Tác giả đã so sánh luân lí xã hội ở nước ta và bên châu Âu Pháp

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Về luân lí xã hội ở nước ta Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Về luân lí xã hội ở nước ta này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 11 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 11.

Câu hỏi: Chủ đề tư tưởng của đoạn trích “Về luân lí xã hội ở nước ta” là gì?

Trả lời:

Chủ đề tư tưởng của tác phẩm: Đề cao tư tưởng đoàn thể [vì sự tiến bộ, tương lai tươi sáng của đất nước].

Câu hỏi: Trong phần 1 của đoạn trích “Về luân lí xã hội ở nước ta”, tác giả đã chọn cách vào đề như thế nào để tránh sự hiểu lầm của người nghe về khái niệm luân lí xã hội?

Trả lời:

Trong phần 1 của đoạn trích, tác giả đã lựa chọn cách vào đề một cách trực tiếp, không vòng vo: khẳng định nước ta tuyệt nhiên không có luân lí xã hội.

Ông đã đưa ra các lập luận:

● Phủ định một tiếng bạn bè không thể thay cho luân lí xã hội được.

● Đưa ra tư tưởng của Khổng - Mạnh "Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa bản chất của nó, thậm chí có kẻ còn xuyên tạc nguyên lí ấy.

Việc vào đề một cách trực tiếp để tránh sự hiểu lầm của người nghe về khái niệm luân lí xã hội. Đồng thời cho ta thấy một sự kiên quyết, đanh thép đầy mạnh mẽ trong giọng điệu của tác giả.

Câu hỏi: Trong phần 2 của “Về luân lí xã hội ở nước ta”, ở hai đoạn đầu, tác giả đã so sánh "bên Âu châu", "bên Pháp" với "bên ta" về điều gì?

Trả lời:

Trong phần 2, ở đoạn đầu tác giả đã so sánh bên Âu châu", "bên Pháp" với "bên ta" về ý thức, nghĩa vụ của mỗi người trong nước. Cụ thể là:

Bên Âu Châu, bên Pháp: Người ta ý thức sâu sắc về nghĩa vụ, mối quan hệ giữa người với người; dân chủ, tiến bộ, quyết đấu tranh tới cùng vì quyền lợi của con người.

Bên ta: Không biết được nghĩa vụ của mình, không biết tự do dân chủ, không biết đấu tranh vì quyền lợi của cá nhân, thờ ơ, bàng quan giữa người với người

Câu hỏi: Ở các đoạn sau của phần 2 trong “Về luân lí xã hội ở nước ta”, tác giả chỉ ra nguyên nhân của tình trạng "dân không biết đoàn thể, không trọng công ích" là gì?

Trả lời:

Tác giả đã chỉ ra nguyên nhân của tình trạng "dân không biết đoàn thể, không coi trọng công ích" là:

Bọn học trò trong nước ham quyền tước, vinh hoa của các triều vua mà giả dối, nịnh hót, chỉ biết vua mà không biết dân

Kiếm cách dựng nên pháp luật, phá tan tành đoàn thể của quốc dân để giữ túi tham đầy mãi, địa vị được giữ vững

Câu hỏi: Trong “Về luân lí xã hội ở nước ta”, tác giả đã đả kích chế độ vua quan chuyên chế ra sao?

Trả lời:

Tác giả đã đả kích chế độ vua quan chuyên chế là những kẻ ăn trên ngồi chốc, tham lam, đốn mạt, ra sức vơ vét, nhũng nhiễu dân thường; ông gọi đó là lũ ăn cướp có giấy phép.

Một người làm quan cả nhà có phước, tham lam, quấy rối, vơ vét, rút tỉa của dân không ai dám bình phẩm.

Lấy lúa của dân mua ruộng vườn, nhà cửa không ai chê bai.

Người nhà dựa hơi quan nhũng nhiễu.

Chen nhau vào chốn quan trường, ganh đua, nịnh hót.

Những kẻ làm quan thì ngu ngốc, không có học thức, hiểu biết gì, làm quan dễ như mua mớ rau ngoài chợ.

Câu hỏi: Nhận xét về cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận trong đoạn trích “Về luân lí xã hội ở nước ta”.

Trả lời:

Tác giả đã kết hợp nhuẫn nhuyễn, khéo léo giữa yếu tố biểu cảm và yếu tố nghị luận trong đoạn trích.

Yếu tố nghị luận là các lập luận, lí lẽ thể hiện tư tưởng, quan điểm của tác giả về luân lí xã hội của nước ta lúc bấy giờ.

Yếu tố biểu cảm biểu hiện qua các câu cảm thán, các câu than, câu nhận xét như Thương hại thay!, Thương ôi! Làng có một trăm dân mà...., Ôi! Một dân tộc như thế...

Ý nghĩa của việc kết hợp các yếu tố biểu cảm với nghị luận:

Tạo ra sự linh hoạt trong giọng điệu nghị luận, tác giả không chỉ thể hiện quan điểm của mình bằng lí trí mà còn bằng tình cảm.

Tăng sức thuyết phục cho bài nghị luận.

Câu hỏi: Hoàn cảnh sáng tác, tâm trạng của tác giả như thế nào khi viết đoạn trích “Về luân lí xã hội ở nước ta”?

Trả lời:

Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm:

Năm 1925, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam bắt đầu nổ ra và lan rộng. Phan Châu Trinh sang Pháp tìm cách thúc đẩy cải cách chính trị ở Đông Dương nhưng công việc không thành nên ông về nước, tuyên truyền và vận động thanh niên, trí thức và người yêu nước tại Sài Gòn bằng các bài diễn thuyết.

Về luân lí xã hội ở nước ta là một đoạn trích trong phần ba của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây [Gồm năm phần chính, kể cả phần nhập đề và kết luận], được diễn thuyết vào vào ngày 19/11/1925 tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn

Tâm trạng của tác giả khi viết đoạn trích: căm ghét bọn vua tôi quan lại của triều đình phong kiến; xót xa khi chứng kiến thảm cảnh đau đớn của nhân dân ta trong xã hội hiện thực và khao khát có một sự thay đổi tích cực trong xã hội.

Câu hỏi: Có thể cảm nhận được gì về tấm lòng của Phan Châu Trinh cũng như tầm nhìn của ông qua đoạn trích “Về luân lí xã hội ở nước ta” này?

Trả lời:

Thông qua đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta người đọc có thể cảm nhận được tấm lòng của một con người yêu nước nồng nàn. Bản thân là một người học rộng, hiểu biết, khao khát cả đời của Phan Châu Trinh là cứu dân, cứu nước thoát khỏi sự thống trị của thực dân Pháp. Khao khát ấy được bộc lộ ngay trong lập luận, tư tưởng của ông khi muốn cách tân đất nước, xây dựng một hệ thống luân lí xã hội. Ông có một tầm nhìn rất xa và một tư tưởng tiến bộ. Chứng kiến cảnh đất nước bị đô hộ, ngày càng trở nên xuống cấp, ông đã tìm được căn nguyên gốc rễ của sự đồi bại, nguyên nhân của tình trạng dân không biết đoàn thể, không tôn trọng công ích. Bằng một phong cách chính luận độc đáo, với giọng điệu biến đổi linh hoạt, ông đã phơi bày thực trạng đen tối của xã hội, thể hiện nỗi căm ghét đến tận xương tủy bọn vua tôi, quan lại của chế độ phong kiến thối nát. Đồng thời ta cũng thấy được dũng khí của một người nam nhi đứng giữa thời cuộc rối ren, thật giả, trắng đen lẫn lộn và nỗi đau xót, thương cảm của ông với những người đồng bào của mình đang bị chà đạp, bóc lột, sách nhiễu.

Câu hỏi: Chủ trương gây dựng nên nền luân lí xã hội ở Việt Nam của Phan Châu Trinh đến nay có còn ý nghĩa thời sự không? Tại sao?

Trả lời:

Với một tư tưởng tiến bộ và tầm nhìn vượt thời, tư tưởng gây dựng nên nền luân lí xã hội ở Việt Nam của Phan Châu Trinh đến nay vẫn còn có ý nghĩa thời sự.

Bởi lẽ, về bản chất, nền luân lí xã hội ở Việt Nam mà Phan Châu Trinh mong muốn chính là một xã hội có công đức tức là ý thức sẵn sàng làm việc chung, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau và tôn trọng quyền lợi của người khác.

Sự thực là xã hội hiện nay của ta đang cần một ý thức như thế bởi con người quá hẹp hòi, ích kỷ, nhỏ nhen chỉ biết đến lợi ích của mình mà không biết đến lợi ích chung của cả cộng đồng.

Việt Nam là một nước có tỉ lệ người tốt nghiệp Đại học cao, số lượng Giáo sư, Tiến sĩ cũng nhiều, song lại là một trong những quốc gia chưa có đóng góp gì lớn cho sự tiến bộ của loài người. Điều đó có nghĩa, chúng ta vẫn không biết được nghĩa vụ của con người với con người trong xã hội là gì, vẫn chỉ là danh tiếng và lợi ích cá nhân mà thôi.

I. Tác giả

1. Tiểu sử - Cuộc đời

- Phan Châu Trinh 1872-1926

- Tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã.

- Quê: Tam kỳ - Quảng Nam

- Sinh ra trong thời đại đất nước có nhiều biến động:

+ Phong trào Cần Vương chống Pháp [1885-1896] nổ ra và thất bại.

+ Đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối đấu tranh và giai cấp lãnh đạo.

- Là một sĩ phu yêu nước lớn đầu thế kỷ XX:

+ 1901: Ông đỗ Phó bảng năm Tân Sửu, làm quan trong thời gian ngắn rồi rời quan trường đi làm cách mạng.

+ 1906: Mở cuộc vận động Duy Tân.

+ 1908: Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ nổ ra, thất bại và Phan Châu Trinh bị bắt giam ở Côn Đảo.

+ 1911: ông sang Pháp bí mật xây dựng tổ chức cách mạng.

+ 1925: về nước tiếp tục diễn thuyết đề cao dân chủ.

+ 1926: Phan Châu Trinh mất.

=> Phan Châu Trinh là một nhà hoạt động chính trị - xã hội lớn của dân tộc Việt Nam.

2. Sự nghiệp văn học

a. Quan điểm sáng tác:

- Phan Châu Trinh luôn có ý thức dùng văn chương để làm cách mạng, dùng ngòi bút chống lại kẻ thù.

b. Sự nghiệp sáng tác:

- Thể loại: sáng tác cả văn xuôi chính luận và thơ trữ tình yêu nước cách mạng.

- Tác phẩm chính: Đầu Pháp chính phủ thư [1906]; Thất điều trần [1922]; Đạo đức và luân lí Đông Tây [1925]…

II. Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ - Hoàn cảnh sáng tác:

- Vị trí: “Về luân lí xã hội ở nước ta” nằm trong phần ba của bài “Đạo đức và luân lí Đông Tây”

- Hoàn cảnh sáng tác: 19-11-1925 tại Hội Thanh niên ở Sài Gòn

b. Nhan đề

- Nhan đề: do người biên soạn đặt

- Ý nghĩa: Đi thẳng vào thực trạng về vấn đề luân lí xã hội nước ta.

- Mục đích sáng tác:

+ Thực trạng nước ta không có luân lí xã hội.

+ Hướng tới cải cách tư duy lối sống và đề cao tư tưởng đoàn kết vì sự tiến bộ của xã hội.

- Thể loại: đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta được viết theo thể loại văn chính luận [bàn bạc, nghị luận về vấn đề chính trị - xã hội].

c. Bố cục: 3 phần

- Phần 1: [2 đoạn đầu] Quan điểm luân lí xã hội của tác giả.

- Phần 2: [6 đoạn tiếp] Nguyên nhân, thái độ tác giả.

- Phần 3: [còn lại] Giải pháp.

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Phần 1: Quan điểm luân lý của tác giả

* Xã hội Việt Nam khi chưa có luân lí

- Khái niệm luân lí xã hội: là những nguyên tắc, quan niệm được đề ra hợp với lẽ thường, chi phối đến mọi mối quan hệ hoạt động và phát triển.

- Cách đặt vấn đề trực tiếp, trực diện và phủ định: "luân lí xã hội nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến”. Tác dụng: khẳng định vấn đề và tác động mạnh đến nhận thức của người đọc, người nghe.

- Luân lí xã hội bị hiểu một cách sai lệch, bóp méo:

+ Quan hệ bạn bè không thể thay thế cho luân lí xã hội.Đó là tình cảm cá nhân con người với con người.

+ Quan niệm Nho gia bị hiểu sai, hiểu lệch [những người học ra làm quan thường nhắc câu “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” nhưng mấy ai hiểu đúng bản chất của vấn đề “bình thiên hạ”]

=> Bộc lộ quan niệm tư tưởng của một nhà nho uyên bác, sắc sảo và thức thời.

* Quan điểm luân lí xã hội của tác giả:

- Tác giả sử dụng thao tác lập luận so sánh giữa: luân lí xã hội bên châu Âu với luân lí xã hội bên nước ta để làm nổi bật lên thực trạng: Việt Nam chưa có luân lí xã hội.

- Luân lí xã hội tức chủ nghĩa xã hội có: luân lí gia đình, luân lí quốc gia, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân với quốc gia ở Việt Nam đã tiêu vong.

Luân lí xã hội bên Châu Âu

Luân lí xã hội tại nước ta

-Thực trạng: Rất thịnh hành và phát triển

- Dẫn chứng:

- Nguyên nhân:

+ Người ta biết đoàn kết, biết giữ việc làm chung.

+ Người ta có ăn học [văn hóa]

+ Biết nhìn xa trông rộng [biết xét kĩ thấy xa]

+ Họ có tinh thần dân chủ cao.

-Thực trạng: Không hiểu, điềm nhiên như kẻ ngủ không biết gì.

- Dẫn chứng:

- Nguyên nhân:

+ Chưa có ý thức đoàn thể, đoàn kết .

+ Ý thức dân chủ kém.

- Quan điểm luân lí xã hội của tác giả: 

+ Nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người trong nước cần có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

+ Luôn có ý thức tương trợ khi người khác gặp khó khăn, hoạn nạn…

=> Tác giả đề cao cách ứng xử văn hóa giữa con người với con người.

b. Phần 2: Nguyên nhân, thái độ của tác giả

* Nguyên nhân:

- Bọn quan lại trong nước: Ham danh lợi, ham bả vinh hoa mà sinh ra nịnh hót; coi sự ngu dốt của dân là cơ hội mà củng cố quyền lực và lòng tham [dân càng nô lệ, ngôi vu càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý]

- Bọn trí thức Tây học: háo danh, háo quyền, ỷ thế quen biết của chủ mà ra làm quan: “một người làm quan cả họ có phước”.

- Nhân dân ta:

+ Xưa: biết đoàn kết, có công ích, biết giụm cây làm bão, góp cây làm rừng.

+ Nay: trơ trọi, lơ láo, ù lì, không dám đấu tranh đòi quyền lợi. [không ai bình phẩm, không ai chê bai]; người trong một làng thì chia bè kéo cánh, phân biệt đối xử với dân ngụ cư…

* Thái độ của tác giả:

- Đối với quan lại, trí thức Tây học:

+ Cách gọi tên: bọn quan lại, bọn thượng lưu [hạ lưu], bọn Nho học...

+ Cách dùng từ hình tượng và biểu cảm: kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi trên, lũ ăn cướp có giấy phép.

=> Thái độ khinh bỉ, căm ghét lên án.

- Đối với nhân dân ta:

+ Sử dụng các câu cảm thán

=> Tác giả không chỉ phát biểu chính kiến bằng lí trí tỉnh táo mà  còn bằng trái tim tràn trề cảm xúc, chan chứa niềm xót xa cùng nỗi đau về tình trạng đình trệ thê thảm của xã hội

- Đối với bản thân tác giả: hai câu cảm thán mà tác giả đặt ở phần kết thúc cho thấy tinh thần phản phong mạnh mẽ, tác giả muốn thay đổi cải cách tư tưởng nhân dân hướng nhân dân đến tinh thần đoàn kết, công ích, xóa bỏ chế độ vua quan chuyên chế.

c. Phần 3: .Giải pháp:

- Mục đích: Đất nước được tự do và độc lập.

- Giải pháp:

+ Trước mắt: đẩy mạnh tinh thần đoàn kết, công ích. 

+ Lâu dài: Truyền bá Chủ nghĩa xã hội trong nhân dân.

=> Giải pháp ngắn gọn, thuyết phục, rõ ràng.

d. Giá trị nội dung:

- Tác phẩm thể hiện tinh thần yêu nước và tư tưởng tiến bộ của tác giả.

- Đề cao tư tưởng đoàn kết, dân chủ công bằng hướng tới ngày mai tươi sáng của dân tộc.

e. Giá trị nghệ thuật:

- Phong cách chính luận lập luận rõ ràng.

- Lý lẽ sắc bén.

- Dẫn chứng thuyết phục.

- Giọng điệu đa thanh: lúc mềm mỏng, từ tốn, lúc kiên quyết đanh thép, lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng…

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề