Thanh hóa với chiến thắng điện biên phủ

Ông Nguyễn Bá Điền say sua kể lại những kỷ niệm khi ông còn là dân công tải lương thực lên Điện Biên Phủ.

Ông Nguyễn Bá Điền, ở xã Thọ Minh, huyện Thọ Xuân, từng là dân công tải lương thực lên Điện Biên Phủ. Năm nay đã gần 90 tuổi, nhưng kỷ niệm về những năm tháng gian khổ, hào hùng ấy vẫn còn in đậm trong tâm trí ông.

Trong rất nhiều hiện vật được trưng bày tại bảo tàng lịch sử Điện Biên Phủ, có một hiện vật giản dị nhưng vô cùng quý giá, thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách trong và ngoài nước, đó là chiếc xe cút kít của cụ Trịnh Đình Bầm, dân công xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Vì thiếu gỗ, ông đã cáo lỗi tổ tiên, tháo bàn thờ gia tiên của mình để hoàn thiện nốt phần bánh xe, nâng tải trọng của loại xe cút kít thông thường từ 100kg lên 280kg.

Chiếc xe cút kít của cụ Trịnh Đình Bầm có phần bánh xe được làm gán thêm gỗ.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã huy động cao nhất sức người, sức của để phục vụ chiến trường, với hơn 178 ngàn dân công hỏa tuyến, hơn 3.500 xe đạp thồ, 31 xe ô tô, 180 xe bò và rất nhiều phương tiện khác để tải lương lên Điện Biên. Hàng nghìn người con của quê hương Thanh Hóa đã anh dũng chiến đấu trong các đơn vị bộ đội chủ lực.

Những địa danh lịch sử như Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam, Mường Phăng, Nà Nhạn, đồi A1, hầm Đờ Cát... đều in dấu chân và chiến công của những người con Thanh Hóa. Năm 1957, khi về thăm Thanh Hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”.

Mỗi khi nhắc lại chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta không chỉ ngợi ca những trận đánh trên các trận địa mà còn là sức mạnh của toàn dân tộc hướng tới chiến trường, trong đó có sự đóng góp của hàng vạn người con xứ Thanh với những phương tiện vận chuyển thô sơ đã chở hàng vạn tấn lương thực vào chiến trường...

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, theo lệnh của Bộ Chỉ huy chiến dịch, bộ đội ta đã kéo pháo bằng tay vào Điện Biên Phủ để chuẩn bị tiêu diệt tập đoàn cứ điểm theo phương châm “Đánh nhanh thắng nhanh”. Sau khi Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thay đổi phương châm “Đánh chắc tiến chắc”, bộ đội ta lại kéo pháo ra. Việc kéo pháo bằng tay vượt qua bao dốc cao, vực sâu đã trở thành bản hùng ca của dân tộc. Chính trong lần kéo pháo ra, anh Tô Vĩnh Diện [SN 1928, quê quán xã Nông Trường, huyện Nông Cống [nay là huyện Triệu Sơn], Thanh Hoá đã hi sinh chèn mình để cứu pháo tại dốc Chuối. Lúc đó là 2h30 ngày 01/02/1954, đồng đội trong đơn vị đã nghiêng mình vĩnh biệt người khẩu đội trưởng 26 tuổi kiên cường, lấy thân mình lao vào chèn bánh pháo.

Triển lãm "Thanh Hóa xưa và nay" nằm trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa dành một phần trang trọng cho những ký ức Điện Biên.

Đoàn xe thồ lương thực của người dân Thanh Hoá chi viện cho chiến trường Điện Biên.

Theo Bảo tàng chiến thắng Điện Biên phủ, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa là tỉnh có đóng góp nhiều nhất cả về sức người và sức của. Đây là hậu phương lớn nhất chi viện cho chiến trường, góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại năm 1954.

Để chuẩn bị tốt công tác hậu cần, toàn bộ lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu từ khắp nơi trong tỉnh được tập trung về kho Cẩm Thủy và kho Lược [Thọ Xuân] để chuyển ra mặt trận.

Thời gian cao điểm, ngày 15.4.1954, Thanh Hóa được giao thêm nhiệm vụ trong vòng 20 ngày phải huy động thêm 2.000 tấn gạo, 147 tấn thực phẩm và muối cho chiến dịch Điện Biên Phủ.

Để có đủ số lương thực, thực phẩm Trung ương giao cho, nhân dân Thanh Hóa đã phải ăn ngô, khoai non, dành gạo cho chiến sỹ ngoài mặt trận. Đầu tháng 5.1954, thời điểm giáp hạt, không còn thóc gạo dự trữ sẵn trong điều kiện đòi hỏi cấp bách của chiến trường, tỉnh Thanh Hóa đã vận động bà con nhân dân ra đồng chọn lựa từng hạt thóc chín trước, nhanh chóng phơi khô để cung cấp ra mặt trận. Gần 5.000 tấn thóc được vận chuyển lên Điện Biên Phủ.

Tính chung trong toàn chiến dịch, tỉnh Thanh Hóa đã đóng góp 30% người trong độ tuổi lao động tham gia dân công với 27 triệu ngày công; hơn 3.500 xe đạp thồ, 1.126 chiếc thuyền, đặc biệt có cả 31 chiếc ôtô, 180 xe bò...

Thanh Hóa đã vận chuyển ra mặt trận Điện Biên với 9 nghìn tấn gạo chiếm 56% và 450 tấn cá khô, 2.000 con lợn, 1.300 con bò... chiếm 40% số thực phẩm sử dụng trong chiến dịch.

Thanh Hóa đã có những đóng góp gì cho Chiến dịch Điện Biên Phủ?

Đặc biệt, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa huy động 11.000 xe thồ, 1.500 chiếc thuyền, 120 con ngựa thồ, 120.254 dân công dài hạn, 76.670 dân công ngắn hạn, vận chuyển 50% khối lượng lương thực, 40% khối lượng thực phẩm phục vụ chiến dịch và có 5,6 vạn thanh niên đã lên đường nhập ngũ.

Có bao nhiêu thanh niên tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ?

Điện Biên: Hơn 300 đoàn viên tham gia Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2022. Điện Biên - Sáng 29.5, hơn 300 đoàn viên, thanh niên [ĐVTN] đã tham dự Lễ phát động Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2022.

Tại sao ta lại quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ?

Nhạy cảm trước ý đồ chiến lược của ta, địch tǎng cường lực lượng biến Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh. Nhận định đây là một cơ hội lớn để tiêu diệt sinh lực địch, ta quyết định mở chiến dịch tiến công Điện Biên Phủ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ vào ngày mấy tháng mấy năm mấy?

VOV.VN - 69 năm trước, ngày 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu đã đập tan kế hoạch Nava của Pháp, chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta.

Chủ Đề