Lãi suất

  • Thẻ tín dụng credit card: Nếu một hóa đơn thẻ tín dụng không được thanh toán đầy đủ lãi suất được tính trên dư nợ, lãi suất thường là rất cao.
  • Thẻ ghi nợ debit card: không có lãi suất.

Phí vượt hạn mức

  • Thẻ tín dụng credit card: Thấp, các ngân hàng phát hành thẻ cho phép thấu chi với số tiền trên hạn mức tín dụng tối đa với một khoản phí được quy định trước từ 1% - 3%.
  • Thẻ ghi nợ debit card: Phí vượt hạn mức cao, có thể thấu chi số tiền vượt quá giới hạn tài khoản.

Thông tin liên hệ Gutina - Dịch vụ chuyển tiền nhanh 24/7:

Hotline:

  •  0947.060.588 
  • 0962.014.588 

Facebook: //www.facebook.com/Gutina247/

VPGD: Tầng M, toà B Hoàng Huy, 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Skip to content

Đều là phương thức thanh toán dùng để thay thế tiền mặt phổ biến hiện nay nhưng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ có chức năng, đặc điểm riêng biệt. Trong bài viết sau, khacnhaugiua.vn sẽ giúp bạn nắm rõ về điểm khác nhau giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.

1. Khái niệm Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

1.1. Khái niệm thẻ ghi nợ là gì?

Thẻ ghi nợ là hình thức thanh toán thay tiền mặt phổ biến nhất hiện nay, theo cơ chế trong thẻ có bao nhiêu tiền thì bạn dùng được bấy nhiêu. Thẻ sẽ được liên kết với tài khoản ngân hàng của bạn để giúp thực hiện các giao dịch như rút tiền mặt, thanh toán, chuyển khoản… 

Thẻ ghi nợ

Tên tiếng Anh của thẻ ghi nợ là Debit Card. Debit Card được làm từ chất liệu nhựa và được dùng để thực hiện nhiều chức năng như rút tiền mặt, thanh toán, chuyển khoản… Hầu hết các ngân hàng sẽ đồng thời thực hiện 2 thao tác mở tài khoản và mở thẻ này khi bạn mở tài khoản lần đầu.

Thẻ ghi nợ trên thực tế được chia làm 2 loại, bao gồm: thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế:

  • Thẻ ghi nợ nội địa: Là loại thẻ có phạm vi sử dụng gói gọn trong quốc gia, ví dụ như Việt Nam. Bạn có thể sử dụng thẻ ghi nợ nội địa để thanh toán khi mua sắm online, mua tại siêu thị, nhà hàng, vv…với điều kiện là những cửa hàng hay dịch vụ này phải ở trong nước. Tùy theo chính sách của từng ngân hàng cung cấp thẻ mà mức phí sử dụng thẻ ghi nợ nội địa sẽ khác nhau, nhưng thường thì thẻ này sẽ được miễn phí mức phí.
  • Thẻ ghi nợ quốc tế: Chức năng của thẻ này tương tự như thẻ ghi nợ nội địa nhưng có phạm vi rộng hơn, ở mức toàn thế giới. Khác với thẻ nội địa, khách hàng sử dụng thẻ quốc tế sẽ phải chịu một khoản phí nhất định.

1.2. Thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng là loại thẻ cho phép bạn thanh toán mà không cần có tiền trong thẻ, theo cơ chế dùng trước trả tiền sau. Bạn có thể sử dụng loại thẻ này để thanh toán mua sắm, giải trí hoặc du lịch… một cách vô cùng tiện ích mà không cần mang theo tiền mặt. Nhất là khi đi du lịch, công tác ở nước ngoài mà không cần đổi ngoại tệ. Thẻ tín dụng có tên tiếng Anh là Credit Card.

Thẻ tín dụng 

Thẻ tín dụng, nói 1 cách khác thì đây chính là một hình thức vay tiền của ngân hàng để thanh toán trước và tới kỳ hạn thanh toán bạn có nhiệm vụ phải trả tiền lại đầy đủ cho ngân hàng. Đây được đánh giá là  một phương thức thanh toán thông minh, một hình thức vay ngân hàng vô cùng ưu đãi hơn so với các hình thức vay khác

Trong quá trình sử dụng thẻ, nếu bạn trả lại đầy đủ số tiền đã chi tiêu vào trước ngày đến hạn thanh toán [được hiển thị trên sao kê hàng tháng] thì bạn sẽ không bị tính lãi. Thường là 45 ngày, thậm chí một số ngân hàng có thể đến 55 ngày. Sau hạn thanh toán, số tiền còn nợ [dư nợ] sẽ bị tính lãi suất theo quy định.

Trên thị trường, có hai loại thẻ tín dụng phổ biến hiện nay là thẻ nội địa và thẻ quốc tế:

  • Thẻ tín dụng nội địa: Phạm vi sử dụng của loại thẻ này chỉ gói gọn trong quốc gia.
  • Thẻ tín dụng quốc tế:  Phạm vi sử dụng của loại thẻ này cả ở trong lẫn ở ngoài nước.

2. Sự khác nhau giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

Bảng so sánh thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ sẽ giúp bạn nắm được những điểm khác nhau giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.

Tiêu chí Thẻ ghi nợThẻ tín dụng
Khái niệm– Thẻ ghi nợ là thẻ thanh toán thay thế tiền mặt. – Bạn chỉ được chi tiêu, thanh toán số tiền bằng hoặc ít hơn số dư hiện có trong tài khoản. – Tất cả các khoản thanh toán sẽ trừ trực tiếp vào số tiền trong tài  khoản                                                                                                  – Thẻ tín dụng là thẻ thanh toán, theo cơ chế tiêu trước trả tiền sau. Được hiểu là 1 dạng vay vốn từ ngân hàng. – Ngân hàng sẽ cấp một số tiền nhất định [gọi là hạn mức tín dụng] để bạn có thể chi tiêu theo nhu cầu. Bạn sẽ phải trả lại đầy đủ số tiền đã sử dụng này trước thời hạn thanh toán ghi trên sao kê để tránh phát sinh lãi, hoặc thanh toán tối thiểu 1 phần để không bị phạt. –  Sau thời gian tối đa 45 ngày chưa hoàn đủ tiền cho ngân hàng, bạn sẽ bị tính thêm lãi suất theo quy định.
Cấu tạo thẻ   Mặt trước: – Biểu tượng [thường là chữ VISA hoặc Mastercard trên thẻ]- Dòng chữ “DEBIT” ở trên hoặc dưới biểu tượng đơn vị thanh toán – Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ – Số thẻ, tên chủ thẻ – Thời gian hiệu lực thẻMặt sau: – Dải bằng từ chứa thông tin đã được mã hóa và các yếu tố kiểm tra an toànMặt trước: – Biểu tượng: chữ “CREDIT” trên thẻ – Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ – Số thẻ, tên chủ thẻ – Thời gian hiệu lực thẻ – Chip điện tửMặt sau: – Dải băng từ chứa số CVC/CVI – Ô chữ ký dành cho chủ thẻ
Chức năngRút tiền, chuyển tiền, gửi tiết kiệm, nạp tiền điện thoại…– Thanh toán hàng hóa, dịch vụ… thay thế tiền mặt – Rút tiền mặt – Chuyển đổi trả góp lãi suất 0-1%
Phạm vi sử dụngTrong và ngoài nướcTrong và ngoài nước
Điều kiện làm thẻ– Bạn là người Việt Nam/nước ngoài đang sống tại Việt Nam- Có nhu cầu sử dụng thẻ, đáp ứng các điều kiện phát hành, sử dụng thẻ do pháp luật quy định- Có chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu còn hiệu lực– Bạn là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sống tại Việt Nam, tuổi từ 18 đến 60 tại thời điểm nộp hồ sơ.- Bạn phải có: hồ sơ chứng minh thu nhập, Sao kê thu nhập trung bình mỗi tháng [tối thiểu 4.500.000VND], Hợp đồng lao động, giấy tờ tài sản sở hữu…
Phí, lãi suất– Phí rút tiền: thấp – Phí chuyển khoản: thấp – Phí thường niên: thấpTuy vậy, các loại thẻ ghi nợ quốc tế có mức phí cao hơn phí nội địa. – Phí dịch vụ banking, Internet banking có thể mất phí hoặc miễn phí tùy ngân hàng.– Phí rút tiền: 0-4% / tổng số tiền rút – Phí thường niên: cao – Phí dịch vụ banking, Internet banking: miễn phí – Lãi suất cao nếu thanh toán dư nợ chậm.
Chương trìnhHầu như không có.Rất nhiều ưu đãi từ ngân hàng phát hành thẻ và cả các đối tác của ngân hàng.
Giới hạn của thẻDựa vào số tiền bạn gửi vào thẻ.Dựa vào hạn mức mà ngân hàng cấp cho bạn.
Lịch sử tín dụngKhông ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thẻ.Ảnh hưởng đến điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng của bạn.
Mức chi tiêu– Bằng với hạn mức tín dụng mà ngân hàng cung cấp.- Một số ngân hàng cho phép chi tiêu vượt nhưng bạn sẽ phải trả thêm một mức phí khá cao.– Dựa vào số tiền mà bạn có trong tài khoản ngân hàng của mình.- Bạn phải nạp tiền vào thẻ thì mới được chi tiêu. Có bao nhiêu dùng bấy nhiêu.
Cách mở thẻMở online: Truy cập vào trang chủ của ngân hàng có áp dụng hình thức đăng ký mở thẻ ghi nợ online và làm theo hướng dẫn. Sau khi đăng ký thành công, thẻ sẽ được chuyển phát tới tận tay bạn hoặc chi nhánh ngân hàng gần nhất.Mở truyền thống:Bạn mang theo CMND/Hộ chiếu và phí mở thẻ đến ngân hàng và thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng. Sau khoảng 7 đến 10 ngày làm việc, bạn đến ngân hàng nhận thẻ và mã pin. Bạn tiến hành nạp tiền và đổi mã pin để bắt đầu sử dụng.Mở online:– Truy cập vào link mở thẻ tín dụng online trên trang web của ngân hàng bạn định mở- Nhập vào những thông tin cá nhân bắt buộc để đăng ký thẻ- Hệ thống sẽ tiến hành phê duyệt và gửi thông báo đến bạn qua email và số điện thoại- Thẻ tín dụng được gửi đến địa chỉ bạn yêu cầu hoặc chi nhánh ngân hàng gần nhất bằng hình thức chuyển phátMở theo cách truyền thống:Bạn đến trực tiếp ngân hàng nộp hồ sơ đăng ký mở thẻ và làm theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàngSau 10-15 ngày, bạn đến ngân hàng nhận thẻ [nếu đăng ký thành công].
Thủ tục làm thẻChuẩn bị hồ sơ mở thẻ bao gồm- Hồ sơ chứng minh tài chính- Hồ sơ chứng minh thông tin cá nhân- Hồ sơ chứng minh thông tin cư trú- Hồ sơ chứng minh nơi ở hiện tại- Hồ sơ chứng minh công việcBạn đến trực tiếp ngân hàng hoặc mở thẻ online trên website của ngân hàng đó.– Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như CMND photo, phí làm thẻ…- Đến chi nhánh ngân hàng và thực hiện theo hướng dẫn.
Bảng 1: So sánh thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

3. Ưu và nhược điểm của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

Từ bảng so sánh trên, bạn phần nào nắm rõ sự khác nhau của 2 loại thẻ tín dụng và ghi nợ. Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra được loại thẻ nào phù hợp với nhu cầu chi tiêu hiện tại và khả năng tài chính của bạn.

Tiêu chíThẻ tín dụngThẻ ghi nợ
Ưu điểm– Dễ dàng cân đối tài chính, kiểm soát thanh toán và chủ động lên kế hoạch chi tiêu hàng tháng thông qua các bản sao kê chi tiêu, ngày nộp tiền. – Ứng dụng công nghệ bảo mật cao nên trong trường hợp mất thẻ, chỉ cần yêu cầu ngân hàng phát hành thẻ khóa tài khoản ngay lập tức qua một cuộc gọi.– Có nhiều chương trình ưu đãi, như tích điểm đổi quà, nhận giảm giá từ các đối tác liên kết với ngân hàng, miễn phí thường niên, voucher giảm giá khách sạn, ăn uống, du lịch, rút tiền mặt miễn phí…

– Luôn có sẵn 1 khoản tiền để bạn vay/ứng tiền trong những trường hợp khẩn cấp.

– Quy trình thủ tục làm thẻ đơn giản và nhanh chóng. Chỉ cần căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân của mình đến chi nhánh ngân hàng bạn chọn và làm theo hướng dẫn mở thẻ. Thậm chí quy trình này hiện đang được tiến hành thông qua online.– Phí sử dụng của thẻ ghi nợ rất thấp, phí rút tiền mặt tại cây ATM dao động từ 1.000đ – 3.000đ. Với thẻ ghi nợ quốc tế phí rút tiền mặt chỉ 8.000đ – 10.000đ– Dễ dàng chuyển khoản cho người thân, bạn bè, đối tác bằng những thao tác đơn giản nhanh chóng ngay tại cây ATM hoặc qua các phần mềm internet banking hoặc ứng dụng smart banking trên điện thoại.

– Giúp bạn chủ động trong kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu hợp lý so với các hình thức thanh toán tín dụng khác. 

Nhược điểm– Dễ bị rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất khi chi tiêu vượt khả năng chi trả.– Phí rút tiền mặt cao. – Lãi suất vay nợ sao. Thường sau 45 ngày thì ngân hàng sẽ tính lãi trên số dư nợ. Khoản phạt lãi suất này sẽ khiến bạn mất đi một số tiền không nhỏ, bởi vậy bạn cần có kế hoạch trong chi tiêu và lưu ý để trả nợ đúng hạn.

– Không có tính năng chuyển khoản. Tuy nhiên, điều này sẽ giúp đảm bảo cho việc kiểm soát dư nợ, tránh rủi ro gian lận tài chính và phòng trừ khả năng không thể trả nợ từ bạn.

– Dễ bị mất tiền oan vào các giao dịch xấu khi bị mất mã Pin và mật khẩu  
– Rất ít chương trình ưu đãi và dịch vụ quà tặng từ ngân hàng phát hành
Bảng 2: Ưu, nhược điểm của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

Trên đây là những thông tin về thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, hi vọng đã giúp bạn phân biệt rõ ràng về hai loại thẻ này, đồng thời chủ động trong quyết định đăng ký và sở hữu loại thẻ thanh toán phù hợp với nhu cầu hiện tại. 

Video liên quan

Chủ Đề