Tại sao vú lại to

Ngực sẽ có một vài sự thay đổi khi bạn đến chu kỳ kinh nguyệt, khi bạn mang thai hoặc cho con bú hoặc trải qua tuổi dậy thì, mãn kinh. Những sự thay đổi này có khi là bình thường, nhưng với một số trường hợp lại là dấu hiệu vú bất thường có liên quan đến vấn đề sức khỏe nào đó.

Tiết dịch núm vú là hiện tượng tiết ra dịch từ một hoặc hai vú. Điều này có thể xảy ra khi bạn mang thai hoặc cho con bú. Hiện tượng này có thể tiếp tục xảy ra đến 2 năm sau khi bạn ngừng cho con bú. Đây được coi là hiện tượng sinh lý bình thường.

Chất dịch màu trắng sữa chảy từ núm vú cũng có thể xảy ra trước khi mãn kinh. Nguyên nhân gây ra là bởi hormone. Đây cũng được coi là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu dịch tiết ra có máu, màu xanh lục hoặc chỉ một bên vú tiết dịch hay xuất hiện khối u ở vú, bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra chính xác cho dù bạn đang trong thời kỳ mãn kinh hay không. Nguyên nhân gây ra có thể là do nhiễm trùng, u nang, các khối u lành tính [như u xơ tử cung] hoặc có thể là ung thư.

Một số dấu hiệu dịch núm vú được xem là không bình thường, bao gồm:

  • Dịch tiết có máu
  • Tiết dịch chỉ một bên núm vú
  • Sờ thấy khối u ở ngực
  • Dịch tiết xảy ra tự phát và liên tục

Bác sĩ sẽ kiểm tra hai bên vú, đồng thời hỏi bạn về các triệu chứng và tiền sử bệnh của gia đình. Bạn cũng có thể được chỉ định chụp X quang tuyến vú hoặc siêu âm để kiểm tra bên trong vú.

Hầu hết các khối u vú - hơn 80% - không phải là khối u ác tính

Bạn không nên quá lo lắng, trước hết, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng của bản thân. Điều này rất quan trọng, nhất là khi xuất hiện khối u lớn ở vùng nách không biến mất sau 6 tuần.

Hầu hết các khối u vú - hơn 80% - không phải là khối u ác tính. Đa phần, chúng sẽ xuất hiện khi bạn đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc sắp đến thời kỳ mãn kinh. Khối u có thể có kích thước nhỏ hoặc lớn, khi sờ vào cảm thấy cứng hoặc mềm. Nhiều khi đây là khối u nang chứa đầy dịch.

Bác sĩ sẽ kiểm tra vú của bạn và có thể sẽ chỉ định bạn chụp quang tuyến vú, đồng thời thực hiện một vài xét nghiệm khác. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ y tế để lấy một ít dịch hoặc một mẫu nhỏ từ khối u để thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Nếu vùng da quanh ngực có dấu hiệu đóng vảy, ngứa hay mẩn đỏ, bạn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra. Một số trường hợp sẽ chỉ cần theo dõi, tuy nhiên nếu nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định bạn sinh thiết để có được kết quả chính xác nhất.

Bạn có thể cảm thấy đau nhức khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Rất nhiều chị em cảm thấy đau nhức ở vú trong khoảng thời gian trước hoặc trong chu kỳ kinh. Đây là hiện tượng bình thường và thường cơn đau sẽ tự biến mất. Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, hoặc chỉ đau nhức ở một khu vực cụ thể trên ngực hay đau nhức ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày, bạn nên đi khám để được kiểm tra kịp thời.

Một số nguyên nhân khác gây đau vú bao gồm thuốc tránh thai, chất kích thích...Khi khám, bác sĩ sẽ xem xét từng trường hợp, nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai, bác sĩ sẽ thay đổi loại thuốc mà bạn đang dùng hoặc điều chỉnh liệu pháp hormone [nếu bạn đang dùng thuốc để giảm tác động do các triệu chứng mãn kinh]. Với một số trường hợp, cắt giảm tiêu thụ lượng caffeine có thể giúp giảm tình trạng đau nhức vú.

Cần lưu ý nếu cơn đau ngực trở nên nghiêm trọng hoặc chỉ đau ở một khu vực cụ thể

Ngực của bạn có thể xuất hiện một số sự thay đổi vào những thời điểm khác nhau trong cuộc sống của bạn. Chẳng hạn như, điều này có thể xảy ra khi bạn đến chu kỳ kinh nguyệt hay khi bạn mang thai, nguyên nhân chính là do hormone.

Khi bạn đến thời kỳ mãn kinh, bạn có thể cảm thấy như ngực của mình trở nên chảy xệ, nhỏ hơn và thay đổi hình dạng. Tất cả những điều này là hoàn toàn bình thường.

Nếu bạn không phải đang có kinh nguyệt, không cho con bú hay không đến kỳ mãn kinh mà có các dấu hiệu bất thường, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để kiểm soát và theo dõi tình trạng sức khỏe thì ngoài việc duy trì tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh thì việc khám sức khỏe định kỳ cũng vô cùng quan trọng.

Khi khám sức khỏe định kỳ, bạn sẽ được các bác sĩ đánh giá tổng thể các chỉ số của cơ thể, theo dõi tình trạng sức khỏe. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên và hướng điều trị giúp bạn có một sức khỏe tốt nhất.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói tầm soát ung thư vú giúp phát hiện sớm các bệnh: ung thư vú ngay cả khi chưa có triệu chứng.

Gói tầm soát ung thư vú tại Vinmec dành cho các đối tượng:

  • Khách hàng nữ, trên 40 tuổi.
  • Khách hàng có nhu cầu có thể sàng lọc bệnh lý về ung thư vú
  • Khách hàng có nguy cơ cao mắc các bệnh về ung thư – đặc biệt là khách hàng tiền sử gia đình có bệnh lý ung thư vú.
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tiền mãn kinh và mãn kinh.
  • Phụ nữ đang có triệu chứng nghi ngờ ung thư vú như : đau ở vú, có cục u ở vú, vv

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: webmd.com

U vú có nguy hiểm không?

XEM THÊM:

Kích thước và màu sắc núm vú có thể thay đổi ở mỗi người

Bác sỹ Sherry Ross - Chuyên gia Sản Phụ khoa và Sức khỏe Phụ nữ ở Santa Monica, California [Mỹ] trả lời: 

Chào bạn!

Núm vú nằm ở phần chính giữa của vú và được liên kết với các tuyến vú, nơi sản xuất sữa. Ở Phụ nữ mang thai và cho con bú, núm vú sẽ to ra, sẫm màu hơn và tuyến sữa sẽ bắt đầu hoạt động để chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên kích thước và màu sắc của bầu ngực và núm vú còn phụ thuộc vào cơ địa từng người. Núm vú của mỗi người có kích cỡ khác nhau. Thậm chí, núm vú của một người có thể thay đổi trong nhiều thời điểm của cuộc sống như: Dậy thì, tiền kinh nguyệt, mãn kinh. Di truyền là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất quyết định kích thước, màu sắc của núm vú. Ở tuổi dậy thì, núm vú và bầu ngực của bạn phát triển và gia tăng kích thước nhanh chóng. 

Một số phụ nữ đã có thai và cho con bú, sau khi hết thời kỳ cho con bú thì núm vú lại bé lại và trở về kích thước ban đầu. Do vậy, không thể căn cứ vào kích thước núm vú to hay bé để khẳng định người đó đã quan hệ tình dục hay đã sinh con hay chưa. 

Ngoài yếu tố di truyền thì kích thước núm vú có thể thay đổi do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Các loại thuốc điều trị mất ngủ, trầm cảm hoặc các bệnh tâm lý khác có thể làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Trong một số trường hợp, núm vú có thể to hơn nếu bạn tăng cân. 

Núm vú có kích thước lớn thường không đáng lo, tuy nhiên nếu kích thước 2 bên núm vú của bạn bị chênh lệch quá lớn, một bên to một bên nhỏ thì bạn nên tới gặp bác sỹ để được kiểm tra và tư vấn về tình hình sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn cũng nên đến gặp bác sỹ nếu thấy màu sắc, hình dạng hoặc kích thước của núm vú đột nhiên thay đổi mà không có lý do rõ ràng vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú. 

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Có hơn 5.000 loài động vật có vú sống trên hành tinh này. Tuy nhiên, chỉ có con người là loài duy nhất có bộ ngực có kích thước lớn, tồn tại trong suốt thời gian sống, theo IFLScience.

Vòng 1 'tố cáo' tình trạng sức khỏe của bạn

Có câu hỏi được đặt ra: Tại sao bộ ngực con người lại lớn đến thế, liệu đó có phải là một lỗi của tiến hóa không?

Mỗi động vật có vú khác chỉ phát triển ngực tạm thời trong quá trình rụng trứng hoặc cho con bú. Về cơ bản, mục đích của bộ ngực ở động vật là tạo sữa và cho con bú. Vì vậy, một khi đã hết sữa, vú động vật cũng biến mất.

Nhưng ở loài người lại khác, bộ ngực hình thành trong tuổi dậy thì, chứ không phải đến lúc mang thai mới hình thành, theo IFLScience.

Vào năm 1987, nhà sinh vật học Tim Caro đã khám phá 7 lý thuyết về chủ đề này. Trong đó, ông cho rằng bộ ngực ở người cho phép trẻ sơ sinh bú từ bên hông, giúp cho người mẹ linh hoạt hơn để làm được nhiều công việc khác.

Nam giới thường thắc mắc gì về giới tính của phụ nữ?

Nhưng lý thuyết của ông vẫn không giải thích được lý do tại sao sau giai đoạn cho con bú, bộ ngực của người phụ nữ vẫn tồn tại.

Có lẽ ý tưởng phổ biến nhất lần đầu tiên được Charles Darwin đề xuất và sau đó được khám phá bởi nhà động vật học Desmond Morris trong cuốn sách có tên "The Naked Ape", xuất bản năm 1967.

Trong đó, Morris giả thiết rằng bộ ngực phát triển như là một biểu tượng tình dục thay thế cho mông phình to của các động vật linh trưởng giống cái khác trong quá trình rụng trứng, theo IFLScience.

Theo giả thiết này thì ngay khi người nguyên thủy bắt đầu đi theo tư thế thẳng đứng, nam giới không còn dễ nhận biết được khi nào thì một phụ nữ đã dậy thì và bộ ngực có thể đã hình thành như một câu trả lời cho câu hỏi này.

Có nên 'thả rông' vòng 1 khi ngủ ?

Lý thuyết này ít nhất sẽ giải thích tại sao bộ ngực của phụ nữ phát triển trong tuổi dậy thì nhưng nó vẫn không thể lý giải tại sao bộ ngực con người vẫn tồn tại sau khi mãn kinh.

Hãy xem xét kỹ hơn bộ ngực của người. Điểm khác biệt lớn nhất là chúng chứa nhiều chất béo hơn các động vật có vú khác. Chất béo lấp đầy các mô vú, tạo dáng cho nó như khi có sữa, nhưng tồn tại luôn mà không mất đi sau khi hết sữa như ở các loài động vật khác, theo IFLScience.

Bộ ngực người có thể quá lớn, khi đó, có thể gây đau lưng và tức ngực. Đây là lý do tại sao nhiều phụ nữ làm nhỏ bộ ngực của mình. Chỉ riêng tại Mỹ đã có hơn 61.000 người làm nhỏ ngực trong năm 2016.

Nhưng ngực không chỉ gây khó chịu đối với một số người, nó còn có thể gây ra cái chết cho người phụ nữ. Ung thư vú là nguyên nhân số một gây tử vong cho phụ nữ trên toàn thế giới. Nó ảnh hưởng đến khoảng 1,5 triệu phụ nữ mỗi năm và giết chết 570.000 người trong năm 2015, theo IFLScience.

Tuy nhiên, theo như các nhà khoa học, ung thư vú không phổ biến trong số các động vật linh trưởng khác. Điều này có thể là do nguy cơ ung thư tăng theo độ tuổi và các loài linh trưởng khác không sống đủ lâu để phát triển ung thư vú. Hoặc có lẽ nó có thể liên quan đến mô vú vĩnh viễn chỉ có ở người.

Ung thư xảy ra phổ biến hơn ở những mô có khả năng phân chia nhanh. Mô vú phân chia với tốc độ nhanh nên có nguy cơ lớn hơn để xảy ra ung thư. Điều đó có thể giải thích tại sao loại bỏ cả hai vú làm giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ đến 95%.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề