Tần số là gì đơn vị của tần số âm cao thấp phụ thuộc vào yếu tố nào

Vậy Độ cao của âm có đặc điểm gì? âm trầm âm bổng là gì có tần số như thế nào? chúng ta cùng đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.

I. Dao động nhanh, chậm – Tần số

– Tần số là số dao động trong một giây. Đơn vị tần số là héc [Hz].

– Dao động càng nhanh thì tần số dao động càng lớn.

II. Âm cao [âm bổng], âm thấp [âm trầm]

– Âm phát ra càng cao [càng bổng] khi tần số dao động càng lớn.

– Âm phát ra càng thấp [càng trầm] khi tần số dao động càng nhỏ.

→ Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao [càng bổng].

→ Dao động càng chậm, tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng thấp [càng trầm].

* Nhận xét:

– Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào? Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số dao động của nguồn âm.

– Âm trầm âm bổng khác nhau ở chỗ nào? Âm trầm có tần số dao động [nguồn âm] nhỏ, âm bổng có tần số dao động [nguồn âm] cao.

> Lưu ý:

 – Tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz.

– Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm. Những âm có tần số lớn hơn 20000Hz gọi là siêu âm.

– Chó và một số động vật khác có thể nghe được âm có tần số thấp hơn 20Hz, cao hơn 20000Hz.

III. Vận dụng

* Câu C5 trang 33 SGK Vật Lý 7: Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 70Hz. Vật nào dao động nhanh hơn? Vật nào phát ra âm thấp hơn?

* Lời giải:

• Theo bài ra, ta thấy:

– Vật dao động có tần số 70Hz sẽ dao động nhanh hơn vật dao động có tần số 50Hz

– Âm phát ra có tần số 70Hz bổng hơn âm phát ra có tần số 50Hz.

* Câu C6 trang 33 SGK Vật Lý 7: Hãy tìm hiểu xem khi vặn cho dây đàn căng nhiều, căng ít thì âm phát ra sẽ cao, thấp thế nào? Và tần số lớn, nhỏ ra sao?

* Lời giải:

• Theo bài ra, ta thấy:

– Dây đàn căng nhiều thì âm phát ra cao [bổng] và tần số âm lớn.

– Dây đàn căng ít thì âm phát ra thấp [trầm] và tần số âm nhỏ.

* Câu C7 trang 33 SGK Vật Lý 7: Cho đĩa trong thí nghiệm ở hình 11.3 quay, em hãy lần lượt chạm góc miếng bìa vào một hàng lỗ ở gần vành đĩa và vào một hàng lỗ ở gần tâm đĩa. Trong trường hợp nào âm phát ra cao hơn? Hãy giải thích?

* Lời giải:

– Khi đĩa quay đều, nếu chạm miếng bìa 1 vào hàng lỗ ở gần vành đĩa thì âm phát ra cao hơn khi chạm bìa vào hàng lỗ ở gần tâm đĩa.

– Giải thích: Kết quả này có được là do vận tốc của các lỗ ở gần vành đĩa lớn hơn vận tốc của các lỗ ở gần tâm đĩa nên số lần va chạm của lỗ với miếng bìa trong 1 giây [tức là tần số âm phát ra] khi chạm bìa với hàng lỗ ở gần vành đĩa lớn hơn tần số âm của miếng bìa chạm vào hàng lỗ ở gần tâm đĩa.

Như vậy, với bài viết này các em cần nhớ một số ý chính sau:

– Số dao động trong một giấy gọi là tần số, đơn vị tần số là héc [ký hiệu: Hz].

– Âm phát ra càng cao [càng bổng] khi tần số dao động càng lớn.

– Âm phát ra càng thấp [càng trầm] khi tần số dao động càng nhỏ.

Hy vọng với bài viết về độ cao của âm ở trên các em đã biết thế nào là âm trầm, âm bổng và tần số của các âm này như thế nào. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại đánh giá dưới bài viết để hayhochoi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Âm trầm, âm bổng phụ thuộc vào yếu tố nào của vật?


A.

B.

C.

D.

Câu hỏi: Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A.Độ đàn hồi của âm.

B.Biên độ dao động của nguồn âm.

C.Tần số của nguồn âm.

D.Đồ thị dao động của nguồn âm.

Lời giải:

Đáp án C. Tần số của nguồn âm.

Độ cao của âm phụ thuộc vào Tần số của nguồn âm

- Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số dao động của âm.

- Âm phát ra càng cao [càng bổng] khi tần số dao động càng lớn.

- Âm phát ra càng thấp [càng trầm] khi tần số dao động càng nhỏ.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về âm nhé:

1. Âm là gì?

Âm hay sóng âm là những sóng cơ lan truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí [không truyền được trong chân không]. Sóng âm truyền trong môi trường chất khí, chất lỏng là sóng dọc, trong môi trường chất rắn thường là sóng ngang.

2. Nguồn âm, tần số âm, vận tốc truyền âm

Nguồn âm là những nguồn dao động phát ra sóng âm.

Tần số âm là tần số của nguồn âm

Vận tốc truyền âm: vận tốc lan truyền dao động, năng lượng âm. Trong các bài toán đơn giản ta coi quá trình truyền âm tương đương với chuyển động thẳng đều. Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào môi trường truyền vrắnrắn> vlỏnglỏng> vkhí

3/ Phân loại âm:

Nhạc âm:là những sóng âm có tần số xác định [do nhạc cụ, tiếng nói, tiếng hát của người phát ra]. Sóng âm mà tai con người có thể nghe được gọi là âm thanh có tần số nằm trong khoảng từ 16Hz đến 20kHz gọi là ngưỡng nghe của người.

Tạp âm [tiếng ồn]:là những sóng âm có tần số không xác định.

Các đặc trưng sinh lý của âm

Độ cao

Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số của âm.

Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số dao động của âm.

Âm được phát ra càng cao [hay còn gọi là càng bổng] khi vật dao động nhanh và tần số dao động lớn

Âm phát ra càng thấp [hay gọi là càng trầm] khi vật dao động chậm và tần số dao động nhỏ

Ví dụ: Âm có tần số 120 Hz thì cao hơn âm có tần số 70 Hz.

Ví dụ: Âm “Mi” có tần số 324 Hz thấp hơn âm “Sol” có tần số 384 Hz và thấp hơn âm “La” có tần số 432 Hz.

Độ to

Độ to của âm là một khái niệm nói về đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với với đặc trưng vật lí mức cường độ âm.

Tuy nhiên ta không thể lấy mức cường độ âm làm số đo độ to của âm dược.

Độ to của âm phụ thuộc vào cường độ âm, mức cường độ âm và tần số của âm.

Cường độ âm càng lớn thì ta nghe càng lớn.

–Ngưỡng nghe :là âm có cường độ âm nhỏ nhất mà tai ta có cảm giác nghe được .

–Ngưỡng đau :là âm có cường độ âm lên đến 10W/m2m^2m2. Tai nghe có cảm giác nhức nhối đối với mọi tần số.

Âm sắc

Các nhạc cụ khác nhau phát ra các âm có cùng một độ cao nhưng tai ta có thể phân biệt được âm của từng nhạc cụ, đó là vì chúng có âm sắc khác nhau.

Âm có cùng một độ cao do các nhạc cụ khác nhau phát ra có cùng một chu kì nhưng đồ thị dao động của chúng có dạng khác nhau.

Vậy, âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm, giúp ta phân biệt âm do các nguồn khác nhau phát ra. Âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm

Ví dụ cùng một bản nhạc nhưng khi nghe ta có thể xác định được bản nhạc đó được chơi bằng nhạc cụ các loại nhạc cụ khác nhau ghitar, violông, piano … vì âm sắc của các nhạc cụ này rất khác nhau.

Tìm vị trí của vật so với mặt đất [Vật lý - Lớp 10]

1 trả lời

Dựng ảnh của vật tạo bởi thấu kính đã cho [Vật lý - Lớp 9]

1 trả lời

Tính công của thang máy [Vật lý - Lớp 8]

1 trả lời

Dao động càng nhanh thì tần số dao động:

Vật nào trong các vật sau đây dao động với tần số lớn nhất?

Độ cao của âm phụ thuộc vào?

Một vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng:

Tai con người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng nào?

Sự trầm hay bổng của âm do nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào?

Sự trầm hay bổng của âm do nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào?

Chỉ ra câu kết luận đúng trong các câu sau:

Video liên quan

Chủ Đề