Thất bại thị trường thông tin không hoàn hảo

Con người & xã hội Khoa học Xã hội Kinh tế học

Trong kinh tế, thất bại thị trường là tình trạng phân bổ hàng hóa và dịch vụ theo thị trường tự do không hiệu quả, thường dẫn đến tổn thất phúc lợi xã hội ròng. Thất bại thị trường có thể được xem là kịch bản trong đó việc theo đuổi lợi ích cá nhân thuần túy của cá nhân dẫn đến kết quả không hiệu quả - có thể được cải thiện theo quan điểm xã hội. Việc sử dụng thuật ngữ đầu tiên được các nhà kinh tế học biết đến là vào năm 1958, nhưng khái niệm này đã được truy nguyên từ nhà triết học thời Victoria Henry Sidgwick. Thất bại của thị trường thường liên quan đến các ưu tiên không nhất quán về thời gian, sự bất cân xứng thông tin, thị trường không cạnh tranh, các vấn đề về đại lý chính hoặc các yếu tố bên ngoài.
Hàng hóa công cộng đều không đối thủ và không thể loại trừ [ví dụ, hàng hóa công cộng không chỉ là không thể loại trừ] do đó sự tồn tại của một thất bại thị trường thường là lý do mà các tổ chức tự điều tiết, chính phủ hoặc các tổ chức siêu quốc gia can thiệp vào một thị trường đặc biệt . Các nhà kinh tế, đặc biệt là các nhà kinh tế vi mô, thường quan tâm đến nguyên nhân thất bại của thị trường và các phương tiện có thể điều chỉnh. Phân tích như vậy đóng một vai trò quan trọng trong nhiều loại quyết định và nghiên cứu chính sách công. Tuy nhiên, các can thiệp chính sách của chính phủ, như thuế, trợ cấp, cứu trợ, kiểm soát tiền lương và giá cả, cũng có thể dẫn đến việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả, đôi khi được gọi là thất bại của chính phủ. Do sự căng thẳng giữa một mặt, các chi phí không thể phủ nhận đối với xã hội do thất bại thị trường và mặt khác, tiềm năng cố gắng giảm thiểu các chi phí này có thể dẫn đến chi phí từ "thất bại của chính phủ", đôi khi có một sự lựa chọn giữa kết quả không hoàn hảo, tức là kết quả thị trường không hoàn hảo có hoặc không có sự can thiệp của chính phủ. Nhưng dù bằng cách nào, nếu một thất bại thị trường tồn tại, kết quả không phải là Pareto hiệu quả. Hầu hết các nhà kinh tế chính thống tin rằng có những trường hợp [như mã xây dựng hoặc các loài có nguy cơ tuyệt chủng] trong đó chính phủ hoặc các tổ chức khác có thể cải thiện kết quả thị trường không hiệu quả. Một số trường phái không chính thống không đồng ý với điều này là vấn đề nguyên tắc.

Một thất bại thị trường sinh thái tồn tại khi hoạt động của con người trong nền kinh tế thị trường đang cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo quan trọng, làm gián đoạn các dịch vụ hệ sinh thái mỏng manh hoặc quá tải khả năng hấp thụ chất thải sinh học. Trong các trường hợp này, không có tiêu chí nào về hiệu quả Pareto đạt được.

Những ngôn ngữ khác

Nếu các giả định đều đúng thì các lực lượng cung và lực lượng cầu trên thị trường sẽ cân bằng tại điểm B. Tại điểm này, Doanh nghiệp tối đa được lợi nhuận, người tiêu dùng tối đa hóa được lợi ích và chính phủ tối đa hóa được phúc lợi xã hội.

Điểm B gọi là điểm hiệu quả Pareto. Điểm này cũng là điểm mà chi phí cận biên MC bằng với lợi ích cận biên MB. Có nghĩa là doanh nghiệp sản xuất đúng tới điểm mà hàng hóa cuối cùng sản xuất ra có giá bằng với chi phí để tạo ra nó.

Người tiêu dùng cũng mua lượng hàng hóa mà hàng hóa cuối cùng mang lại lợi ích bằng với giá phải trả cho nó.

Giá chỉ là công cụ trung gian trao đổi nên cuối cùng thì điểm phân bổ đạt hiệu quả Pareto là điểm mà chi phí sản xuất cận biên của mọi hàng hóa bằng với lợi ích cận biên của chúng đối với người tiêu dùng.

Tóm lại, cả nhà sản xuất và người tiêu dùng đều đạt mục đích của mình

Vấn đề là điều này chỉ có thể đạt được trong một thị trường Cạnh tranh hoàn hảo. Khi mà thị trường không thể tự nó điều tiết được đến điểm cân bằng thì người ta gọi đó là thất bại của thị trường. Nếu như sản lượng sản xuất ra lớn hơn Q hay nhỏ hơn Q thì đều gọi là thất bại.

Các nguyên nhân gây ra thất bại:

1. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo

Trong thị trường độc quyền bán thì điểm cân bằng là Q1 thay vì Q2 nên tạo ra một lượng mất không về phúc lợi là diện tích ABC [DWL]. Vì vậy thị trường độc quyền bán là một nguyên nhân tạo ra thất bại của thị trường.

Tương tự thị trường không hoàn hảo cũng tạo ra phần mất không ABD; đây cũng là một thất bại của thị trường khi không thể điều chỉnh tới sản lượng Q1

 2. Các ngoại ứng;

Khi một nhà máy không tính tới chi phí ngoại ứng MEC, nhà máy đó sẽ sản xuất tại Q1 thay vì sản xuất tại Q*. Điều này gây ra tổn thất phúc lợi xã hội DWL là E1E2E3.

Nghiên cứu bài Hàng hóa chất lượng môi trường để hiểu hơn về tổn thất phúc lợi xã hội do ngoại ứng tiêu cực.

Khi một doanh nghiệp không được tính ngoại ứng tích cực vào doanh thu của họ như lợi ích từ trồng rừng, Time city không thể tính được lợi ích mà người dân xung quanh được hưởng với cơ sở hạ tầng của họ [ví dụ người dân xung quanh có thể vào đó chạy bộ] thì doanh nghiệp sẽ sản xuất ở sản lượng Q1 nhỏ hơn sản lượng cân bằng Q”. Điều này gây ra tổn thất xã hội E1E2E3

Nghiên cứu bài Thuế môi trường để hiểu thêm về ngoại ứng tích cực MPB.

3. Hàng hóa công cộng

Chính phủ thu thuế của người dân một phần lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng : đường xá, công viên, bảo tàng….Hàng hóa công cộng có hai thuộc tính:

– Tính không cạnh tranh: được thể hiện bằng đặc điểm việc tiêu dùng của một người không làm giảm khối lượng tiêu dùng của người khác. Nếu bạn có vào công viên Lê Nin chạy bộ thì cũng không làm giảm lợi ích của những người khác cũng vào công viên.

– Tính không loại trừ thể hiện đặc điểm là không một cá nhân nào bị ngăn cản trong việc tiêu dùng. Bạn có thể vào công viên lê nin giống như những người khác mà không ai có thể ngăn cản. Khi một con đường được thắp sáng bởi đèn đường thì người ta không thể bắt người qua đường phải trả tiền mới được hưởng ánh sáng đó, điều đó là không thể.

Tuy nhiên khi số lượng tiêu dùng tới một ngưỡng nào đó thì sẽ gây ra cản trở; ví dụ như nếu có quá nhiều người vào công viên lê nin tập thể dục thì bạn sẽ không thể tập chạy một cách thoải mái được. Ghế đá trong công viên cũng có hạn, khi số người sử dụng ghế đã đạt tới số lượng ghế đá tối đa bạn cũng không thể sử dụng ghế đá được nữa.

Bởi hai đặc điểm này nên không một doanh nghiệp nào muốn đầu tư vào hàng hóa công cộng. Họ chỉ có thể đầu tư nếu như họ có thể thu tiền từ người tiêu dùng sản phẩm giống như thu phí trên một con đường theo hình thức BOT.

Do không thu được lợi ích từ người tiêu dùng nên lợi ích của doanh nghiệp thấp hơn lợi ích xã hội vì vậy tương tự như ngoại ứng tích cực, DN sản xuất tại Q1 thấp hơn sản lượng cân bằng Q* do lợi ích cá nhân thấp hơn lợi ích xã hội, gây ra tổn thất xã hội E1E2E3.

4. Phân phối thu nhập không công bằng

Trong entry thị trường lao động ta thấy là hộ gia đình tiêu dùng trên thị trường hàng hóa/dịch vụ và tạo thu nhập trên thị trường các yếu tố sản xuất. Họ bán sức lao động để lấy tiền lương, họ cho vay tiền tiết kiệm để lấy lãi suất và họ cho thuê đất để lấy tiền thuê.

Thu nhập của hộ gia đình theo công thức I=w.L + i.K + r.Đ

Trong đó I là thu nhập; w là lương, L là lao động, i là lãi suất, K là vốn, r là tiền thuê đất, Đ là đất [w là giá của lao động, i là giá của vốn, r là giá của đất; L, K, Đ là các yếu tố sx ]

Mỗi hộ gia đình sẽ có sở hữu các yếu tố sản xuất khác nhau vì vậy thu nhập của họ khác nhau. Nếu như bố mẹ bạn để lại cho bạn một khoản tiền khoảng 20 tỷ thì chắc bạn chẳng cần phải làm việc vì lãi suất của số tiền đó đã đủ để bạn sống rồi. Nếu bạn có mảnh đất ở sâu trong ngõ Xã Đàn, mở đường Kim Liên làm mảnh đất của bạn ra mặt đường không may làm giá đất của bạn tăng gấp 10 lần.

Việc sở hữu khác nhau yếu tố sản xuất gây ra sự không công bằng trong phân phối thu nhập trong khi đó kết quả của thị trường là làm cho các nguồn lực khan hiếm được sử dụng một cách hiệu quả nhất để tạo ra các thu nhập công bằng cho người sở hữu. Bạn không thể như hồi xưa tịch thu hết các yếu tố sở hữu cá nhân sau đó phân bổ đồng đều lại cho từng người được. Đây là một thất bại của thị trường.

5. Thông tin là không hoàn hảo

Nếu bạn là người làm ra chính sách hoặc đơn giản là biết trước một chính sách nào đó sắp ban hành thì bạn có kiếm lợi ích cá nhân từ đó không? Bạn biết trước quy hoạch, biết trước giá xăng sẽ tăng vào ngày mai, biết trước tỷ giá, lãi suất, giá vàng sẽ tăng vào cuối giờ chiều thì bạn có đứng yên nhìn không?

Chính sách là do con người lập ra vì vậy không thể tránh khỏi người biết trước người biết sau.

Giả sử như giá xăng được thông báo rộng rãi là sẽ tăng vào 17h00 ngày mai thì cửa hàng xăng sẽ mất điện, người tiêu dùng sẽ lũ lượt vác can xăng đi mua tạo ra sự mất cân bằng cung cầu.

Bạn là nhà sản xuất, có bao giờ bạn biết trước được một sản lượng Q nào đó bạn nên sản xuất vì sẽ tiêu thụ hết. Bạn biết rõ sản phẩm của mình nhưng bạn có nói hết nhược điểm cho người mua không?

Mấy năm gần đây xuất hiện cụm từ “xã hội hóa”, nó có nghĩa là nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực mà trước đây chính phủ chịu trách nhiệm [y tế, giáo dục, giải trí, cơ sở hạ tầng, công chứng…].

Hôm nay đọc báo thấy liên quan tới dịch vụ công chứng có luồng ý kiến cần cho vào luật là DN hoạt động công chứng không vì mục đích lợi nhuận vì cho rằng các doanh nghiệp công chứng là tương đối độc quyền do số cty hạn chế được mở, DN không thể dùng lợi thế này để kiếm tiền.

Xét tới mục tiêu của doanh nghiệp thì ta sẽ thấy bất hợp lý; nếu như không thể thu được lợi nhuận là cái giá của rủi ro mà họ kinh doanh thì chắc chắn không có DN nào muốn đầu tư vào.  Ngay cả khái niệm “Doanh nghiệp xã hội” ta cũng phải hiểu rằng cuối cùng thì nó cũng cứ phải là kiếm tiền chẳng qua là nó giấu dưới một vỏ bóc đẹp đẽ mà thôi.

Comments

comments

Video liên quan

Chủ Đề