Tại sao khu vực Đông á và Nam á vào mùa hạ lại có nhiều mùa

Quan sát hình 14.1, nêu các hướng gió ở Đông Nam Á vào mùa hạ và mùa đông.

Đề bài

Quan sát hình 14.1, nêu các hướng gió ở Đông Nam Á vào mùa hạ và mùa đông.

Lời giải chi tiết

- Mùa hạ: gió mùa mùa hạ xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua xích đạo đổi hướng Tây Nam, tính chất nóng ẩm, mưa nhiều.

- Mùa đông: gió mùa mùa đông xuất phát từ áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, tính chất lạnh và khô.

Loigiaihay.com

  • Nhận xét biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai địa điểm tại hình 14.2, cho biết chúng thuộc đới, kiểu khí hậu nào? Tìm vị trí các địa điểm đó trên hình 14.1

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 49 SGK Địa lí 8

  • Xác định vị trí năm sông lớn trên hình 14.1: nơi bắt nguồn; hướng chảy của sông, các biển, vịnh nơi nước sông đổ vào.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 49 SGK Địa lí 8

  • Bài 1 trang 50 SGK Địa lí 8

    Quan sát hình 14.1 [SGK trang 48], trình bày đặc điểm địa hình Đông Nam Á và ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ thuộc khu vực này.

  • Giải bài 2 phần câu hỏi và bài tập trang 50 SGK Địa lí 8

    Nêu đặc điểm gió mùa mùa hạ, mùa đông. Vì sao chúng lại có đặc điểm khác nhau như vậy?

  • Bài 3 trang 50 SGK Địa lí 8

    Quan sát hình 14.1 và hình 15.1, cho biết tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua. Cửa sông thuộc địa phận nước nào, đổ vào biển nào? Vì sao chế độ nước sông Mê Công thay đổi theo mùa?

  • Giải bài thực hành 1 trang 62 SGK Địa lí 8

    Dựa vào hình 15.1 cho biết Lào hoặc Cam-pu-chia: Thuộc khu vực nào, giáp nước nào, biển nào? Nhận xét khả năng liên hệ với nước ngoài của mỗi nước.

  • Giải bài thực hành 2 trang 63 SGK Địa lí 8

    Dựa vào hình 18.1, 18,2 và bài 14, trình bày về Lào hoặc Cam-pu-chia Theo các nội dung sau: - Địa hình: các dạng núi, cao nguyên, đồng bằng trong lãnh thổ từng nước. - Khí hậu: thuộc đới khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của gió mùa như thế nào? Đặc điểm của mùa khô, mùa mưa. - Sông, hồ lớn. - Nhận xét thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí, khí hậu đối với sự phát triển nông nghiệp.

  • Bài 2 trang 57 - SGK Địa lí 8

    Dựa vào bảng 16.3 [SGK trang 57], hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á

  • Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á

    -Các dải núi của bán đảo Trung Ấn là những dải núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy dài theo hướng bắc - nam và tây bắc - đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp.

Answers [ ]

  1. VÌ SAO KHÍ HẬU MIỀN BẮC LẠI CÓ KHÍ HẬU MÙA ĐÔNG LẠNH ÍT MƯA MÙA HÈ NÓNG VÀ MƯA NHIỀU.

    * Nước ta nắm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên tín phong Bắc bán cầu có tác động đến nước ta quanh năm.Tuy nhiên, tín phong này lại không ảnh hưởng liên tục mà theo mùa tác động đến các khu vực nước ta có thay đổi.

    * Việt Nam nằm trong khu vực gió mùa Đông Nam Á:

    Về mùa Đông: lục địa Châu Á lạnh khô đã hình thành cao áp mạnh[cao áp Xibia] trong khi đó các biển và Đại dương lại nóng ẩm. Từ cao áp Xibia gió mùa mùa đông tràn xuống các khu vực phía Đông và Nam Châu Á trong đó có Việt Nam. Vì thế Miền Bắc nước ta chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa mùa Đông này.

    +Vào đầu mùa Đông [T11->T1]khối không khí lạnh khô[khối khí cực đới lục địa] di chuyển trên lục địa Châu Á đến nước ta làm cho thời tiết lạnh, quang mây, nhiệt độ thấp. Nhiệt độ trung bình tháng 1 ở Hà Nội là 16,4 độ C, ở Lạng Sơn là 13,3 độ C.

    +Vào nửa sau của mùa Đông [T2,3,4] khối khí cực dời chuyển lệch về phía đông qua biển vào Việt Nam, tạo nên thời tiết bớt lạnh và mưa phùn ở nhiều nơi. Nhiệt độ trung bình ở Hà Nội là 20,2 độ C, ở Lạng Sơn là 18,2 độ C. Gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng mạnh đến Miền Bắc [đặc biệt từ dãy Trường Sơn khoảng 18 độ vĩ Bắc trở ra tạo ra 1 mùa Đông với 3 tháng lạnh nhiệt độ giảm xuống 18 độ C].

    +Khối không khí lạnh này di chuyển tiếp xuống phía Nam nhưng suy yếu ra biển tính dần và có thể nó kết thúc ở dãy Bạch Mã khoảng 16 độ vĩ Bắc.

    Về mùa Hạ:Miền Bắc và cả nước chịu tác động của gió mùa hạ, hướng Tây Nam tác động đến nước ta:

    +Nửa đầu mùa hạ [T5->7] gió Tây Nam từ vịnh Bengan chịu ảnh hưởng của áp thấp Ấn Độ, Mianma mang tới cho Nam Bộ và Tây Nguyên lượng mưa lớn. Càng lên phía Bắc, khi vượt qua dãy Trường Sơn hoặc các dãy núi dọc biên giới Việt Lào tạo nên hiệu ứng phơn, gây khô nóng cho Tây Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trường Sơn và vùng duyên hải Nam Trung Bộ[nhưng yếu]. Độ ẩm chỉ khoảng 50-70 %.

    +Nửa sau mùa Hạ [T7-T8] gió tín phong Nam bán cầu vượt xích đạo theo hứơng Tây Nam vào được nước ta. Có khối khí này nóng ẩm hơn là do tác động của dải hội tụ lớn làm Miền Bắc có mưa lớn, trời mát và hay có giông. Độ ẩm tương ứng từ 85-90%. Nhiệt độ trung bình tháng 7 ở Hà Nội là 28,9 độ C, ở Huế là 29,4 độ C.

    +Khối khí xích đạo cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chính gây nên mưa lớn vào mùa Hạ, Thu ở nước ta. Mưa lớn còn do tác động của bão áp thấp nhiệt đới.

    +Gió mùa Đông Bắc khi thổi đến khu vực nam Hải Vân thường suy yếu đi do bị chặn ở dãy Bạch Mã.Vì vậy khi vào mùa hạ xuất hiện gió mùa Tây Nam thổi mạnh từ vịnh Thái Lan và tràn qua dãy núi Trường Sơn sẽ gây ra thời tiết khô nóng cho toàn bộ khu vực.

    =>Do các vùng trung tâm khí áp và hoạt động của các khối khí khác nhau đã tạo cho Miền Bắc nước ta có mùa Đông lạnh khác thường,mưa ít và mùa Hạ mưa nhiều.

1.Vị trí địa lý và phạm vi của khu vực Đông Á:

-Khu vực Đông Á bao gồm hai bộ phận là đất liền và hải đảo.

-Nằm ở phía Đông của Châu Á. Lãnh thổ Đông Á nằm giới hạn trong khoảng vĩ độ từ 500B đến 200B.

-Khu vực Đông Á gồm các nước: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Hàn Quốc và lãnh thổ Đài Loan.

-Đông Á tiếp giáp với: biển Nhật Bản, biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông.

2.Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á:

-Phần đất liền của Đông Á chiếm đến 83.7 % diện tích toàn bộ lãnh thổ. Đây là một bộ phận của Châu Á có điều kiện tự nhiên đa dạng.

-Đông Á có các hệ thống núi, sơn nguyên cao hiểm trở và các bồn địa rộng, phân bố ở nửa tây Trung Quốc.

-Tồn tại nhiều núi cao, bao phủ quanh năm là tuyết và là nơi bắt nguồn của các con sông lớn.

-Các vùng đồi, núi thấp và các đồng bằng rộng, bằng phẳng phân bố chủ yếu ở phía Đông Trung Quốc và trên bán đảo Triều Tiên.

+Các dãy núi lớn ở Đông Á: Thiên Sơn, Tần Lĩnh, Himalaya, Côn Luân,…

+Các bồn địa lớn: Ta – rim, Duy Ngô Nhĩ, Tứ Xuyên.

+Các đồng bằng lớn: Hoa Trung, Hoa Bắc, Hoa Nam, Tùng Hoa, Đông Bắc,…

+Sơn nguyên lớn nhất khu vực Đông Á là sơn nguyên Tây Tạng.

-Phần đất liền của Đông Á bao gồm 3 con sông lớn là A – mua, Hoàng Hà và Trường Giang.

+Sông Amur chảy ở rìa Bắc của khu vực, đoạn trung lưu làm thành ranh giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Liên bang Nga.

+Hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang đều bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng, chảy về phía Đông rồi đổ ra biển Hoa Đông. Ở phía hạ lưu, phù sa của các con sông được bồi đắp thành những đồng bằng rộng và màu mỡ.

+Nguồn cung cấp nước của cả hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang đều bắt nguồn từ hiện tượng băng tan và mưa gió mùa vào mùa hạ.

+Các con sông có lũ lớn vào cuối hạ, đầu thu và cạn nước vào đông xuân. Tuy nhiên, Hoàng Hà có chế độ nước thất thường. Trước đây, vào mùa hạ hay có lũ lụt lớn, gây thiệt hại cho mùa màng, cây cối và đời sống của người dân.

-Phần hải đảo nằm phía bên trong của “vành đai lửa Thái Bình Dương”. Đây là niềm núi trẻ thường xuất hiện động đất và núi lửa hoạt động mạnh gây tai họa lớn cho người dân tại những vùng này.

-Ở Nhật Bản, có các núi cao, phần lớn là núi lửa còn hoạt động.

Từ đây ta có thể thấy, đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân nơi đây khai thác và phát triển tài nguyên.

Video liên quan

Chủ Đề