Thành phần vốn tự có cấp 1 của ngân hàng thương mại

Hình minh họa [Nguồn: capitalfm]

Vốn tự có của ngân hàng - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Equity bank hoặc Owner's equity bank.

Vốn tự có của ngân hàng là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, hay còn gọi là vốn chủ sở hữu của ngân hàng. 

Vốn tự có của ngân hàng bao gồm vốn điều lệ và quĩ dự trữ. [Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê]

Các loại vốn tự có của ngân hàng

Vốn điều lệ [Charter Capital]

Là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, ghi trong bản điều lệ của ngân hàng, được hình thành ngay từ khi ngân hàng thương mại được thành lập. Gọi là vốn điều lệ vì vốn này được ghi rõ trong điều lệ hoạt động của ngân hàng. Vốn điều lệ có thể được điều chỉnh tăng lên trong quá trình hoạt động của ngân hàng.

Vốn điều lệ có thể do Nhà nước cấp nếu đó là ngân hàng thương mại quốc doanh, có thể là vốn đóng góp của cổ đông nếu là ngân hàng thương mại cổ phần. Trên thế giới, vốn của hầu hết các ngân hàng thương mại dưới dạng vốn cổ phần do các cổ đông đóng góp. 

Đứng về mặt hạch toán, ngân hàng thương mại cổ phần coi số vốn cổ phần là phần vay nợ từ các cổ đông. Do vậy, việc huy động vốn để thành lập ngân hàng cổ phần cũng được coi là nghiệp vụ vay nợ.

Qui mô vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại lớn hay nhỏ là tùy vào qui mô của ngân hàng với số lượng chi nhánh nhiều hay ít và địa bàn hoạt động là thành thị hay nông thôn, và không được nhỏ hơn vốn pháp định [Legal capital] qui định cho ngân hàng đó. 

Vốn pháp định là số vốn tối thiểu theo luật định mà ngân hàng phải có để đi vào hoạt động. Số vốn pháp định phụ thuộc vào các nghiệp vụ mà ngân hàng thực hiện, địa bàn hoạt động, số chi nhánh mà ngân hàng có...

Vốn điều lệ được sử dụng vào mục đích mua sắm tài sản, trang thiết bị ban đầu cần thiết cho hoạt động của ngân hàng; góp vốn liên doanh; cho các thành phần kinh tế vay và thực hiện các dịch vụ khác của ngân hàng. 

Các ngân hàng không được phép sử dụng nguồn vốn nào khác ngoài nguồn vốn điều lệ để đầu tư tài sản cố định của ngân hàng và hùn vốn liên doanh.

Quĩ dự trữ

Được hình thành từ 2 quĩ là Quĩ dự trữ để bổ sung vốn điều lệ và Quĩ dự trữ đặc biệt để bù đắp rủi ro [Loan loss reserves]. Các quĩ này được trích từ lợi nhuận ròng [là lợi nhuận sau khi đã trừ thuế] hàng năm của ngân hàng.

Việc hình thành các quĩ này nhằm làm tăng vốn tự có của Ngân hàng, đồng thời đảm bảo an toàn trong kinh doanh. [Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê]

Khai Hoan Chu

Vốn tự có của ngân hàng là gì?

Vốn tự có cũng như phân loại nguồn vốn ngân hàng như thế nào và mối liên hệ với tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng?

  • Gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2
  • Giá trị thực có của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ cùng một số tài sản nợ khác của ngân hàng
  • Nguồn lực tự có mà ngân hàng sở hữu và sẽ được sử dụng vào mục đích kinh doanh
  • Tất cả đều đúng

Vốn tự có của ngân hàng là giá trị thực có của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ cùng một số tài sản nợ khác của ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Hiểu theo cách khác thì vốn tự có là nguồn lực tự có mà ngân hàng sở hữu và sẽ được sử dụng vào mục đích kinh doanh theo như pháp luật quy định. Mặc dù trên thực tế thì vốn tự có chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng lại là yếu tố cơ bản quan trọng đầu tiên ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Với các nhà đầu tư thì đây được xem là tài sản đảm bảo và gây dựng lòng tin từ phía ngân hàng, đồng thời cũng duy trì khả năng thanh toán nếu ngân hàng rơi vào trường hợp thua lỗ.

Vốn tự có cũng là cơ sở để tính toán các hệ số đảm bảo an toàn và các chỉ tiêu tài chính trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Theo Điều 20 trong Luật các tổ chức tín dụng quy định thì vốn tự có của một ngân hàng thương mại sẽ gồm 3 bộ phận chính là vốn của ngân hàng thương mại, quỹ của ngân hàng thương mại và các tài sản nợ khác được xếp vào vốn.

  • Căn cứ để giới hạn các hoạt động kinh doanh tiền tệ, trong đó có cả hoạt động tín dụng
  • Vốn tự có chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn kinh doanh, không có vai trò quan trọng
  • Vốn tự có không quyết định quy mô của ngân hàng
  • Tất cả đều đúng

Vốn tự có của ngân hàng ngoài việc dùng để mua sắm các trang thiết bị, cơ sở vật chất, góp vốn liên doanh,… thì đây còn là căn cứ để giới hạn các hoạt động kinh doanh tiền tệ, trong đó có cả hoạt động tín dụng. Có 3 đặc điểm về vốn tự có mà bạn cần biết: Vốn tự có là nguồn vốn ổn định và luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Vốn tự có chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh, từ 8% đến 10% nhưng lại có vai trò rất quan trọng vì đây là cơ sở hình thành nên các nguồn vốn khác nhau, cũng như tạo uy tín ban đầu cho ngân hàng.

Vốn tự có quyết định quy mô của ngân hàng, cụ thể là xác định giới hạn huy động vốn của ngân hàng. Vốn tự có còn là cơ sở để cơ quan quản lý xác định tỷ lệ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng.

  • Vốn điều lệ không thể được điều chỉnh tăng lên trong quá trình hoạt động của ngân hàng
  • Vốn điều lệ bao gồm vốn pháp định cộng với các quỹ dự trữ
  • Là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, ghi trong bản điều lệ của ngân hàng
  • Tất cả đều đúng

Là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, ghi trong bản điều lệ của ngân hàng, được hình thành ngay từ khi ngân hàng thương mại được thành lập. Gọi là vốn điều lệ vì vốn này được ghi rõ trong điều lệ hoạt động của ngân hàng. Vốn điều lệ có thể được điều chỉnh tăng lên trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Vốn điều lệ có thể do Nhà nước cấp nếu đó là ngân hàng thương mại quốc doanh, có thể là vốn đóng góp của cổ đông nếu là ngân hàng thương mại cổ phần. Trên thế giới, vốn của hầu hết các ngân hàng thương mại dưới dạng vốn cổ phần do các cổ đông đóng góp. Đứng về mặt hạch toán, ngân hàng thương mại cổ phần coi số vốn cổ phần là phần vay nợ từ các cổ đông. Do vậy, việc huy động vốn để thành lập ngân hàng cổ phần cũng được coi là nghiệp vụ vay nợ.

Quy mô vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại lớn hay nhỏ là tùy vào quy mô của ngân hàng với số lượng chi nhánh nhiều hay ít và địa bàn hoạt động là thành thị hay nông thôn, và không được nhỏ hơn vốn pháp định [Legal capital] quy định cho ngân hàng đó.

Trạng Chứng

FILI

Tags:

Vốn tự có là nguồn lực tự có mà chủ ngân hàng sở hữu và sử dụng vào mục đích kinh doanh theo luật định. Vốn tự có tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM song nó lại là yếu tố cơ bản đầu tiên quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Mặt khác, với chức năng bảo vệ VTC được coi như tài sản đảm bảo gây lòng tin đối với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp ngân hàng gặp thua lỗ. Vốn tự có cũng là căn cứ để tính toán các hệ số đảm bảo an toàn và các chỉ tiêu tài chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Theo điều 20, Luật các tổ chức tín dụng quy định: VTC của NHTM bao gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản Nợ khác [như chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhận chưa phân phối…].

Như vậy, vốn chủ sở hữu của NHTM bao gồm 3 bộ phận là: Vốn của NHTM, quỹ của NHTM và các tài sản Nợ khác được xếp vào vốn.

1. Vốn của ngân hàng thương mại

a. Vốn điều lệ

Vốn điều lệ được quy định trong điều lệ của NHTM và tối thiểu phải bằng vốn pháp định. Vốn điều lệ là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng. Nguồn hình thành vốn điều lệ phụ thuộc vào tính chất sở hữu của từng loại hình ngân hàng. Đối với ngân hàng thương mại Nhà nước do Nhà nước cấp 100%, đối với ngân hàng thương mại ngoài Nhà nước [NHTM cổ phần…] được hình thành do các cổ đông đóng góp dưới hình thức mua cổ phần hoặc các bên tham gia liên doanh đóng góp.

b. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua tài sản cố định [TSCĐ]

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua TSCĐ để xây dựng nhà cửa, công trình kiến trúc, mua sắm máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận tải… phục vụ công tác quản lý, kinh doanh của NHTM. Nguồn hình thành của loại vốn này có thể do ngân sách Nhà nước cấp [đối với NHTM Nhà nước] hoặc tích lũy trong quá trình hoạt động của NHTM.

c. Vốn khác

Ngoài 2 loại vốn trên, NHTM còn có các loại vốn khác như thặng dư phát hành cổ phiếu, lợi nhuận để lại không phân phối…

2. Quỹ của ngân hàng thương mại

Quỹ của NHTM bao gồm: – Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; – Quỹ dự phòng tài chính; – Quỹ đầu tư phát triển; – Quỹ khen thưởng;

– Quỹ phúc lợi.

Những quỹ này được trích từ lợi nhuận hàng năm theo luật định, do vậy tỷ lệ trích, nội dung sử dụng quỹ phải theo đúng qui định.

3. Một số tài sản Nợ được xếp vào vốn chủ sở hữu của ngân hàng

– Chênh lệch đánh giá lại tài sản: gồm chênh lệch đánh giá tỷ giá hối đoái, vàng bạc, đá quỹ; chênh lệch đánh giá lại các tài sản trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho NHTM [như chứng khoán, tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu…] và đánh giá lại TSCĐ, Nếu chênh lệch đánh giá có kết quả tăng [dư Có] sẽ góp phần làm tăng vốn của NHTM; ngược lại, nếu kết quả đánh giá có số chênh lệch giảm [dư Nợ] sẽ làm giảm vốn của NHTM. – Chênh lệch thu nhập, chi phí trong năm: nếu thu nhập lớn hơn chi phí thì góp phần tăng vốn; ngược lại.

– Kết quả lợi nhuận năm sau chưa phân phối.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • vốn tự có của ngân hàng thương mại
  • vốn tự có
  • vốn tự có là gì
  • vốn tự có của ngân hàng là gì
  • tại việt nam vốn tự có của ngân hàng thương mại gồm
  • thành lập ngân hàng thương mại
  • phương pháp tăng vốn tự có ngân hàng
  • vốn tự có của khách hàng bao gồm những gì
  • vốn tự có của ngân hàng
  • nguồn vốn khác trong ngân hàng thương mại
  • ,

    Video liên quan

    Chủ Đề