Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc bằng cách nào

Mục lục

Tên gọiSửa đổi

始皇帝
Thủy Hoàng Đế
"Hoàng đế đầu tiên"
[tiểu triện từ năm 220 TCN]

Phần lớn các nguồn tham khảo hiện đại của Trung Quốc lấy Doanh Chính là tên cá nhân của Tần Thủy Hoàng, với Doanh là họ và Chính là tên. Tuy nhiên, thời Trung Quốc cổ đại có cách gọi tên khác với thời hiện đại. Trường hợp của ông, vì sinh ra ở nước Triệu nên Triệu có thể dùng làm họ. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, ông được giới thiệu tên Chính, họ Triệu.[4] Dù vậy, sau này Trung Quốc lấy họ của tổ tiên mà gọi, do đó Doanh Chính là tên được đại đa số đồng thuận khi nhắc đến tên riêng của Tần Thủy Hoàng, vì ông là con cháu nhà Doanh, họ chung của các vua Tần.[5]

Những người cai trị nhà Tần đã tự phong Vương từ thời Tần Huệ Văn vương năm 325 TCN. Sau khi lên ngôi, Doanh Chính được gọi là Tần vương Chính.[6] Danh hiệu này nhấn mạnh ông đứng ngang hàng về mặt danh nghĩa với người cai trị nhà Thương và nhà Chu.

Trong thời gian trước thời nhà Chu và sau đó, các nhà cai trị các quốc gia độc lập của Trung Quốc theo quy ước đều xưng "Vương" [王]. Sau khi đánh bại vị vua chư hầu cuối cùng của Chiến Quốc vào năm 221 TCN, Tần vương Chính chính thức trở thành người cai trị trên toàn lãnh thổ Trung Hoa. Để ăn mừng thành tích này và củng cố cơ sở quyền lực của mình, Doanh Chính đề nghị các đại thần bàn danh hiệu cho mình. Sau khi bàn bạc, các đại thần tâu lên Tần vương Chính:

Ngũ Đế ngày xưa đất chỉ vuông ngàn dặm, ngoài ra là đất đai của chư hầu và của man di, họ vào chầu hay không thiên tử cũng không cai quản được. Nay bệ hạ dấy nghĩa binh, giết bọn tàn ác và nghịch tặc, bình định được thiên hạ, bốn biển thành quận và huyện, pháp luật và mệnh lệnh đều thống nhất ở một nơi, từ thượng cổ đến nay chưa hề có, Ngũ đế đều không bằng. Bọn thần sau khi bàn bạc kỹ lưỡng với các bậc sĩ thấy rằng: Ngày xưa có Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Thái Hoàng, nhưng Thái Hoàng là cao quý nhất. Bọn thần liều chết xin dâng tôn hiệu của nhà vua là Thái Hoàng, mệnh ban ra gọi là “chế”, lệnh ban ra gọi là “chiếu”, thiên tử tự xưng gọi là “trẫm”.

Tuy vậy, Doanh Chính quyết định không lấy chữ "Thái", mà lấy chữ "Hoàng" [皇] và chữ "Đế" [帝] theo thần thoại Tam Hoàng Ngũ Đế [三皇五帝], tạo ra một danh hiệu mới là Hoàng đế. Ông tự xưng là Tần Thủy Hoàng Đế [秦始皇帝], thường được rút ngắn là Tần Thủy Hoàng [秦始皇], thay thế cho tên gọi Tần Vương [秦王]. Những lời tâu khác thì ông đều làm theo, từ đó mệnh ban ra gọi là chế, lệnh ban ra gọi là chiếu, thiên tử tự xưng là trẫm. Ông truy tôn vua cha Tần Trang Tương vương là Thái thượng hoàng.

Trẫm nghe nói thời Thái Cổ có hiệu nhưng không có hiệu bụt. Thời Trung Cổ có hiệu và sau khi chết người ta căn cứ vào việc làm của nhà vua mà đặt hiệu bụt. Làm như thế tức là con bàn bạc về cha, tôi bàn luận về vua, thật là vô nghĩa. Trẫm không chấp nhận điều ấy. Từ nay trở đi, bỏ phép đặt hiệu bụt. Trẫm là Thủy Hoàng Đế, các đời sau cứ theo số mà tính: Nhị Thế, Tam Thế đến Vạn Thế truyền mãi mãi.
— Tần Thủy Hoàng

Ý nghĩa của tên hiệu "Tần Thủy Hoàng Đế":

  • Chữ Thủy [始], lấy từ từ Thủy Tổ, có nghĩa là đầu tiên.[7] Người thừa kế sau đó sẽ được gọi tiếp là "Nhị Thế", "Tam Thế" và như vậy cho đến muôn đời. Ngoài ra, theo Lý Tư, nhà Tần lấy được thiên hạ từ nhà Chu, nhà Chu mệnh Hoả nên nhà Tần nên sử dụng hành thủy để tỏ rõ là hơn nhà Chu một bậc
  • Chữ Hoàng Đế [皇帝] được lấy từ thần thoại Tam Hoàng Ngũ Đế [三皇五帝], nơi chữ này được trích ra.[8] Bằng cách thêm vào một tiêu đề như vậy, Tần Thủy Hoàng hy vọng sẽ có sự thiêng liêng và uy tín của Hoàng Đế [皇帝] trước kia.
  • Ngoài ra, chữ "Hoàng" [皇] có nghĩa là "sáng" hay "lộng lẫy" và "thường xuyên nhất được sử dụng như là một chữ chỉ thiên đường".[9]

1. Nước Tần có sự chung sức, kế nhiệm hoàn hảo qua nhiều thế hệ mà nước khác không có

Nếu không thể kết nối được sức mạnh của tập thể, kết nối được với các thế hệ đi trước và sau, một thế hệ sẽ không thể tồn tại dưới thời đại đó. Hơn nữa thời bấy giớ, nguy cơ bị các nước khác thôn tính có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Ví dụ như Tề Hoàn Công của nước Tề, sau khi đăng vị, ông bái Quản Trọng làm Tướng quốc, sử dụng chính sách quân chánh hợp nhất, binh dân hợp nhất, quốc lực của nước Tề trở nên cường thịnh. Sau đó, ông triệu tập các nước chư hầu để hội minh, trở thành vị Bá chủ đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa thời Tiên Tần.

Tuy nhiên, sau khi Tề Hoàn Công quan đời, nội bộ nước Tề phát sinh mâu thuẫn lục đục, rất nhanh sau đó, thực lực bị suy yếu.

Tấn Văn Công cũng là một bá chủ anh minh nhưng về sau, vì sự kiện "tam gia phân Tấn" mà khiến cho nước Tấn công thể tồn tại.

Ngô Vương Phù Sai, Việt Vương Câu Tiễn cũng là những quân vương rất mạnh mẽ, đã dốc hết tâm huyết để đạt được mục đích phục quốc, nhưng rồi những vị này cũng như một số quân vương anh minh khác, chỉ hùng mạnh một thời gian rồi cuối cùng biến mất, nguyên nhân chính có lẽ là do người kế vị chưa xứng tầm nên xảy ra hiện tượng đứt đoạn giữa hai thế hệ.

Trong khi những nước chư hầu khác xảy ra hiện tượng đấu đá lẫn nhau, lực lượng đều suy yếu thì người dân nước Tần từ trên xuống dưới, thế hệ sau kế nhiệm thế hệ trước, luôn dốc lòng vì nước, xây dựng nên một tập thể vững mạnh.

2. Nhờ áp dụng "biến pháp Thương Ưởng"

Từ thời Tần Hiếu Công, ông đã dốc sức biến nước Tần trở thành một nước chư hầu lớn mạnh. Chỉ khi lớn mạnh hơn các nước khác, nước Tần mới có thể đánh bại chư hầu, thống nhất thiên hạ.

Kết hợp với tài năng của Thương Ưởng, Tần Hiếu Công bắt đầu triển khai "biến pháp Thương Ưởng" [một cuộc cải cách quy mô lớn về chính trị, quân sự, kinh tế... do Thương Ưởng đề xuất ở nước Tần thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, được thi hành hai lần vào các năm 356 TCN và 350 TCN.]

Nhờ có "biến pháp Thương Ưởng", nước Tần đã tiến hành cải cách quy mô lớn hoàn toàn mới về mặt kinh tế, chính trị, quân sự, đồng thời đánh đổ địa chủ cũ, lập nên tầng lớp quý tộc mới.

Nước Tần còn cho thi hành chế độ quân công, khiến tinh thần thượng võ của quốc gia phổ biến rộng khắp.

Thời điểm này, tuy ở vùng Tây Bắc xa xôi, nhưng đã trở thành nước chư hầu hùng mạnh. Nhờ biến pháp Thương Ưởng mà trong thời đại nhà Tần, địa vị và cuộc sống của người dân đã được cải thiện đáng kể. Họ sẵn sàng dốc sức làm việc cho đất nước, quân sĩ dám liều mình chiến đấu để nhận được phần thưởng tương xứng và nâng cao địa vị.

Bởi vì trong tầng lớp quý tộc, có rất ít người chịu vào sinh ra tử, biện pháp cải cách của Thương Ưởng tương đương với việc mở ra cánh cửa cho dân thường tiến lên phía trước, tạo cơ hội tiến thân cho những người có xuất thân khiêm tốn nhưng lại có năng lực phi phàm.

Đây chính là lý do cốt lõi và quan trọng nhất khiến nước Tần trở nên vững mạnh, thực hiện được địa vị bá chủ thực sự của mình và cuối cùng là thôn tính 6 nước chư hầu.

3. Dám cải cách, thực hiện chiến lược trọng dụng nhân tài

Vào thời đại đó, nước Tần đã áp dụng rất nhiều chính sách sử dụng và đãi ngộ với nhân tài, chỉ cần là người có năng thì họ có thể có được địa vị và sự giàu có. Điều này đã khiến rất nhiều nhân tài dốc sức vì nước Tần lúc bấy giờ, khiến cho đất nước ngày càng hùng mạnh.

Theo PV / Trí Thức Trẻ

Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm nào?

Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm nào là câu hỏi khiến nhiều người đam mê lịch sử Trung Quốc thường thắc mắc và muốn tìm hiểu sâu hơn về vị vua này. Để biết được lời giải đáp chính xác nhất mời bạn theo dõi bài viết sau đây của nhaphangali.com nhé.

Có thể bạn quan tâm:

DỊCH VỤ ĐẶT MUA HÀNG TRÊN EBAY SHIP VỀ VIỆT NAM GIÁ RẺ 2020

DỊCH VỤ ĐẶT MUA HÀNG TRÊN AMAZON SHIP VỀ VIỆT NAM GIÁ RẺ 2020

BẢNG GIÁ PHÍ DỊCH VỤ MUA HỘ HÀNG TỪ MỸ VỀ VIỆT NAM UY TÍN NHẤT 2020

Hoàn cảnh

Trong giai đoạn cuối thời Chiến Quốc, Tần nổi lên như một thế lực mạnh nhất trong số bảy nước chư hầu còn sót lại. Năm 238 TCN, sau 9 năm lên ngôi, Tần vương Doanh Chính chính thức nắm giữ thực quyền tối cao ở Tần sau khi loại bỏ các phe phái chính trị nắm giữ quyền hành lớn trong triều trước đó như thừa tướng Lã Bất Vi hay Lao Ái. Dưới sự giúp sức của các cận thần như Úy Liêu, Lý Tư, và nhiều danh tướng tiêu biểu như Vương Tiễn, Vương Bí, Mông Ngao, Mông Vũ, Mông Điềm, Lý Tín, Doanh Chính đã lên kế hoạch tấn công các nước chư hầu nhằm mục đích thống nhất toàn cõi Trung Hoa. Chiến lược đặt ra là tiêu diệt lần lượt từng nước chư hầu, với phương châm "viễn giao cận công" [giao hảo với nước ở xa, tấn công những nước ở gần". Cụ thể, Tần đặt liên minh với Tề và Yên là hai nước ở phía đông không có chung biên giới với Tần; tạm thời hoà hoãn với Nguỵ, Sở và tấn công Hàn, Triệu.

Niên biểu các sự kiệnNămSự kiện
230 TCN
  • Tần diệt Hàn
228 TCN
  • Tần diệt Triệu
225 TCN
  • Tần diệt Nguỵ
223 TCN
  • Tần diệt Sở
222 TCN
  • Tần diệt Yên và Đại
221 TCN
  • Tề đầu hàng Tần.
  • Trung Hoa hoàn toàn thống nhất.

Chinh phục Hàn

Hàn là nước nhỏ nhất trong 7 nước thời Chiến quốc, trong lịch sử Hàn từng chịu đựng nhiều cuộc tấn công từ Tần khiến đất nước càng trở nên yếu ớt.

Năm 234 TCN, Tần lên kế hoạch tấn công Hàn, nhưng sau khi nhận thấy Triệu có ý hỗ trợ Hàn, Tần quyết định cử Hoàn Nghĩ dẫn quân đánh Bình Dương và Vụ Thành của nước Triệu. Hơn 10 vạn quân Triệu bị diệt, tướng Triệu là Hỗ Triếp tử trận. Lúc này, nước Hàn cũng đã chính thức hết hy vọng cứu vãn vận mệnh của mình.

Năm 230 TCN, 10 vạn quân Tần tấn công vào kinh đô Dương Địch của Hàn, vua Hàn là Hàn vương An đầu hàng. Tần vương Chính đặt đất đai còn lại của nước Hàn làm quận Dĩnh Xuyên.

Chinh phục Triệu

Năm 236 TCN, lợi dụng thời cơ Triệu tấn công Yên, lấy cớ cứu Yên, Tần cử hai đạo quân, đạo thứ nhất do Vương Tiễn và đạo thứ hai do Hoàn Nghĩ và Dương Đoan Hòa chỉ huy tấn công Triệu. Kết quả của cuộc tấn công là Tần chiếm được 9 thành của Triệu và khiến sức mạnh quân đội Triệu suy yếu trầm trọng.

Năm 232 TCN, quân Tần lại chia hai đường tấn công vào Triệu, nhưng lần này thất bại trước quân Triệu dưới sự chỉ huy của Lý Mục. Tần mất 10 vạn quân còn tướng Hoàn Nghĩ chạy trốn sang Yên để tránh bị Tần trừng phạt [Có thuyết nói rằng ông bị cách chức và không xuất hiện nữa]. Quân Triệu thắng nhưng cũng chịu tổn thất nặng nề và phải rút lui để bảo vệ kinh đô Hàm Đan.

Trong vài năm tiếp theo, Triệu hứng chịu liên tiếp hai đợt thiên tai là động đất và mất mùa làm tình hình trong nước càng thêm khó khăn. Năm 229 TCN, Tần lợi dụng tình hình này đem quân đánh Triệu. Ba cánh quân Tần do Vương Tiễn, Khương Hối và Dương Đoan Hòa tấn công áp sát kinh đô Hàm Đan. Lý Mục cùng Tư Mã Thượng chỉ huy quân Triệu phòng ngự, đóng trại ở Phì lũy, giữ vững không đánh. Quân Tần không sao tấn công được. Tần mới tìm kế sai người đút lót cho thừa tướng Triệu là Quách Khai, khiến Quách Khai dèm pha với vua Triệu là Lý Mục có ý giảng hoà với Tần, hẹn ngày phá Triệu rồi sẽ làm vua riêng ở đất Đại. Vua Triệu tin lời bèn mời Lý Mục về và cử Triệu Thông ra thay. Lý Mục từ chối, vua Triệu càng tin là ông có ý làm phản, cho người đem bắt về rồi giết[1]. Triệu Thông lên thay Lý Mục, Nhan Tụ làm phó. Quân Tần biết Lý Mục đã bị thay liền phát động tấn công, quân Triệu không chống nổi, Triệu Thông tử trận còn Nhan Tụ đem tàn quân chạy về Hàm Đan. Quân Tần vây kín Hàm Đan, 7 tháng sau thì hạ được thành, bắt sống Triệu vương Thiên. Nước Triệu mất từ đó.

Lúc Hàm Đan thất thủ, Triệu Gia, anh cùng cha khác mẹ của Triệu vương Thiên, không chịu đầu hàng quân Tần mà cùng với vài trăm quý tộc nước Triệu bỏ chạy lên đất Đại ở phía bắc. Ông tự xưng là Đại vương, sai sứ sang nước Yên liên minh với Yên vương Hỉ và thái tử Đan, đóng quân ở Thượng Cốc, tiếp tục chống Tần. Năm 222 TCN, nước Đại bị quân Tần do Vương Bí chỉ huy diệt, Đại vương Gia bị quân Tần bắt.

Video liên quan

Chủ Đề