Tay cán vá nghĩa là gì

Người ta nghiệm thấy những người trì độn hoặc suốt đời khốn khổ dù bộ vị trên mặt không lấy gì quá tệ đều có tứ chi bất quân xứng hay không ngay thẳng.

Bởi lẽ đó, tác giả Trần Đạm Gĩa đã nói: “Tứ chi đối với con người cũng như bốn mùa đối với sự phát triển của vạn vật . Bốn mùa mà không điều hoà thì vạn vật khó sinh sôi nẩy nở. Tứ chi không ngay thẳng, cân xứng thì kẻ đó suốt đời khốn khổ.”

Dưới nhãn quan tướng học Á đông, diện mạo được coi như thân cây, chân tay ví như cành nhánh. Có cây tốt thân mà xấu cành, có cây lại tốt cành mà xấu thân.

Cành và thân đều tốt đã đành là quý, nhưng cành tốt thân xấu hay ngược lại thì cây đó vẫn có thẻ khả dụng. Cho nên, nếu Ngũ quan, Tam đình, Ngũ nhạc có bị khuyết điểm đôi chút về mặt hình thức mà tứ chi hợp cách.

[Hợp cách ở đây có nghĩa là tứ chi tương xứng với thân hình; thẳng xuôi, vân tay, vân chân rõ đẹp, hội đủ các điều kiện tất yếu của chân và tay mà tướng học đòi hỏi] vẫn được coi là loại tướng khả dĩ có phú quý.

Xem tướng bàn tay.

1- Cánh tay hợp cách

• Cánh tay trên [từ vai đến khuỷ tay] gọi là long cốt; cánh tay [từ khuỷ tay đến cổ tay ] gọi là Hổ cốt. Hổ cốt bao giờ cũng phải ngắn hơn long cốt mới đúng điều kiện tự nhiên, xương không được lộ. • Cánh tay phải xuôi thẳng như măng tre, trên to dưới nhỏ dần và màu sắc tươi mịn. • Cánh tay [trong tướng thuật cánh tay chỉ tính từ vai đến cổ tay] phải dài hơn thân mình. + Riêng cánh tay có nhiều ý nghĩa: • Tay thẳng như măng tre : Đầu óc thông minh. Ngược lại, đầu óc thiếu sáng suốt, cục xúc thô lỗ. • Tay xuôi và dài gần tới gối: Tướng vừa quý vừa hiền. Ngược lại , là kẻ bần tiện • Tay tươi mịn: có số được hưởng phúc thọ. Ngược lại, cực khổ mới có miếng ăn. • Cánh tay tự nhiên mềm mại và nhỏ nhắn : Có số thanh quý. Thô cứng : Nghèo hèn • Người nhỏ cánh tay kớn :Hao tài

• Người lớn cánh tay nhỏ : Bần cùng .

2- Lòng bàn tay hợp cách

-Không dày không mỏng, -Có huyết sắc – Có chỉ tay tươi mịn và rõ không đứt đoạn . – Lòng bàn tay vô bệnh mà thường có mồ hôi là kẻ thường hay khổ tâm nhọc trí . – Lòng bàn tay ngắn mỏng : Số hèn. – Lòng bàn tay nổi cao xung quanh , giữa hơi lõm xuống : Số giàu. – Lòng bàn tay đầy đặn , dài hơn ngón tay : Số quí hiển .

– Lòng bàn tay đỏ như hoa son : Vinh hoa phú quý , nhưng đỏ như huyết lại là kẻ tàn nhẫn , có tính háo sát .

- Bàn tay khô khang cằn cỗi như đất vườn hoang : Nghèo hèn .

– Đàn bà mà gan tay quá mềm : Có tính dâm đãng.

3- Ngón tay hợp cách

- Ngón tay thẳng không cong không lệch .

– Phía tiếp với bàn tay lớn rồi thon dần lên đến đầu ngón tay .

- Màu sắc, mềm cứng phải tương xứng với bàn tay .

- Ngón tay trỏ tương đương về chiều dài lẫn hình dạng với ngón tay áp út , chiều dài ngón tay cái tương đương với chiều dài ngón tay áp út .

+ Ngón tay có những ý nghĩa chính sau đây :

– Ngón tay nhỏ và xuôi dài : Thanh quý.

– Ngón tay quá ngắn và không tròn đầu : Ngu đần , đê tiện .

– Ngón tay mềm ,khoảng cách giữa các ngón tay khít lại : Giữ được tiền.

– Ngón tay cứng , khoảng cách giửa các ngón tay thưa phá tán , khuyết giữ được tiền ưa hoang phí .

– Ngón tay tươi tắn : Tâm tính tao nhã .

– Ngón tay dùi đục : Tâm tính lỗ mảng thô tục.

Khớp cùi chỏ bị cán vá [nhiều người ở miền Nam hay viết và gọi nhầm thành “cán giá”] là một dạng dị tật do di chứng chấn thương rất thường gặp, và cũng là nỗi băn khoăn lớn cho nhiều người đang luyện tập võ thuật.

Những chấn thương khớp thường gặp khi tập thể hình

Những chấn thương kinh hoàng trên sàn đấu võ thuật

Một điều rõ ràng rằng cánh tay cán vá không có cấu trúc vững chắc như một cánh tay bình thường được. Nhưng liệu những người sở hữu cánh tay này có thể tiếp tục tập luyện võ thuật được hay không?

Một cánh tay bị cán vá

Trước hết, cần hiểu rõ nguyên nhân của tay cán vá. Nhiều người cho rằng cán vá là một dị tật bẩm sinh, nhưng sự thật đây lại là “thành quả” của những trường hợp chấn thương [va đập, té ngã…] ở trẻ nhỏ, do không được điều trị đúng cách nên phần sụn phát triển không như bình thường, khiến hai đầu xương càng lớn lên càng tạo nên dị dạng và khiến khớp tay không còn thẳng. Một số ít trường hợp tay cán vá hình thành do bệnh còi xương, nhưng nguyên nhân chính vẫn là  tai nạn. Do cánh tay cán vá hình thành từ từ sau nhiều năm nên nhiều người nhầm tưởng nó là hiện tượng tự nhiên, bẩm sinh, chứ không phải là di chứng chấn thương.

Vậy liệu người bị cán vá có thể tập võ được hay không?

Hãy xét qua từng trường hợp sử dụng đôi cánh tay trong võ thuật:

Các đòn đấm thẳng

Đây là động tác gây ảnh hưởng lớn nhất đến cánh tay bị cán vá. Do các vị trí mặt tiếp xúc của cú đấm – cổ tay – cùi chỏ – vai không thẳng hàng nên phản lực của cú đấm có thể dội ngược trở lại và gây chấn thương lên khớp cùi chỏ vốn đã cong sẵn. Trong trường hợp xấu hơn, cú đấm có thể bị đè thêm trọng lượng đối thủ đang lao tới. Đã có trường hợp ghi nhận gãy khớp cùi chỏ [bị cán vá] khi đấm thẳng quá mạnh.

Những cú đấm thẳng bằng cánh tay cán vá có thể để lại chấn thương nghiêm trọng. Trong hình là một cánh tay bình thường. Thế nhưng nếu đó là một cánh tay cán giá hình chữ V thì sao?

Giải pháp: Bạn nên tránh các môn thể thao sử dụng động tác đẩy tay, còn trong võ thuật nên tránh các môn chuyên về đối kháng như Boxing, Muay Thái… Tuy nhiên, nếu vẫn muốn tập, bạn vẫn có thể cố gắng tập luyện kỹ lưỡng với cách riêng của mình: tập cho những cú đấm thẳng không duỗi hết khớp cùi chỏ. Cố gắng căn chỉnh sao cho góc mở của khớp cùi chỏ vừa đủ để cánh tay tạo một đường thẳng – cấu trúc tốt nhất để khớp có thể chịu lực va chạm. Các tay đấm Boxing chuyên nghiệp cũng chia sẻ kinh nghiệm cho người bị cán vá tập các đòn đấm thẳng thậm chí không được mở hết góc cùi chỏ [tay dừng khi chưa tạo thành đường thẳng] để tránh các trường hợp xui xẻo cánh tay đi “lố đà”. Tuy nhiên, cách này sẽ làm uy lực và tầm với của cú đấm giảm đi đáng kẻ.

Sử dụng binh khí, công cụ nặng…

Trong các bộ môn võ thuật dùng binh khí [quyền biểu diễn Vovinam, Võ cổ truyền…] hay các môn thể thao sử dụng công cụ nặng [Tennis, bóng chày…], các cử động rất phức tạp và có thể tồn tại nguy hiểm. Nên nhớ, nếu bạn bị cán vá, khớp tay bạn cơ bản là đã yếu hơn người bình thường không ít cũng nhiều.

Đây là những gì bạn có thể nhận được khi tung một cú đấm thẳng bằng tay cán vá.

Giải pháp: tập luyện thật kỹ các kỹ thuật, động tác, và trong thời gian biểu diễn binh khí hoặc chơi thể thao, tuyệt đối chỉ tuân thủ các động tác đã học. Khi tập luyện một kỹ thuật – động tác, hãy bắt đầu với tốc độ và sức mạnh hạn chế. “Lắng nghe” cơ thể mình trả lời. Nếu bạn thấy đau cùi chỏ, đó chính là câu nói “Tránh động tác này đi, nó đang bẻ khớp cùi chỏ quá mức”.

Các động tác võ thuật – thể thao khác

Cũng giống như phần trên, các chuyển động rất phức tạp và không phải chuyển động nào cũng gây hại đến khớp cùi chỏ bị cán vá. May mắn hơn là trong nhóm này [các bài biểu diễn quyền tay không, các môn thể thao không dùng dụng cụ nặng….], khớp cùi chỏ của bạn không phải gánh chịu cường độ chuyển động quá lớn.

Giải pháp: cũng như trên.

Giải pháp triệt để cho tay cán vá

Tăng cường tập luyện cơ tay

Rất dễ hiểu – khi khớp bạn dã yếu thì cơ bắp khỏe, dẻo dai có thể bổ trợ phần nào. Tuy nhiên, đây không phải giải pháp tối ưu.

Phẫu thuật chỉnh hình

Nếu thực sự đủ điều kiện để “bái bai” cánh tay cán vá của mình, bạn cũng có thể tham khảo tại Khoa chỉnh hình của các Bệnh viện uy tín.

Lời kết: Với cánh tay cán vá, bạn vẫn có thể tập luyện thể thao và võ thuật được, nhưng phải chú ý bài bản và những lưu ý đặc biệt đã được liệt kê ở trên. Ngoài ra, nếu bạn đang là một phụ huynh có con nhỏ, hãy cẩn thận và để ý đến các chấn thương – đặc biệt là vùng cùi chỏ của con. Những vết bầm đơn giản bạn đang thấy sau 5 hoặc 10 năm có thể sẽ là một cánh tay cán vá hết sức phiền phức.

Y.N

Bấm vào hình để xem kích thước thật

Ngày đăng:  06/10/2011

 

Lượt xem: 16410

Câu hỏi:

Hồi năm lớp 3 con bị gãy tay trái bó bột nó thành ra như hình. Năm nay con 18 tuổi con muốn làm lại cánh tay trái duỗi thẳng ra được bình thường thì có được không và ở Hà Nội thì bệnh viên nào chuyên về vấn đề này? Và cho con cả chi phí nữa ạ !!!

Trả lời:

Chị Quý thân mến,
Theo như mô tả của chị thì chúng tôi nghĩ là cháu đã bị gãy trên 2 lồi cầu xương cánh tay trái lúc nhỏ và được điều trị bằng phương pháp bó bột. Sau mở bột, tay cháu bị vẹo trong hay còn gọi là tay cán vá là 1 trong những di chứng thường gặp ở loại gãy này. Nguyên nhân chủ yếu của di chứng này là do đầu dưới xương cánh tay vẹo trong hoặc di lệch xoay và do rối loạn sự phát triển của đầu dưới xương cánh tay sau tạo ra. Thông thường di chứng này ngoài vấn đề thẩm mỹ thì không gây cản trở gì cho hoạt động của bé. Di chứng này sửa được nhưng lứa tuổi để sửa là từ 7 tuổi trở lên khi sự phát triển xương của bé đã tạm ổn định. Con chị nay đã 18 tuổi nên vấn đề chữa trị nên được đặt ra do có thể ảnh hưởng đến vận động và công việc của bé. Bệnh viện nhi chỉ nhận điều trị cho các bé dưới 15 tuổi nên chị có thể cho bé khám tại các bệnh viện có khoa chỉnh hình đề được giải quyết. Ở TPHCM có bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình [ địa chỉ
929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5 - Hồ Chí Minh, Điện thoại: [08]9235791] là 1 địa chỉ đáng tin cậy để giải quyết vấn đề của bé.

Thân ái

Trả lời bởi: BS Trương Anh Mậu, khoa ngoại

[Trở về]

Các tin khác

Gãy xương lồi cầu ngòa 14/05/2016

Phẫu thuật lõm ngực 12/05/2016

Nhọt tụ mủ vùng da đầu 11/05/2016

Rốn lồi và khối phồng ở bẹn ở trẻ 2 tháng 09/05/2015

Trẻ khi đi tiêu rặn người, khóc thét, phân có mùi tanh 08/05/2015

Bé 5 tháng tia tiểu nhỏ hơn lúc trước 07/05/2015

Vết trầy xước nổi bóng nước và lan rộng ở bé 20 tháng tuổi 06/05/2015

Bé 4,5 tuổi nói không rõ và không sờ thấy tinh hoàn 1 bên 05/05/2015

Tinh hoàn ẩn 2 bên ở trẻ 8 tháng 04/05/2015

Video liên quan

Chủ Đề