Sở thích cá nhân trong CV ngân hàng

Có một sự thật là ngày càng có nhiều công ty tuyển dụng nhân viên dựa vào mức độ thích hợp của ứng viên với văn hóa của chính công ty đó, để có thể tăng hiệu suất làm việc tối đa cho cả 2 bên.

Theo nghiên cứu của một chương trình truyền hình uy tín – Kellogg School of Management, đang có rất nhiều nhà tuyển dụng đang dựa vào những thói quen và sở thích của ứng viên để làm thang đo cho sự phù hợp với văn hóa công ty. Thậm chí, nhiều nhà tuyển dụng nhấn mạnh rằng thói quen và sở thích của ứng viên đôi khi còn quan trọng, nếu không muốn nói, là quan trọng hơn cả yếu tố kĩ năng và kinh nghiệm khi họ phải đưa ra sự lựa chọn.

Chính vì thế, nếu bạn đang tìm kiếm một công việc, thì có thể bạn sẽ muốn có một hoặc hai thói quen, sở thích trong CV của mình để trở nên “hấp dẫn” hơn và tăng cơ hội chinh phục nhà tuyển dụng hơn đấy.

Nhưng nên chọn lựa sở thích nào để viết vào CV đây? Tất cả phụ thuộc vào việc bạn muốn “chào hàng” thế mạnh nào của bạn! Dưới đây là 8 sở thích, thói quen thường được nhà tuyển dụng quan tâm nhất, sẽ làm nổi bật thế mạnh của bạn và chinh phục nhà tuyển dụng.

1.Những môn thể thao đòi hỏi khả năng chịu đựng

Chạy bộ, bơi lội, đạp xe,… đó là những môn thể thao cho thấy bạn là người  có tính kiên trì và bền bỉ, khả năng xoay xở khéo léo – những tố chất tuyệt vời cho một nhân viên kinh doanh hay một vị trí để phát triển công việc kinh doanh cho công ty!

2.Theo đuổi sự mạo hiểm

Những môn thể thao mạo hiểm như leo núi, lái xe địa hình hay bay lượn trên không trung cho thấy bạn là người luôn muốn thử thách giới hạn của bạn thân và đi tìm những sự mạo hiểm. Những tính cách này phù hợp mới vị trí lãnh đạo hoặc phát triển sản phẩm.

3.Sở thích mang tính sáng tạo

Bạn thích nấu ăn, vẽ vời hay chụp ảnh? Tất cả những sở thích nghệ thuật này cho thấy bạn là người rất sáng tạo. Hãy chọn những ngành nghề như Marketing, PR, hay thiết kế, quảng cáo,… cơ hội của bạn sẽ cao hơn những đối thủ của mình đấy!

4.Thể thao đồng đội

Bạn thích chơi bóng đá, hockey, bóng rổ,…? Vậy thì bạn là người có khả năng làm việc theo nhóm, cùng nhau phối hợp để đạt được mục tiêu chung cho tập thể đấy. Tố chất này khiến bạn có khả năng làm việc trong hầu hết các ngành nghề, nhưng để phát hy hiệu quả nhất thì đó nên là những môi trường làm việc mang tính tập thể.

5.Những trò chơi mang tính chiến thuật, trí tuệ

Cờ vua, cờ tướng, hay sudoku ,… những sở thích này chứng tỏ bạn là một người thích tư duy chiến thuật. Những người này phù hợp với vị trí phát triển chính sách, chiến lược hoạt động, kinh doanh cho công ty.

6.Thích viết lách

Những sở thích như viết blog, làm thơ, hay viết truyện ngắn,… chứng tỏ bạn phù hợp với vị trí là một nhà văn hoặc biên tập viên. Những công ty trong ngành Quan hệ công chúng hay truyền thông,  quảng cáo sẽ rất phù hợp với bạn.

7.Sở thích đọc sách, tham quan

Thói quen ham khám phá, học hỏi chứng tỏ bạn là một người luôn khát khao lãnh hội kiến thức. Đây là tố chất sẽ khiến bạn là một nhà nghiên cứu giỏi. Hãy tìm đến những công ty đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí này nhé!

8.Hoạt động đội nhóm

Nếu bạn thích tham gia các câu lạc bộ hay hội nhóm thì rất có khả năng bạn là người thích giao tiếp với mọi người đấy. Vị trí của một người quản lý sẽ rất thích hợp với bạn!

Nếu những thói quen trên khiến bạn khó chịu, hay bạn không thực sự thích chúng, thì đừng cố ép mình, cho dù nó có gây ấn tượng với nhà tuyển dụng đi chăng nữa. Tương tự với việc bịa đặt một sở thích: đừng giả vờ nói rằng mình thích bóng đá khi mà thấy trái bóng là bạn đã “chạy mất dép”. Nếu bạn ứng tuyển vào một công ty chuyên làm về sự kiện bóng đá thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ bị “phát hiện” thôi phải không nhỉ? Hãy là chính bản thân mình, bạn vẫn hoàn toàn co thể chinh phục nhà tuyển dụng đấy!

Nguồn: intern.vn

34,197 người xem

Khám phá mẫu CV Giao dịch viên ngân hàng siêu chuẩn

Nghề giao dịch viên là một khởi đầu thuận lợi để có cơ hội thăng tiến. Những cán bộ xuất thân từ vị trí này nếu phụ trách kinh doanh thì các mảng huy động, ngoại hối và dịch vụ khách hàng là những lĩnh vực có thế mạnh. Cùng TopCV chia sẻ kinh nghiệm để có một mẫu CV giao dịch viên ngân hàng “chuẩn không cần chỉnh” nhé!

Tổng quan về vị trí giao dịch viên ngân hàng

Giao dịch viên Ngân hàng [hay còn gọi là Teller] là Nhân viên Ngân hàng thường trực làm việc tại quầy giao dịch của các Ngân hàng. Họ phục vụ các nhu cầu giao dịch cơ bản của khách hàng. Ví dụ như Nộp tiền, rút tiền, Ủy nhiệm chi, Thu hộ, Chi hộ, Mở tài khoản, Xử lý thông tin tài khoản, Hạch toán giao dịch …. cho Khách hàng cá nhân và khách hàng Doanh nghiệp

Nếu bạn đã từng 1 lần đến giao dịch Ngân hàng bất kỳ. Chắc hẳn bạn đã được tiếp xúc với 1 trong những đội ngũ xinh đẹp nhất hệ thống Ngân hàng, đó chính là Giao dịch viên.

Giao dịch viên [Teller] được xem là vị trí “Mặt hoa da phấn” tại ngân hàng. Họ trực tiếp tiếp xúc, xử lý giải quyết các nhu cầu của Khách hàng.

Đây là vị trí phản ánh chất lượng dịch vụ, hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng. Đòi hỏi yêu cầu cao về ngoại hình, nghiệp vụ, đồng thời có được kỹ năng giao tiếp khéo léo…..

Hiện tại, trong xu thế cạnh tranh khắc nghiệt. Các Ngân hàng xây dựng hình ảnh của Giao dịch viên là người tạo ra vũ khí cạnh tranh đối với các ngân hàng khác.

>>> Xem thêm: Làm ngân hàng có vất vả không? Mức lương các vị trí như thế nào?

Mẫu CV giao dịch viên ngân hàng – những điều cần lưu ý

Mẫu CV Giao dịch viên ngân hàng của TopCV

Mẫu CV Giao dịch viên ngân hàng của TopCV

Môt CV tiêu chuẩn thường sẽ có các phần cơ bản gồm: Thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, học vấn, kinh nghiệm làm việc, hoạt động ngoại khóa, kĩ năng… Tuy nhiên tùy vào ngành nghề ứng tuyển mà chúng ta sẽ điều chỉnh dung lượng, chất lượng các phần sao cho hợp lý nhất.

>>> Xem thêm: Tổng hợp CV tham khảo các nhóm ngành cả Tiếng Anh và Tiếng Việt

Thông tin cá nhân

Ở phần này, bạn bắt buộc phải có các thông tin cơ bản là TÊN,ĐỊA CHỈ, NGÀY SINH, SỐ ĐIỆN THOẠI VÀ EMAIL một cách rõ ràng nhất. Đặc biệt giao dịch viên ngân hàng là một nghề yêu cầu về ngoại hình. Nên việc thêm thông tin về chiều cao, cân nặng và một tấm ảnh chân dung sáng sủa là một điều cần thiết.

Trình độ và bằng cấp

Bạn không nhất thiết phải có bằng cấp chuyên môn ngân hàng để là giao dịch viên. Nếu bạn học các ngành liên quan tới kinh tế, luật đều có thể ứng tuyển vị trí này. Tuy nhiên nếu bạn có các chứng chỉ hay chứng nhận khóa học về giao tiếp thì lại là một lợi thế. Tùy theo yêu cầu của từng ngân hàng mà bạn có thể cung cấp thêm thông tin liên quan.

>>> Ứng tuyển việc làm Giao dịch viên

Mục tiêu nghề nghiệp

Đối với bất kì vị trí nào ở ngành ngân hàng bạn cũng cần thể hiện một mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng và mạnh mẽ. Làm việc trong ngân hàng luôn đòi hỏi sự đam mê, tâm huyết. Nhờ thế họ mới có thể làm việc chăm chỉ chính xác dưới áp lực. Nhất là vị trí giao dịch viên. Điều này được thể hiện ngay ở phần mục tiêu nghề nghiệp.

Kinh nghiệm làm việc

Giao dịch viên ngân hàng không quá đòi hỏi về kinh nghiệm; thực tế tất cả các ngân hàng khi tuyển giao dịch viên đều sẽ tổ chức training [đào tạo] lại cho phù hợp với tiêu chí và cung cách làm việc của mỗi nơi. Vậy nên bạn không cần quá áp lực vào mục này ở CV Giao dịch viên ngân hàng. Nếu bạn đã từng làm việc ở các lĩnh vực tiếp xúc trực tiếp với khách hàng [sales, nhân viên tư vấn…] hay là kinh nghiệm làm việc với sổ sách và con số [kế toán ngoài giờ, thu ngân…] đều là lợi thế.

>>> Có thể bạn quan tâm: Thu nhập của nhân viên ngân hàng là bao nhiêu? Có cao không?

Kỹ năng làm việc

Giao dịch viên ngân hàng đòi hỏi các kĩ năng cơ bản như: sử dụng máy tính; Tiếng Anh; quản lý sổ sách… Ngoài ra nghiệp vụ của vị trí giao dịch viên rất áp lực. Đó là những áp lực phải đúng quy trình; áp lực không được sai sót; áp lực phải đáp ứng kỳ vọng khách hàng. Áp lực thời gian; áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu…  Vậy nên hãy thể hiện ở CV rằng bạn là người có kỹ năng làm việc tốt trong môi  trường làm việc nhiều sức ép.

Tính chất công việc đòi hỏi người giao dịch viên phải tỉ mỉ; cẩn thận; siêng năng; nhanh nhẹn… vậy nên bạn cũng cần thể hiện ở CV mình là người chu đáo; cẩn thận; có kỹ năng sắp xếp và thống kê tốt.

Các giao dịch viên không phải làm công việc một mình mà luôn có đồng nghiệp cán bộ quản lý. Vậy nên kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm cũng là điều bạn nên thể hiện ở CV Giao dịch viên ngân hàng.

Cuối cùng, kĩ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng bởi vì giao dịch viên và người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng hằng ngày.

Sở thích cá nhân

Ngoài hoạt động chuyên môn ngân hàng là ngành có rất nhiều phong trào văn hóa bên lề. Không chỉ trong nội bộ doanh nghiệp mà còn liên ngân hàng; hay giao lưu với các cơ quan đoàn khối địa phương. Vậy nên nếu bạn có bất kì tài lẻ hay sở thích cá nhân liên quan tới văn nghệ, thể thao thì hãy liệt kê ngay ở CV để tạo ấn tượng

Blog.TopCV chúc bạn có một CV giao dịch viên ngân hàng thật chuẩn, hãy truy cập vào TopCV để tạo CV nhé!

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề