Tay đua xe đạp gọi là gì

TT - Chọn nghiệp thể thao hầu như ai cũng mơ đến chiến thắng và những chiếc huy chương lấp lánh... Thế nhưng không ít vận động viên [VĐV] chấp nhận hi sinh lợi ích cá nhân để đưa đồng đội đến vinh quang, còn phận mình chẳng ai biết đến...

TT - Chọn nghiệp thể thao hầu như ai cũng mơ đến chiến thắng và những chiếc huy chương lấp lánh... Thế nhưng không ít vận động viên [VĐV] chấp nhận hi sinh lợi ích cá nhân để đưa đồng đội đến vinh quang, còn phận mình chẳng ai biết đến...

Cuối chặng thứ hai cuộc đua xe đạp Cúp truyền hình TP.HCM 2009 từ TP Phan Thiết đến TP Phan Rang xuất hiện hình ảnh rất đẹp: một tay đua trẻ của đội Bảo Vệ Thực Vật Sài Gòn mồ hôi ướt áo, gương mặt phờ phạc, tay chân dường như nhấc không lên vì mệt mỏi nhưng vẫn nở nụ cười rạng rỡ sau cái vỗ vai của đồng đội và HLV. Đó là cuarơ Trương Nguyễn Thanh Nhân.

Nhân chỉ về thứ 18, nhưng đồng đội của anh là Lê Văn Duẩn về thứ ba chỉ sau hai tay đua người Hàn Quốc. Nhân nở nụ cười nói với chúng tôi: Tôi vui lắm vì đã giúp anh Duẩn đạt thành tích như mong muốn ở chặng này. Nhưng đúng là mệt thật vì mình đã vắt kiệt lực để kéo anh Duẩn....

Khán giả tại đích đến chỉ xúm xít quanh Lê Văn Duẩn hỏi này nọ và hầu như chẳng ai chú ý đến Nhân. Đó là hình ảnh phố biến của những tay đua mà trong giới xe đạp gọi là cuarơ máy kéo... Nhiệm vụ của họ đơn giản là phải tìm mọi cách để giúp ngôi sao trong đội cán đích đầu tiên.

Hi sinh thầm lặng

Đua xe đạp bị liệt vào hàng khắc nghiệt bậc nhất trong số các môn thể thao thịnh hành tại VN. Nó đòi hỏi VĐV sự bền chí và sức chịu đựng vô cùng dẻo dai để hoạt động liên tục trong suốt hành trình có lúc lên đến gần 200km.

Vì thế, một tay đua dù xuất sắc thế nào cũng không thể dệt nên mùa xuân nếu không có sự giúp sức của đồng đội. Có thể nói đơn giản: đua xe đạp là môn thể thao mọi người vì một người. Trong một đội mạnh bao giờ cũng có VĐV chuyên nước rút để tung đòn quyết định giành chiến thắng tại đích đến. Họ thường được vinh danh như những người hùng. Nhưng thực tế chiến công này chủ yếu nhờ những đóng góp thầm lặng nhưng to lớn của các đồng đội đã làm máy kéo cho họ.

Tại giải 2008, tay đua Nguyễn Văn Đức chắc chắn sẽ không có được chiếc áo vàng chung cuộc nếu không nhờ đồng đội của đội Bảo Vệ Thực Vật An Giang xả thân hỗ trợ. Tài năng của Đức không phải bàn cãi, nhưng công lao mà toàn đội tập trung chạy thành hàng, thay nhau kéo anh suốt những chặng cuối cùng rất to lớn.

Nhiệm vụ của các cuarơ làm máy kéo trên đường đua là phải bảo vệ VĐV chủ lực của đội về đến đích trong tốp đầu mà không mất nhiều sức để tung nước rút. Họ làm việc cật lực đưa đồng đội về đích. Gần đến đích, tay đua này vắt hết chút sức lực cuối cùng tăng tốc để tạo tốc độ thật cao cho đồng đội đeo theo rồi bật ra để đồng đội bắn về đích. Bản thân VĐV làm máy kéo có thể phải chấp nhận xếp chót nhóm vì kiệt sức. Ở một chặng thi đấu, tay đua làm máy kéo có thể mệt gấp đôi đồng đội.

HLV Đỗ Thành Đạt của Bảo Vệ Thực Vật Sài Gòn nói: Không chỉ vậy, cuarơ làm máy kéo cũng thường bị HLV điều làm chốt thí, đeo bám hay phá sức đối phương ở phía sau để đồng đội tấn công bứt tốp. Trong trường hợp khẩn cấp, họ phải đưa xe của mình cho đồng đội [bị hư xe] đua tiếp, còn mình chấp nhận bỏ cuộc giữa chừng.

Gian nan là thế nhưng cuarơ máy kéo có thể không một lần được vinh danh trong suốt sự nghiệp, người hâm mộ hoàn toàn không biết đến tên tuổi họ. Nhưng người trong giới và đồng nghiệp luôn trân trọng những đóng góp của họ.

Chàng công tử mê xe đạp

Trương Nguyễn Thanh Nhân là một tay đua máy kéo khá đặc biệt. Đặc biệt ở đây vì anh chấp nhận từ bỏ cuộc sống sung túc của một công tử để gắn bó với nghiệp cuarơ xe đạp đầy gian khổ. Nhân đến với môn xe đạp hoàn toàn vì đam mê bởi tiền lương anh nhận tại CLB hiện nay không đủ chi tiêu cho thú vui chơi chim cảnh của mình.

21 tuổi, Thanh Nhân không thiếu thứ gì trong gia đình giàu có với ba mẹ làm nghề y. Anh được cho một căn biệt thự rộng rãi, có hồ cá sân vườn và được sắp sẵn một công việc ổn định từ sau khi tốt nghiệp lớp 12. Nhưng Nhân lại chọn cuộc sống gian khổ của đời cuarơ để được thỏa mãn niềm đam mê. Đáng nói hơn, Nhân lại thi đấu ở một vị trí hết sức thầm lặng- vị trí làm máy kéo.

Thanh Nhân mê môn xe đạp từ rất nhỏ, khi xem qua tivi và thần tượng chính là đàn anh hiện nay tại Bảo Vệ Thực Vật Sài Gòn Nguyễn Nam Cực. Tuy nhiên, do không biết thế nào để đến với môn thể thao này nên mãi năm 16 tuổi Thanh Nhân mới lén gia đình bắt đầu tập xe đạp tại đội trẻ huyện Hóc Môn.

Mai Công Hiếu thắng chặng 4

Tay đua Mai Công Hiếu [Domesco Đồng Tháp] đã xuất sắc giành chiến thắng ở nội dung đua cá nhân tính giờ 18km ở ngày thi đấu thứ tư [25-4] Cúp truyền hình TP.HCM 2009 tại Nha Trang với thời gian 2356, tốc độ trung bình 45,125km/giờ. Thành tích này của Hiếu hơn tay đua đang giữ áo vàng Yoo Ki Hong của Seoul, Hàn Quốc đến 57 và cân bằng tổng thời gian 10g1406 trên bảng tổng sắp chung cuộc.

Chỉ một năm sau, nhờ tố chất thể lực dẻo dai và niềm đam mê lớn, Thanh Nhân bước vào con đường thi đấu chuyên nghiệp. Cũng như bao bậc phụ huynh khác khi nghe con mình đi theo môn xe đạp đầy gian khổ và bạc bẽo vì tuổi nghề ngắn, thu nhập không cao trong khi tương lai mờ mịt, cha mẹ anh đã phát hoảng, nhất là sau khi em trai Thanh Nhân qua đời năm 2007 khiến anh trở thành con trai duy nhất của họ.

Rồi tại giải Cúp truyền hình 2007, trong lúc đang cắm đầu kéo đồng đội, vì mệt quá nên quan sát không kỹ, Nhân tông thẳng vào một chiếc xe tải đậu ven đường. Kết quả là chú ngựa sắt gãy đôi, còn anh sây sát khắp mình. Nhân nói: Sau đó, dù đau rát nhưng tôi vẫn cố gắng đua tiếp để hỗ trợ đồng đội. Thành tích của tôi không đáng kể nhưng phải góp sức cho đồng đội chiến thắng. Tôi không chạy thì đội sẽ bị thiệt quân số.

Sau giải đó Nhân bị mẹ cấm đua xe. Ở nhà, Nhân buồn ủ rũ như người mất hồn. Cha mẹ mua cho một chiếc xe tải để anh kinh doanh nhưng Nhân để bỏ xó. Trong khi đó những buổi tường thuật đua xe trên tivi anh không bao giờ bỏ sót. Sự đam mê của Nhân dành cho xe đạp cuối cùng cũng thuyết phục được cha mẹ cho chơi trở lại.

Thanh Nhân tâm sự: Ba mẹ chỉ còn tôi là con trai duy nhất nên chuyện gì cũng lo lắng. Tôi cũng muốn chiều ý cha mẹ nhưng không làm được. Tình yêu dành cho đua xe đạp đã ngấm vào máu thịt. Tôi cũng chơi nhiều môn thể thao và từng là thủ môn đội tuyển huyện Hóc Môn nhưng khi mẹ bảo bỏ tôi bỏ ngay. Riêng riêng xe đạp tôi không bỏ được dù phải thi đấu ở vị trí không ai biết đến.

Suốt năm năm thi đấu chuyên nghiệp, Nhân có không biết bao nhiêu kỷ niệm cùng đồng đội. Nhưng đáng nhớ nhất là một chặng từ TP Buôn Ma Thuột [Đắc Lắc] đi Nha Trang [Khánh Hòa] năm 2008. Khi còn cách đích 7km, Nhân và Duẩn bị tốp đầu bỏ đến gần 1km. HLV Đỗ Thành Đạt đã chỉ đạo Nhân phải đưa Duẩn về đích.

Đường dài, dốc lên xuống liên tục đã bào mòn thể lực của Nhân. Thế nhưng anh vẫn cắn răng gom chút sức cuối cùng ấn pêđan tăng tốc kéo Duẩn suốt gần 5km để bắt kịp nhóm đầu. Tại đích, Nhân đã bật ra cho Duẩn tung nước rút thắng chặng.

Nhân nhớ lại: Duẩn vừa bứt đi thì tôi cũng không còn chút sức lực nào. Tay bủn rủn, chân bị chuột rút nhói đau theo từng vòng quay pêđan. May là đích ngay trước mặt chứ không chắc tôi cũng không đủ sức chạy tiếp.

Nhân cũng từng cứu Duẩn khi tay đua này bị bể bánh trong lúc đang tranh chấp áo xanh ở vòng đua Tràng Tiền - Phú Xuân [TP Huế] tại Cúp truyền hình TP.HCM 2008. Nhân phải hi sinh đưa xe cho Duẩn đấu tiếp, còn mình chịu bỏ cuộc lủi thủi dắt bộ về đích. Trước đó, Nhân luôn có mặt trong tốp đầu và đã xuất sắc rút thắng sprint 1 và 2 của chặng.

Luôn là bệ phóng cho đồng đội bay đến đỉnh vinh quang trong sự tung hô của người hâm mộ nhưng bản thân Nhân lại chẳng được ai biết đến. Nhân quan niệm: Là VĐV ai không muốn giành chiến thắng, được nổi tiếng. Nhưng tôi coi niềm vui của đồng đội cũng như của chính mình bởi trong xe đạp không có chiến thắng của riêng ai, đó là chiến thắng của toàn đội. Tôi rất hãnh diện vì đã đóng góp được công sức cho đồng đội.

TẤN PHÚC

Video liên quan

Chủ Đề