Gia đình gia giáo là gì

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "gia giáo", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ gia giáo, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ gia giáo trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Không, cô ấy là con nhà gia giáo, tôi đảm bảo.

2. Loại trường này do Bộ Cựu Chiến binh quản lý chứ không phải Bộ Quốc gia Giáo dục, nhưng vẫn dùng giáo trình của Bộ Quốc gia Giáo dục.

3. Bộ Quốc gia Giáo dục Sài gòn - Publications of the Historical Research Institute.

4. Christie Ade Ajayi [sinh năm 1930] là một chuyên gia giáo dục mầm non người Nigeria.

5. Cùng năm đó, ông về làm việc tại Trung tâm Học liệu, Bộ Quốc gia Giáo dục.

6. 1983 - 1985 Chuyên gia giáo dục Việt Nam tại Học viện Cao cấp Khoa học Giáo dục [ISCED] Lubango Angola.

7. Đây là ngôn ngữ được dùng trong thương mại, chính trị, truyền thông quốc gia, giáo dục và hàn lâm.

8. Nhưng vào cuối thế kỷ 19, tại nhiều quốc gia, giáo hội bắt đầu mất đi sự ủng hộ của Nhà nước.

9. Một người có thể rút lui không tham gia Giáo Hội vì nhiều lý do—có nhiều lý do rất khó nhận ra.

10. Nhiều người khác làm việc trong Văn Phòng của Sử Gia Giáo Hội cũng phụ giúp trong việc sưu tập quyển lịch sử.

11. Trong nhiều quốc gia, Giáo Hội có các giáo khu lâu đời, với các tín hữu có các ông bà cố của mình là người cải đạo.

12. Năm 1931, Hội đồng Quốc gia Giáo dục Hoa-kỳ đã nói rằng nhờ sự giáo dục “tội ác sẽ hầu như biến mất trước năm 1950”.

13. Về sự liên kết giữa giáo hội và quốc gia, giáo hội thuộc Đế quốc phương Đông đã theo lý thuyết của Eusebius ở Caesarea [đương thời với Đại đế Constantine].

14. Richard Charles Albert Holbrooke [24 tháng 4 năm 1941-13 tháng 12 năm 2010] là một nhà ngoại giao, nhà kinh doanh ngân hàng, biên tập viên tạp chí, tác gia, giáo sư, quan chức Peace Corps Hoa Kỳ.

15. Chi phí cho ngành giáo dục chiếm 6,6% tổng sản lượng quốc nội [GDP] của Pháp năm 2008 [7,6% năm 1995], trong đó 54,1% phụ thuộc ngân sách Bộ Quốc gia Giáo dục năm 2008 [so với 61% năm 1980]..

16. Rất nhiều người thuộc thế hệ của tôi -- thuộc về gia đình gia giáo và nền giáo dục đề cao tính tự trọng -- đã được dạy rằng chúng ta là những bông tuyết nhỏ đặc biệt -- [ cười ] sẽ vào đời và cứu thế giới.

17. Nhưng bây giờ, tôi sẽ yêu cầu vị chuyên gia giáo dục trên toàn thế giới, chính là cô con gái 10 tuổi của tôi, Noah đến nói chuyện với các bạn về tại sao các bạn nam trong lớp của cô bé lại học kém hơn.

Gia giáo, gia phong chính là vạch xuất phát của con trẻ. [Ảnh: youtube]

Vì để con mình thắng từ vạch xuất phát của đời người, nhiều bậc phụ huynh phải hy sinh rất nhiều, thậm chí lúc con còn chưa sinh ra, cha mẹ đã tính toán lập kế hoạch cho cuộc đời của con rồi.


  • Máy đọc sách kindle giá SHOCK!

  • Máy tính bảng giá SHOCK!

Lại cũng có nhiều phụ huynh đối mặt với áp lực cạnh tranh, căn bản vẫn chưa hiểu được cái gì mới là “vạch xuất phát” của con đã phải tham gia vào cuộc chiến này rồi. Sự cạnh tranh khốc liệt này làm chúng ta không khỏi suy nghĩ: Cái gì mới là vạch xuất phát thực sự của con trẻ?

Dạy cho con cái gì mới giúp chúng có được hạnh phúc trên đường đời?

Trước đây ở Trung Quốc có một bộ phim rất nổi tiếng “Tây Hồng Thị Thủ Phú” [tên tiếng anh: Hello Mr. Billionaire], ở cuối phim có một tình tiết làm người xem phải suy nghĩ sâu xa – khi nhân vật nam và nữ chính chuẩn bị quyên góp tài sản của mình, nhưng nghĩ đến đứa con chưa sinh nên giữ lại một khoản tiền, để cho con có được một đời sống vật chất tương đối dư dả.

Khi bọn họ thử tính toán chi phí từ lúc đứa con sinh ra tới khi lớn lên, kết quả, tài sản 30 tỷ cũng không đủ để tiêu. Con cái lúc nhỏ cần tã, sữa bột, đi học rồi phải cho học ở nhà trẻ nổi tiếng trong thành phố, từ cấp hai trở đi phải mời giáo viên phụ đạo, sau cấp 3 chỉ sợ con không thi đậu đại học, loay hoay đợi đến lúc con trưởng thành, lại còn phải lo chuyện kết hôn, sinh đẻ cho nó nữa…

Hầu như từ lúc sinh con, chuyện để lo cũng không hết, tiền để tiêu cũng không đủ. Nhưng trên thực tế, người bình thường, tôi và bạn được mấy ai là tỷ phú?

Có câu châm ngôn nói: “Sợ mình nhìn không đủ xa, làm lỡ dở đời con cái”. Với tư cách là cha mẹ, ai cũng đều hy vọng con mình có cuộc sống hạnh phúc sung túc. Nhưng tất cả nghề nghiệp trong xã hội đều có tiêu chuẩn đánh giá, chỉ có nghề làm cha mẹ là không có nơi nào đào tạo, cũng không có tiêu chuẩn và yêu cầu thống nhất.

Không có trường học nào chỉ dẫn cho phụ huynh phải dạy cho con mình cái gì mới có thể giúp chúng có được cuộc sống hạnh phúc? Phải để lại gì cho thế hệ sau, mới có thể bảo đảm chúng được vui vẻ bình an cả đời?

Gia giáo, gia phong mới là vạch xuất phát cho con trẻ

Rất nhiều phụ huynh không tiếc đầu tư cho phương diện học tập của con cái, nhưng lại không để ý bồi dưỡng những khía cạnh khác của con, nhất là những đức tính và hành vi tốt đẹp từ ban đầu. [Ảnh từ trithucvn]

Kỳ thực, người xưa đã dùng trí tuệ được đúc kết mấy ngàn năm mà khuyên dạy chúng ta: Gia giáo gia phong, mới là vạch xuất phát cho con trẻ.

“Gia giáo” là gì? Gia giáo nói trên ý nghĩa truyền thống là chỉ đạo đức gia đình, lễ tiết giáo dục. Có được điều này cần cha mẹ phải có lời nói và hành vi mẫu mực. Người lớn thông qua nói lời thiện, làm việc tốt mà giáo dục con cái mình đạo lý làm người.

Nhà là điểm bắt đầu của một người, cha mẹ cũng là giáo viên đầu tiên của con, mỗi lời ăn tiếng nói của cha mẹ đều là khuôn mẫu cho con học hỏi noi theo, gia giáo tốt đẹp có thể tạo nên quan điểm sống chính xác cho con cái.

Rất nhiều phụ huynh không tiếc đầu tư cho phương diện học tập của con cái, nhưng lại không để ý bồi dưỡng những khía cạnh khác của con, nhất là những đức tính và hành vi tốt đẹp từ ban đầu.

“Chu Tử trì gia cách ngôn” có nói: “Đọc sách không phải vì khoa cử, chí làm quan tại thánh hiền” cũng là đạo lý này. Một khi gia giáo dạy “trọng lợi khinh đức”, sẽ dẫn đến “đức không xứng vị”, mà “đức không xứng vị, tất có tai ương”. Cho nên, trên báo chí, chúng ta thường bắt gặp các tin như “Tiến sĩ giành chỗ ngồi trên tàu điện”, “Tiến sĩ chửi mắng bố mẹ mình”.

Đó là hậu quả của giáo dục xem trọng cái lợi. Chúng ta nuôi dưỡng nên một thế hệ không thể làm thay đổi tương lai, mà là một đám người học thức nhưng tư tưởng ích kỷ.

Nếu gia giáo tốt đẹp được truyền lại hết đời này đến đời khác, đó gọi là gia phong. Giống như là khí chất và tính cách của cùng một người, đó là phong cách hay nếp sống tồn tại âm thầm trong sinh hoạt hằng ngày của gia đình. Từng động thái, lời nói của thành viên trong gia đình đều thể hiện ra loại đặc tính này, đây đích thực là “đồ gia truyền”.

Muốn thực hiện tốt gia giáo, phụ huynh cần tự soi xét chính mình

Xây dựng gia phong, thực hiện tốt gia giáo cần phụ huynh tự soi xét chính mình, tu dưỡng tâm và thân. “Luận ngữ” có dạy: “Bản thân là điều phải, không ra lệnh người cũng nghe; không đúng thì có ra lệnh người cũng không nghe”. Chúng ta cũng biết: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Mỗi đứa trẻ đều là ngọc thô chưa mài dũa, khắc đẽo thế nào đều phụ thuộc vào tay cha mẹ.

Vật chất, tài phú sẽ thay đổi theo thời gian và xã hội, chỉ có xây dựng gia giáo gia phong tốt đẹp, mới có thể giúp con cái thực sự không bị thua từ vạch xuất phát.

Tuệ Tâm, theo Secret China

Làm người đã khó. Làm người để dạy người khác thành người còn khó hơn gấp bội. Vậy nên, “con nhà gia giáo” không chỉ là khắc khoải ở một làng quê, mà còn là một bảo đảm về chất lượng giáo dục…

Gánh nặng thân giáo, gánh nặng dạy con trẻ làm người bỗng chốc lại đổ dồn về phía gia đình, nơi mẹ cha yêu thương vô điều kiện, nơi mẹ cha có hàng chục năm đồng hành cùng con cho đến lúc trưởng thành.

Ngày nhỏ, khi còn sống ở quê, cứ mỗi khi trong nhà có người đến tuổi dựng vợ gả chồng, tôi lại thường xuyên nghe ông bà chú bác của mình bình luận về người phối ngẫu tương lai cho con cháu mình.

Trong những cuộc trao đổi như thế, tiêu chuẩn mạnh nhất để chọn người lại không nằm ở sự giàu có hay thông minh tài sắc, mà hay kết ở một câu giản dị: con nhà gia giáo.

Con nhà gia giáo

Mà cũng ngạc nhiên không kém, khi đã viện dẫn đến “con nhà gia giáo” thì mọi ý kiến khác đều tắt ngúm. Cứ như “con nhà gia giáo” là tiêu chuẩn cao nhất, không còn gì có thể sánh bằng.

Nếu tỉ mẩn mà suy ngẫm thêm thì lại càng ngạc nhiên hơn nữa, chọn người phối ngẫu mà lại đặt hết niềm tin vào mấy chữ “con nhà gia giáo”, chứ không phải chính người được chọn. Nhiều bậc ông bà chưa biết mặt mũi dâu rể tương lai ra sao, chỉ cần người mai mối nói con nhà nọ cháu nhà kia, và bồi thêm một câu “con nhà gia giáo” là coi như xong, chuẩn bị trầu cau sắm hỏi nếu là nhà trai, hoặc âm thầm gật đầu nếu là nhà gái.

Tất nhiên, việc này thường diễn ra ở khâu hỏi ý kiến. Còn hai đương sự đã âm thầm tìm hiểu nhau trước đó. Nhưng bằng các kỹ thuật bàn ra tán vào, cộng với lý thuyết tối giản “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, thì kết quả cuối cùng hết sức giằng co. Dù thế nào đi nữa, con nhà gia giáo cũng là một luận chứng vô cùng mạnh mẽ. Bên nào có nó cũng có thể thắng dễ dàng, còn không có nó thì gần như nắm chắc phần bại trong tay, mà nếu không thì cũng phải trầy vi tróc vẩy.

Giờ trưởng thành nhìn lại chuyện xưa với con mắt khác, rằng sao chuyện con nhà gia giáo lại quan trọng như vậy. Mấy nghìn năm kinh nghiệm giáo dục của người xưa xem ra chỉ đọng lại trong mấy chữ đó thôi. Có nó thì được coi là người có giáo dục, mà thiếu nó thì coi như bỏ đi không xét đến.

Chuyện bỗng trở thành nghiêm trọng. Nói chuyện giáo dục bao giờ cũng là chuyện nghiêm trọng. Thế nào là có giáo dục, thế nào là không, lại càng nghiêm trọng hơn nữa.

Hẳn nhiên ngày đó trường lớp ít, nhìn người lớn trong làng thì thấy số người được theo học hết phổ thông trong làng tôi chỉ đếm trên đầu ngón tay. Số người vào đại học lại càng ít hơn nữa. Học hết lớp 7, tương đương cấp 2 hiện giờ, dường như là đích đến phổ biến. So với ngày nay, tính trung bình thời gian đi học ở trường chắc chỉ bằng một nửa. Trong hoàn cảnh đó, giáo dục phải trông cậy phần lớn vào giáo dục trong gia đình, nên “con nhà gia giáo” trở thành một tiêu chuẩn để phân biệt người có giáo dục hay không.

Lập luận này có vẻ logic, nhưng nó để lại chút băn khoăn, không lẽ mấy năm đến trường không để lại dấu vết gì. Trong những năm đó, tôi chưa bao giờ nghe đến chuyện cô này cậu kia học hết lớp mấy như một tiêu chuẩn, mà chỉ đơn thuần là “con nhà gia giáo”.

Trở về với giáo dục gia đình

Giờ về lại làng xưa, tụi nhỏ giờ đều học hết cấp 3, sau đó phần lớn thì đi học nghề hoặc làm công nhân, một số kha khá đi đại học. Việc yêu đương cưới xin không còn bó hẹp trong làng xã như xưa nữa. Nhưng trong các câu chuyện, “con nhà gia giáo” vẫn xuất hiện và giữ vị trí không lay chuyển. Mỗi khi có ai đó nhắc đến mấy chữ đó, câu chuyện bỗng nhiên chùng xuống nghiêm trang. Quanh bàn trà không khí như ngưng đọng. Cảm tưởng như đó là một cái đích xa xăm mình cần hướng tới, hoặc như một tiếc nuối về điều gì đã vuột khỏi tay mình.

Bất chợt nhớ ra câu chuyện này không chỉ có ở làng xưa xóm cũ. Chốn thị thành chúng tôi cũng nhắc đến nó thường xuyên, nhưng dưới một tên gọi khác, là truyền thống gia đình, hoặc dưới một thuật ngữ có vẻ chuyên môn, là giáo dục trong gia đình.

Bỗng giật mình như tìm ra một chân lý mới: được coi là có giáo dục hay không, được coi là thành người hay không, chính là do giáo dục trong gia đình quyết định.

Kiến thức chuyên môn bỗng ùa về. Những ngày tháng trong nhà trường, đi học hoặc đi dạy bỗng ùa về. Tôi đã học được gì, và đã dạy gì, ở trong nhà trường vậy? Tất nhiên, đó là kiến thức. Mỗi thầy một lĩnh vực, phụ trách một môn học khác nhau. Phân bổ liều lượng, cân đối nội dung, ai cũng thấy thiếu thời gian, ai cũng thấy môn của mình quan trọng nhưng không được quan tâm đúng mức.

Kiến thức ngày càng nhiều. Chương trình ngày càng nặng. Chạy theo kiến thức đến mức cả thầy và trò đều hụt hơi. Phụ huynh cũng hụt hơi. Nhưng kết quả phần nhiều lại là sự thất vọng. Thầy thất vọng trò. Trò thất vọng thầy. Phụ huynh thất vọng nhà trường. Giáo viên thất vọng quản lý. Báo chí thất vọng chuyên gia. Nhân dân thất vọng bộ Giáo dục.

Đã xảy ra một sự kỳ vọng và một sự thất vọng. Và sẽ tiếp tục xảy ra một sự kỳ vọng và một sự thất vọng như thế nữa. Dài dài…

Lần lại đầu dây mối nhợ thì thấy rằng, trong suốt một thời gian dài, nhiều phụ huynh đã coi việc giáo dục là việc của nhà trường. Và nhà trường cũng không chối bỏ, khi từ sáng đến chiều con trẻ đều học tập và ăn ngủ ở trong trường. Nhưng tất cả những gì các thầy cô làm trong nhà trường là truyền dạy kiến thức, và tổ chức thi cử xem có nắm được kiến thức đó hay không. Cả thầy và trò đều xoay tít quanh bộ sách giáo khoa, bài tập, đề cương và những cuộc thi, mà quên mất việc đặt câu hỏi xem, học những thứ này có giúp cho mình trở thành người có giáo dục hay không, tức có thành người theo cách nói dân dã, hay không?

Muốn trò thành người, muốn con được gia giáo thì phải “thân giáo”

Dưới con mắt của người làm chuyên môn, học để lấy kiến thức chỉ cần tính bằng ngày. Nhưng học để làm người, tức học để trở thành người mà mình muốn hướng đến, thì mất hàng thập kỷ. Hai cái học này khác nhau về cơ bản. Dùng cái học này lấn át cái học kia, rồi than vãn kêu la không có kết quả, thì là sự tất yếu.

Đó là về mặt thời gian thực hiện. Còn về phương pháp lại cũng khác nhau. Học để lấy kiến thức, tức học để biết, thì dùng giáo trình là đủ. Giáo trình này là thứ bên ngoài mình, thường do người khác làm ra, và có thể mua để dạy. Nhưng học để làm người thì giáo trình không phải là sách vở, mà lại là chính cuộc đời mình. Người thầy khi đó sẽ dùng chính đời sống của mình để dạy học, nên gọi là “thân giáo”. Muốn trò của mình thành người thì mình phải thành người trước hết. Không có sách vở nào có thể thay thế được việc này.

Thân giáo bỗng trở nên vô cùng khó. Lời thầy nói ra sẽ không chỉ là lời trong sách vở, mà phải là chính cuộc sống của thầy. Lời thầy nói, việc thầy làm, cách thầy sống hoà làm một thì mới có sức nặng lay chuyển và rèn giũa người theo học. Nhưng trong thời đại lắm xô bồ này, mấy người thầy hiểu được như vậy, và mấy người thầy làm được như vậy, và mấy nhà trường được thiết kế ra để làm như vậy?

Gánh nặng thân giáo, gánh nặng dạy con trẻ làm người bỗng chốc lại đổ dồn về phía gia đình, nơi mẹ cha yêu thương vô điều kiện, nơi mẹ cha có hàng chục năm đồng hành cùng con cho đến lúc trưởng thành. Nhưng bao nhiêu mẹ cha hiểu được như vậy, và bao nhiêu mẹ cha làm được như vậy?

Làm người đã khó. Làm người để dạy người khác thành người còn khó hơn gấp bội. Vậy nên, “con nhà gia giáo” không chỉ là khắc khoải ở một làng quê, mà còn là một bảo đảm về chất lượng giáo dục, vì ở đó người mẹ người cha không dạy học bằng giáo trình có sẵn, mà dạy bằng đời sống của chính mình.

Video liên quan

Chủ Đề