Tại sao cồn có khả năng sát khuẩn

Cồn y tế 70 độ là một loại sát khuẩn được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế, nó có thể được sử dụng để sát khuẩn tay, sát khuẩn vết thương và sát khuẩn dụng cụ y tế. Hiện nay, khi dịch bệnh đang lây truyền rộng khắp cả nước và trên thế giới, việc sát khuẩn là một trong nhiều bước để giúp chúng ta phòng chống dịch bệnh lây lan.

Cồn y tế 70 độ được dùng để sát trùng da, sát trùng một số dụng cụ y tế được dùng phổ biến. Tuy nhiên, cần phải thận trọng khi sử dụng cồn để rửa vết thương hở, vết bỏng nặng.

Cồn y tế hay còn được gọi là cồn ethanol, có công thức hóa học là C2H6O hoặc C2H5OH. Cồn 70 độ được bào chế ở dạng dung dịch, được đóng chai với các thể tích khác nhau, phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng, chai có hàm lượng: 30ml, 50ml, 60ml, 100ml, 500ml,.

Cồn y tế có thể được pha với các nồng độ khác nhau từ 60% đến 90% đều có thể dùng để sát khuẩn. Tuy nhiên, theo khuyến cáo thì dạng nồng độ cồn 70% là có khả năng sát khuẩn tốt nhất.

Tỉ lệ 7:3 của cồn y tế 70 độ đã được nghiên cứu cho thấy tối ưu khả năng sát khuẩn, khi hàm lượng này đủ để giữ cồn ở lại da lâu để sát khuẩn. Cồn 90 độ do có tỷ lệ nước thấp, nên bay hơi nhanh. Tuy có nồng độ cồn cao hơn nhưng cồn 90 độ sát khuẩn không tốt bằng cồn 70% và lại dễ gây kích ứng da, nóng rát.

Cơ chế hoạt động của cồn sát khuẩn là gây biến tính protein của vi sinh vật và diệt khuẩn, nấm và siêu vi nhưng nó không có tác dụng trên bào tử. Cồn nồng độ cao hơn tuy rằng cũng làm biến tính protein vi khuẩn nhưng nó lại vô tình tạo ra một lớp bọc bên ngoài bảo vệ vi khuẩn khỏi tác dụng của cồn. Mặt khác, nồng độ cồn cao hơn sẽ dễ bay hơi hơn nên cũng giảm phần nào hiệu quả sát khuẩn.

Theo các bác sĩ, đa số các loại nước rửa tay nhanh trên thị trường hiện nay đều sử dụng cồn có nồng độ từ 70% - 75%. Đối với người trưởng thành có thể sử dụng cồn y tế 70 độ để sát khuẩn tay nhanh khi cần đều được. Riêng trẻ em dưới 2 tháng tuổi không nên sử dụng các loại cồn rửa tay có chứa Chlorhexidine.

Chỉ định và cách sử dụng của cồn 70 độ gồm có:

  • Vệ sinh và tiệt trùng dụng cụ y tế.
  • Sát trùng vết thương: Tẩm cồn vào bông sau đó bôi lên vùng cần sát trùng.
  • Sát trùng dụng cụ y tế: Tẩm cồn vào bông sau đó xoa lên dụng cụ y tế hoặc ngâm dụng cụ y tế trong dung dịch cồn 70 độ.
  • Đốt tạo nhiệt: Đổ cồn ra dụng cụ kim loại sau đó mới châm lửa, không đổ cồn trực tiếp vào ngọn lửa đang cháy để tránh bị bỏng và hỏa hoạn.

Cồn y tế 70 độ được sử dụng sát trùng một số dụng cụ y tế

Một số lưu ý khi sử dụng cồn 70 độ rửa tay:

  • Chỉ sử dụng cồn 70 độ để sát trùng ngoài da.
  • Không để cồn tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể.
  • Không được pha cồn y tế để uống.
  • Khi phải tiếp xúc với hơi cồn y tế cần phải đeo khẩu trang y tế.
  • Khi cồn y tế dính vào mắt phải rửa mắt ngay lập tức bằng nước sạch.
  • Khi nuốt phải cồn y tế không được gây nôn mà cần phải uống ngay nước lọc và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.

Cần thận trọng khi sử dụng cồn y tế 70 độ để sát khuẩn vết thương, không nên dùng cồn 70 độ bôi vào vết thương hở hay vết bỏng nặng. Bởi đối với da nguyên vẹn, da lành, thì cồn 70 độ là dung dịch lý tưởng để sát khuẩn nên nó được sử dụng để làm sạch ở vị trí da sẽ thực hiện thủ thuật [như tiêm, chích, rạch...], hoặc vùng da trước khi phẫu thuật.

Đối với vết thương chảy máu hay còn được gọi là vết thương hở như là những vết trích rạch, vết thương đâm xuyên hoặc vết xây xát nhẹ trên da nếu sử dụng cồn 70 độ để vệ sinh thì ngoài tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, thì nó cũng tiêu diệt luôn các bạch cầu, tiểu cầu và thậm chí là cả các mô mới lành làm cho vết thương lâu lành hơn.

Vì vậy, nếu bạn bị một vết thương hở, như đứt tay hay bị ngã gây trầy xước da nặng thì tốt nhất bạn nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa sạch vết thương rồi sau đó băng lại. Trước khi băng bó bạn có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh chứa bacitracin hay neomycin để bôi lên bề mặt vết thương giúp khi gỡ băng ra sẽ không gây đau.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Trần Quốc Tuấn - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhất để phòng ngừa covid-19 là rửa tay sạch sẽ. Chính vì vậy, mọi người nên sát khuẩn tay bằng cồn với những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được kiểm nghiệm trước khi đưa ra thị trường.

Sát khuẩn là quá trình tiêu diệt hoặc loại bỏ tất cả các dạng của vi sinh vật sống bao gồm cả bào tử vi khuẩn.

Rửa tay không dùng nước với dung dịch chứa cồn chỉ nên được áp dụng khi không có điều kiện rửa tay bằng nước và xà phòng nhưng chỉ khi tay không thấy rõ vết dơ. Nếu tay có vết dơ thấy rõ thì nên rửa tay thường quy [dùng xà phòng thường [nước hoặc bánh] để rửa tay].

Cồn 70 độ có tốc độ bốc hơi chậm hơn, vừa đủ thời gian để tiêu diệt vi khuẩn

Cồn 70 độ cho tác dụng diệt khuẩn tốt hơn cồn 90 độ. Bởi vì cồn 90 độ vừa thoa lên tay đã bay hơi rất nhanh, không đủ thời gian tồn tại trên tay để diệt vi khuẩn. Còn những loại cồn dưới 60 độ lại không đảm bảo để sát khuẩn. Cồn 70 độ là độ cồn có tốc độ bốc hơi chậm hơn, vừa đủ thời gian để tiêu diệt vi khuẩn. Tóm lại, không dùng cồn ở nồng độ cao 90% vì bốc hơi nhanh, không đảm bảo thời gian tiếp xúc và độ an toàn.

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ [CDC] cũng đã khuyến cáo người dân hãy tự bảo vệ mình bằng cách rửa tay với xà phòng và nước sạch, đây là lựa chọn đầu tiên vì phương pháp này giúp làm giảm được tất cả các loại vi trùng. Chỉ trong trường hợp không có xà phòng và nước thì sử dụng sản phẩm sát khuẩn tay nhanh có nồng độ cồn tối thiểu 60%.

Khi sử dụng các dung dịch sát khuẩn có cồn hoặc sử dụng cồn để rửa tay nhanh, bạn cần thực hiện trong ít nhất 30 giây, chà xát và đảm bảo tất cả vị trí trên da tay đều được tiếp xúc với chất khử trùng và để khô tự nhiên. Virus sẽ bị bất hoạt sau khoảng 3-4 phút sử dụng dung dịch này. Do đó, cần chú ý trong vòng 3-4 phút sau khi thực hiện rửa tay nhanh, virus trên tay chưa kịp bị tiêu diệt hoàn toàn nên vẫn có thể lây sang người khác.

Tuy nhiên, thời gian tiếp xúc và lượng chất khử khuẩn cũng quyết định rất lớn đến khả năng diệt khuẩn. Do đó việc tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của từng loại dung dịch là thực sự cần thiết. Ví dụ cùng một thành phần chính là Ethanol [cồn] nhưng các sản phẩm khác nhau sẽ có cách dùng khác nhau. Các sản phẩm thường dùng trong bệnh viện như: Aniosgel 85 NPC có thể diệt được các chủng virus như Herpes Virus, Rotavirus, Coronavirus trong vòng 30 giây [ở điều kiện tiêu chuẩn] với hướng dẫn sử dụng là 3ml/30 giây, với Asirub dạng dung dịch được hướng dẫn sử dụng 3-4 ml trong 1 phút, Alphasept handrub nên dùng 3ml với thời gian tối thiểu tiếp xúc trên tay 30 giây... Đồng thời, để tính toán được liều lượng dùng, nhà sản xuất cần thiết kế các vòi bơm định lượng cho mỗi sản phẩm mà theo đó, mỗi lần bơm sẽ bơm ra một lượng vừa đủ cho một lần rửa tay.

Sử dụng nước rửa tay khô có kèm chất dưỡng da giúp dưỡng ẩm cho da

  • Dung dịch rửa tay sát khuẩn: chứa 2-4% chlorhexidine hoặc 5-7% povidone iodine hoặc 1% triclosan... dùng trong rửa tay phẫu thuật. Các loại dung dịch sát khuẩn đang sử dụng tại bệnh viện là Microshield 2% và 4% [dùng trong phòng mổ].
  • Dung dịch khử khuẩn không dùng nước có thể chứa một trong các hóa chất sau: Alcohol [cồn], Chlorhexidine, Chlorine, Hexachlorophene, Iodine, Para Chloro Meta Xylenol, hợp chất amoni bậc 4 và Triclosan, thường có kèm chất dưỡng da.

Trên thực tế, thành phần chính của các loại nước rửa tay y tế nói chung và nước rửa tay khô nói riêng hiện nay thường bao gồm: Dung dịch ethanol [cồn], nước tinh khiết, sodium lactate [một loại chất hút ẩm], fragrance [hương liệu tạo mùi hoặc các loại tinh dầu làm thơm], benzalkonium chloride [chất diệt khuẩn]... Theo các bác sĩ, nước sát khuẩn tay nhanh hay nước rửa tay khô có khả năng diệt nhanh các loại vi khuẩn, virus, các mầm bệnh gây hại cho sức khỏe, khiến chúng không thể phát triển và bảo vệ bàn tay sạch sẽ. Một số loại nước rửa tay, nước sát khuẩn tay bằng cồn còn có thể chứa một số thành phần dưỡng chất, vitamin giúp bàn tay mềm mại hơn.

  • Bước 1: Lấy 3-5 ml dung dịch rửa tay cho vào lòng bàn tay.
  • Bước 2: Chà xát mạnh tay trong 1 phút, chà hai lòng bàn tay vào nhau và chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
  • Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón. Chà xát mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và tiếp tục thực hiện ngược lại [mu tay để khum sao cho khớp với lòng bàn tay].
  • Bước 4: Chà xát ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại [lòng bàn tay ôm lấy ngón cái]. Chà xát các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.

Chú ý: Khi hoàn thành bước 4 mà tay vẫn chưa khô thì tiến hành lại từ bước 2 đến 4 cho đến khi tay khô.

Mặt khác, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên lựa chọn những sản phẩm nước rửa tay nhanh không rõ nguồn gốc xuất xứ và không được kiểm nghiệm trước khi đưa ra thị trường vì không đảm bảo độ an toàn và khả năng diệt khuẩn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Lý do trẻ em có khả năng đề kháng với virus Corona tốt hơn người lớn

Virus corona có thể lây từ mẹ sang con không?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề