Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại máy

Chiều 9/12, với 100% tổng số đại biểu tán thành, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, sau khi thành lập, thành phố Thủ Đức có 211,56 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 1.013.795 người với 34 phường.

 Nghị quyết được ban hành cũng giải thể Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức để thành lập Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2021. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, Thành phố Hồ Chí Minh có 22 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 16 quận, 5 huyện và 1 thành phố; 312 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 58 xã, 249 phường và 5 thị trấn.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân,

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, qua hơn 20 năm phát triển, trên địa bàn 3 quận đã đạt được những kết quả quan trọng với nhiều thành tựu vượt bậc; đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, hạ tầng cơ sở có nhiều phát triển. Hình thành nhiều cơ sở kinh tế, giáo dục đào tạo, hạ tầng mới có ý nghĩa quan trọng với phát triển.

Năm 2019, 3 quận phát triển với tốc độ cao, đóng góp 1/3 tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP] của Thành phố, tương đương khoảng 7% tổng sản phẩm nội địa [GDP] cả nước. Giai đoạn 2016 - 2019, thu ngân sách đạt 37.158 tỷ đồng, chi ngân sách đạt 11.174 tỷ đồng. Thành phố Hồ Chí Minh đã lựa chọn xây dựng đô thị sáng tạo, tương tác cao trên địa bàn Quận 2, Quận 9, quận Thủ Đức với 8 trung tâm.

Cũng theo ông Tân, sự phát triển mạnh mẽ về tài chính ngân hàng, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và tốc độ đô thị hóa đã dẫn tới dân cư tập trung với mật độ cao; yêu cầu cần tập trung quản lý Nhà nước thống nhất trên địa bàn 3 quận, tạo điều kiện để kinh tế xã hội tiếp tục phát triển, xây dựng nơi đây trở thành một đô thị sáng tạo, tương tác cao, là động lực phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Điều đó đòi hỏi phải tổ chức lại đơn vị hành chính thông qua việc sáp nhập 03 quận thành một đơn vị hành chính, xây dựng chính quyền đô thị đủ mạnh, phù hợp.

Vì vậy, việc sáp nhập Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức để thành lập thành phố Thủ Đức là cần thiết, tạo tiền đề pháp lý tổ chức mô hình chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn; phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về tinh gọn bộ máy hành chính Nhà nước, giảm biên chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của chính quyền các cấp. Từ đó, Thành phố Hồ Chí Minh có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho cả nước và có điều kiện hỗ trợ phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, xứng tầm là một thành phố lớn trong khu vực và quốc tế.

Ủng hộ chủ trương này, các đại biểu Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đây là việc cụ thể hoá chủ trương, thu gọn đầu mối, góp phần đổi mới trong hệ thống chính trị, được làm thử nghiệm tại TPHCM. Quá trình thực hiện sẽ vừa làm vừa rút kinh nghiệm, để sau này sẽ làm cơ sở tính tiếp với các thành phố khác. Đây cũng là Nghị quyết thứ 3 mà Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành cho TP HCM.

[PLO]- Hiện nay, các đô thị trong nước phát triển mạnh mẽ, làm thay da đổi thịt các địa phương. Chúng ta có thể thấy điều này một cách rõ nét ở TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội… Tuy nhiên, hiểu thế nào về các loại đô thị, không phải ai cũng biết.

Theo qui định, trước đây, việc phân loại đô thị được thực hiện theo Nghị định 72/2001. Tiếp đó, các đô thị tại Việt Nam được phân loại theo Nghị định 42/2009.


Một góc khu đô thị Phú Mỹ Hưng, TP.HCM. Ảnh: GH

Hiện nay, theo Luật Quy hoạch đô thị, đô thị được phân thành 6 loại gồm loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V theo các tiêu chí cơ bản sau đây: a] Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đô thị; b] Quy mô dân số; c] Mật độ dân số; d] Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; đ] Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng.

Chính phủ sẽ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể việc phân loại đô thị phù hợp từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết số 1210/2016 về phân loại đô thị.

Cụ thể:

Thành phố trực thuộc trung ương được phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I.

Thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại I hoặc loại II hoặc đô thị loại III.

Thị xã được phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại III hoặc đô thị loại IV.

Thị trấn được phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại IV hoặc đô thị loại V.

Khu vực dự kiến hình thành đô thị trong tương lai được phân loại theo tiêu chí loại đô thị tương ứng.

Việc phân loại đô thị được thực hiện bằng phương pháp tính điểm. Điểm phân loại đô thị là tổng số điểm đạt được của các tiêu chí.


Chợ Bến Thành, TP.HCM. Ảnh: GH

Xin giới thiệu hai loại đô thị tiêu biểu:

Đô thị loại đặc biệt là loại đô thị có vị trí, chức năng, vai trò là Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế ­xã hội của cả nước.

Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 5 triệu người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 3 triệu người trở lên. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 3.000 người/km2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 70% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 90% trở lên…


Đà Lạt, Lâm Đồng được xếp là đô thị loại I. Ảnh: GH

Còn đô thị loại I có vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, cấp vùng hoặc cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ. Là đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế ­xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc cả nước.

Quy mô dân số: a. Đô thị là thành phố trực thuộc trung, ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 1 triệu người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 500.000 người trở lên. b. Đô thị là thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 500.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 200.000 người trở lên.

Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 2.000 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 10.000 người/km2 trở lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 85% trở lên…

TP Biên Hòa được công nhận đô thị loại I

Ngày 3-2-2016, TP Biên Hoà [Đồng Nai] đã đón nhận Quyết định của Thủ tướng, công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đồng Nai.

TP Biên Hòa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Đồng Nai và là thành phố công nghiệp lớn của cả nước, là đầu mối giao thông quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hiện nay TP Biên Hoà là một trong những đô thị lớn có quy mô dân số trên 1 triệu người.


Trường mầm non Hoá An, TP Biên Hoà lọt top 30 công trình đẹp nhất thế giới.

Mục tiêu mà Biên Hoà phấn đấu đó là hải hướng đến đô thị loại I vững mạnh và xa hơn nữa là thành phố trực thuộc trung ương.

Trước đó, ngày 30-12-2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2488 công nhận TP Biên Hòa là đô thị loại I.

Được biết, TP Biên Hoà được công nhận là đô thị loại II từ năm 1993, sau 22 năm phát triển, tăng trưởng kinh tế, tổng thu ngân sách, tỷ lệ hộ nghèo chuyển biến tích cực.

2 đô thị loại đặc biệt: TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh  

17 đô thị loại I: TP Hải Phòng, TP Đà Nẵng, TP Cần Thơ, TP Hạ Long [tỉnh Quảng Ninh], TP Thái Nguyên [tỉnh Thái Nguyên], TP Việt Trì [tỉnh Phú Thọ], TP Nam Định [tỉnh Nam Định], TP Thanh Hóa [tỉnh Thanh Hoá], TP Vinh [tỉnh Nghệ An], TP Huế [tỉnh Thừa Thiên - Huế], TP Quy Nhơn [tỉnh Bình Định], TP Nha Trang [tỉnh Khánh Hòa], TP Buôn Ma Thuột [tỉnh Đắk Lắk], TP Đà Lạt [tỉnh Lâm Đồng], TP Biên Hòa [tỉnh Đồng Nai], TP Vũng Tàu [tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu], TP Mỹ Tho [tỉnh Tiền Giang].

GIA HI

Danh sách đô thị loại 1 bao gồm 22 thành phố: 3 thành phố trực thuộc Trung ương và 19 thành phố trực thuộc tỉnh. Số liệu này được cập nhật mới nhất tính đến ngày 23 tháng 7 năm 2021.

🌟 Danh sách đô thị loại 1 – 5 tiêu chí phân loại

Để lọt vào danh sách đô thị loại 1, các thành phố trên cả nước phải đáp ứng đủ những điều kiện sau:

Thứ nhất, phải có vai trò là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, cấp vùng hoặc cấp tỉnh về kinh tế; tài chính; văn hóa; giáo dục; đào tạo; du lịch; y tế; khoa học và công nghệ; đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế; có chức năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc cả nước; Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 có hiệu lực từ ngày 25 tháng 5 năm 2016 về phân loại đô thị.

Tỷ lệ đô thị hóa là một trong những tiêu chí phân loại đô thị loại 1

Thứ hai, về quy mô dân số.

Đô thị là thành phố trực thuộc Trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 1.000.000 người trở lên, khu vực nội thành đạt từ 500.000 người trở lên.

Đô thị là thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 500.000 người trở lên, khu vực nội thành đạt từ 200.000 người trở lên.

Thứ ba, mật độ dân số. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 2.000 người/km² trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 10.000 người/km² trở lên.

Thứ tư, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp. Toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 85% trở lên.

Thứ năm, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định.

🌟 Danh sách đô thị loại 1 là thành phố trực thuộc Trung ương

Danh sách này gồm 3 thành phố là Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Cụ thể:

– Thành phố Hải Phòng

Tp Hải Phòng gồm 15 đơn vị hành chính cấp quận [huyện] trực thuộc, bao gồm 7 quận nội thành, 6 huyện ngoại thành và 2 huyện đảo với 223 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 66 phường, 10 thị trấn và 141 xã. 45,5% cư dân sống ở đô thị và 54,5% cư dân sống ở nông thôn.

Ngày 9 tháng 5 năm 2003, Hải Phòng được công nhận là đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương. Đóng vai trò là trung tâm công nghiệp, cảng biển, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ.

Hải Phòng được công nhận là đô thị loại 1 vào năm 2003

– Thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng gồm 8 đơn vị hành chính cấp quận [huyện], gồm 6 quận và 2 huyện. Tổng diện tích thành phố là 1285,4 km², gồm 56 đơn vị hành chính cấp xã [phường]: 45 phường và 11 xã.

Ngày 15 tháng 7 năm 2003, Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương. Đây là thành phố tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực; trung tâm chính trị – kinh tế – xã hội với vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ, văn hóa, giáo dục – đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học – công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực Miền Trung – Tây Nguyên và cả nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế.

– Thành phố Cần Thơ

Tp Cần Thơ có 9 đơn vị hành chính cấp quận [huyện] trực thuộc, bao gồm 5 quận và 4 huyện với 83 đơn vị hành chính cấp xã [phường]: 5 thị trấn, 42 phường và 36 xã.

Ngày 24 tháng 6 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 889 về việc công nhận Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương. Cần Thơ đóng vai trò là trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long về kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế và giáo dục.

🌟 Danh sách đô thị loại 1 là thành phố trực thuộc tỉnh

Danh sách này gồm 19 thành phố trải khắp ba miền Bắc – Trung – Nam. Chúng tôi xin giới thiệu theo từng miền để quý anh chị dễ nắm bắt:

1. Danh sách đô thị loại 1 khu vực miền Bắc

Có 6 thành phố ở miền Bắc lọt danh sách đô thị loại 1. Bao gồm:

– Thành phố Thái Nguyên

Một góc của thành phố Thái Nguyên

TP Thái Nguyên có 222,93 km² diện tích tự nhiên, dân số 362.921 người; có 32 đơn vị hành chính cấp xã [phường] trực thuộc, bao gồm 21 phường và 11 xã.

Ngày 1 tháng 9 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1615/QĐ-TTG công nhận thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Đóng vai trò là 1 trong 2 trung tâm của vùng Trung du và miền núi phía Bắc và trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước.

– Thành phố Hạ Long

TP Hạ Long có diện tích 1.119,36 km², dân số là 300.267 người, mật độ dân số đạt 268 người/km²; có 33 đơn vị hành chính cấp xã [phường] trực thuộc, bao gồm 21 phường và 12 xã.

Ngày 10 tháng 10 năm 2013, Chính phủ ban hành Quyết định số 1838/QĐ-TTg công nhận thành phố Hạ Long là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Quảng Ninh. Có vai trò là thành phố dịch vụ, du lịch biển quốc tế; nơi có kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

– Thành phố Việt Trì

TP Việt Trì có diện tích 111,75 km², dân số 214.777 người, mật độ dân số đạt 1922 người/km²; có 22 đơn vị hành chính cấp xã [phường] trực thuộc, bao gồm 13 phường và 9 xã.

Ngày 4 tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Phú Thọ. Đây là đô thị trung tâm của các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật công nghệ cao.

– Thành phố Bắc Ninh

Bắc Ninh được công nhận là đô thị loại 1 vào năm 2017

TP Bắc Ninh có diện tích 82,64km², dân số 520.244 người, mật độ dân số đạt 6295 người/km²; có 19 đơn vị hành chính cấp phường trực thuộc. Đây là một trong bảy thành phố thuộc tỉnh không có xã trực thuộc [cùng với Dĩ An, Đông Hà, Huế, Thủ Dầu Một, Sóc Trăng và Vĩnh Long].

Ngày 26 tháng 12 năm 2017, Thủ tướng ban hành Quyết định số 2088/QĐ-TTg công nhận thành phố Bắc Ninh là đô thị loại I thuộc tỉnh Bắc Ninh. Đây là thành phố công nghiệp công nghệ cao của vùng Đồng bằng sông Hồng.

– Thành phố Nam Định

TP Nam Định có diện tích 46,4 km², dân số 236.294 người, mật độ dân số đạt 5093 người/km²; có 25 đơn vị hành chính cấp xã [phường] trực thuộc, bao gồm 22 phường và 3 xã.

Ngày 28 tháng 11 năm 2011, Chính phủ đã công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại I thuộc tỉnh Nam Định. Thành phố này có vai trò là trung tâm phía Nam cùng vùng Đồng bằng sông Hồng.

– Thành phố Hải Dương

TP Hải Dương có diện tích 111,64 km², dân số 508.190 người, mật độ dân số đạt 4552 người/km²; có 25 đơn vị hành chính cấp xã [phường] trực thuộc, bao gồm 19 phường và 6 xã. Thành phố Hải Dương nằm trong tam giác kinh tế miền Bắc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

Ngày 17 tháng 5 năm 2019, Chính phủ ban hành Quyết định số 580/QĐ-TTg công nhận thành phố Hải Dương là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Hải Dương. Đây là thành phố công nghiệp sản xuất, chế tạo, lắp ráp, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội đối với vùng Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng

2. Danh sách đô thị loại 1 khu vực miền Trung – Tây Nguyên

Có 8 thành phố ở miền Trung – Tây Nguyên lọt danh sách đô thị loại 1. Bao gồm:

– Thành phố Thanh Hóa

Đây là tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hóa được thành lập năm 1994. Đến năm 2014, thành phố được công nhận là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Thanh Hóa với diện tích 146,77 km², dân số 500.560 người, mật độ dân số đạt 3411 người/km²; có 34 đơn vị hành chính cấp xã [phường] trực thuộc, bao gồm 20 phường và 14 xã.

Đóng vai trò là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa nên tốc độ tăng trưởng kinh tế ở đây khá cao trung bình mỗi năm 15%; GDP bình quân đầu người 4.922 USD/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu 704 triệu USD; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 18.165 tỷ đồng; thu ngân sách Nhà nước năm 2017 đạt 2.340 tỷ đồng.

Đô thị loại 1 Vinh ngày càng phát triển hiện đại, hướng đến thành phố thông minh

–  Thành phố Vinh

Thành phố Vinh là trung tâm của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ theo Nghị quyết 26 đã được Bộ Chính trị ban hành năm 2013. Hiện toàn thành phố được chia thành 25 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 16 phường và 9 xã.

Ngày 5 tháng 9 năm 2008, tại Quyết định số 1210 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công nhận Vinh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An. Không chỉ đóng vai trò là trung tâm kinh tế – văn hóa lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ, Tp Vinh còn là đầu mối quan trọng trong cửa ngõ kinh tế giữa Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

– Thành phố Huế

Huế là thành phố trực thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế. Địa danh này từng là kinh đô của nhà Tây Sơn [1788 – 1801] và nhà Nguyễn [1802 – 1945]. Được xem là thành phố di sản của Việt Nam vì ở đây có tới 5 danh hiệu được UNESCO công nhận: Quần thể Di tích Cố đô Huế [1993]; Nhã nhạc cung đình Huế [2003]; Mộc bản triều Nguyễn [2009]; Châu bản triều Nguyễn [2014] và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế [2016].

Thành phố Huế được công nhận là đô thị loại 1 vào năm 2005. Hiện nay, có diện tích 72km², dân số 455.230 người, mật độ dân số đạt 6325 người/km²; có 27 đơn vị hành chính cấp phường trực thuộc. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh có số phường nhiều nhất, sau Biên Hòa của Đồng Nai.

– Thành phố Quy Nhơn

Quy Nhơn là một trong ba thành phố ven biển lớn nhất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, trực thuộc tỉnh Bình Định. Với chức năng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch lớn nhất của tỉnh.

Tháng 1 năm 2020, Chính phủ đã công nhận Quy Nhơn là đô thị loại 1 của tỉnh Bình Định. Thành phố có diện tích 286km², dân số 481.110 người, mật độ dân số đạt 1682 người/km²; có 21 đơn vị hành chính cấp xã, phường trực thuộc. Hiện Quy Nhơn đang được quy hoạch trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng Nam Trung Bộ vì có nhiều lợi thế phát triển.

– Thành phố Nha Trang

Thành phố biển Nha Trang là tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa. Địa danh này nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn cả thế giới vì phong cảnh tuyệt đẹp cũng như các cuộc thi sắc đẹp nổi tiếng được tổ chức tại đây.

Ngày 22 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 518/QĐ-TTg công nhận thành phố Nha Trang là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. Thành phố có diện tích 251km², dân số 422.601 người, mật độ dân số đạt 1684 người/km²; có 27 đơn vị hành chính cấp xã, phường trực thuộc. Hiện Nha Trang là một trong ba trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch quan trọng của vùng Nam Trung Bộ.

Đô thị loại 1 Nha Trang là một đô thị biển đẹp

– Thành phố Pleiku

Thành phố được thành lập năm 1999 và được xác định là trung tâm phía Bắc của vùng Tây Nguyên. Sau hơn 20 năm phát triển, thành phố được công nhận là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Gia Lai theo Quyết định số 146 ngày 22 tháng 1 năm 2020 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Thành phố có diện tích 261km², dân số 505.000 người, mật độ dân số đạt 1937 người/km²; có 22 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 14 phường: Chi Lăng, Diên Hồng, Đống Đa, Hoa Lư, Hội Phú, Hội Thương, Ia Kring, Phù Đổng, Tây Sơn, Thắng Lợi, Thống Nhất, Trà Bá, Yên Đỗ, Yên Thế và 8 xã: An Phú, Biển Hồ, Chư Á, Diên Phú, Gào, Ia Kênh, Tân Sơn, Trà Đa.

– Thành phố Buôn Ma Thuột

Là tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Lắk, lớn nhất vùng Tây Nguyên cũng như có dân số lớn nhất trong các đô thị miền núi. Trung ương đã xác định Buôn Ma Thuột là trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục, khoa học công nghệ, du lịch của vùng Tây Nguyên.

Ngày 9 tháng 2 năm 2010, Thủ tướng ban hành Quyết định 228/QĐ-TTg công nhận thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại I. Thành phố có diện tích 377km², dân số 502.170 người, mật độ dân số đạt 1331 người/km²; có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 13 phường và 8 xã.

– Thành phố Đà Lạt

Thành phố Đà Lạt do người Pháp xây dựng dùng để làm nghỉ dưỡng cho các quan chức Pháp trong thời gian cai trị Việt Nam. Có nhiều cái tên thân thương cho địa danh này như “Thành phố mù sương”, “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố ngàn hoa”, “Xứ hoa Anh Đào” hay “Tiểu Paris”.

Thành phố được xây dựng từ năm 1906 và công nhận là đô thị loại 1 vào năm 2009. Diện tích của Đà Lạt khoảng 395km², dân số 425.170 người, mật độ dân số đạt 1077 người/km²; có 16 đơn vị hành chính cấp xã phường trực thuộc, bao gồm 12 phường và 4 xã.

3. Danh sách đô thị loại 1 khu vực miền Nam

Có 5 thành phố ở miền Nam lọt danh sách đô thị loại 1. Bao gồm:

– Thành phố Biên Hòa

Một góc của đô thị loại 1 Biên Hòa năng động

Biên Hòa trực thuộc tỉnh Đồng Nai, thuộc vùng Đông Nam Bộ. Đây là một trung tâm công nghiệp quan trọng và lớn nhất của cả nước. Trong cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp chiếm hơn 60% và dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.

TP Biên Hòa được công nhận là đô thị loại 1 vào năm 2015. Diện tích của Biên Hòa khoảng 264km², dân số hơn 1 triệu người, mật độ dân số đạt 3997 người/km²; có 30 đơn vị hành chính cấp xã phường trực thuộc, bao gồm 29 phường và 1 xã.

– Thành phố Vũng Tàu

Thành phố Vũng Tàu nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp cùng với ngành dầu khí. Đây là một trong những tỉnh có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài luôn nằm trong top dẫn đầu.

TP Vũng Tàu được công nhận là đô thị loại 1 vào năm 2013. Diện tích của Vũng Tàu khoảng 141km², dân số hơn 527 nghìn người, mật độ dân số đạt 3737 người/km²; có 17 đơn vị hành chính cấp xã phường trực thuộc, bao gồm 16 phường và 1 xã.

– Thành phố Thủ Dầu Một

Đây là một trong ba trung tâm công nghiệp, dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thu ngân sách năm 2019 đạt hơn 5600 tỷ đồng; là một trong những thành phố trực thuộc tỉnh có mức thu ngân sách hàng năm trong top đầu cả nước.

TP Thủ Dầu Một được công nhận là đô thị loại 1 vào năm 2017. Diện tích của Thủ Dầu Một khoảng 118km², dân số hơn 325 nghìn người, mật độ dân số đạt 2743 người/km²; có 14 đơn vị hành chính cấp phường trực thuộc, không có xã.

– Thành phố Mỹ Tho

Mỹ Tho là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long được xác định là trung tâm của tiểu vùng Bắc sông Tiền. Thế mạnh để phát triển Mỹ Tho ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn là phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đầu tư các cụm công nghiệp ngành may mặc – cơ khí; …

Ngày 05 tháng 02 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 242/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Tiền Giang. Diện tích của Mỹ Tho khoảng 81km², dân số hơn 228 nghìn người, mật độ dân số đạt 2798 người/km²; có 17 đơn vị hành chính cấp xã phường trực thuộc, gôm 11 phường và 6 xã.

– Thành phố Long Xuyên

Thành phố Long Xuyên đóng vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh An Giang. Có vị trí chiến lược, là điểm giao thoa giữa 2 khu vực năng động của vùng đô thị trung tâm và tứ giác Long Xuyên.

Thành phố Long Xuyên là đô thị loại 1 trẻ nhất cả nước mới được Chính phủ công nhận ngày 23 tháng 7 năm 2020 theo Quyết định số 1078. Diện tích của Mỹ Tho khoảng 115km², dân số hơn 502 nghìn người, mật độ dân số đạt 4375 người/km²; có 13 đơn vị hành chính cấp xã phường trực thuộc, gôm 11 phường và 2 xã.

Trên đây là danh sách đô thị loại 1 được cập nhật mới nhất 2021. Với sự phát triển kinh tế – xã hội năng động thì trong những năm tới sẽ có thêm nhiều đô thị loại I được công nhận.

Khu đô thị Vinhomes

Xem thêm:

  • Tìm hiểu thông tin bản đồ hành chính mới nhất

Khu đô thị Vinhomes là chuyên trang bất động sản; cung cấp thông tin về các dự án, đặc biệt là của chủ đầu tư Vingroup. Mang đến các dự án căn hộ, khu đô thị, đất nền có giá trị đầu tư lớn, sinh lời cao! #khudothivinhomes

Video liên quan

Chủ Đề