Tác dụng hóa học của dòng điện dụng để làm gì

+ Cuộn dây dẫn cuốn quanh lõi sắt non khi có dòng điện chạy qua thì nó có khả năng:

- Làm quay kim nam châm đặt gần nó.

- Hút được các vật bằng sắt, thép như một nam châm.

+ Vậy khi dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn trong có lõi sắt non thì cuộn dây đó trở thành một nam châm, ta gọi là nam châm điện. Ta nói dòng điện có tác dụng từ.

+ Ứng dụng: Tác dụng từ của dòng điện được ứng dụng trong nhiều thiết bị kĩ thuật điện như chuông điện, mạch đóng ngắt điện [rơle điện], điện thoại, máy phát điện, máy biến thế, các mạch điện tử của rađiô, tivi …

2. Tác dụng hóa học

+ Khi dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành một lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm của nguồn điện. Ta nói dòng điện có tác dụng hóa học.

+ Ứng dụng trong công nghiệp đúc điện, mạ điện [mạ vàng, mạ bạc, mạ đồng...], tinh luyện kim loại và nạp điện cho acquy...

3. Tác dụng sinh lí

+ Nếu dòng điện đi qua cơ thể người hay động vật có thể gây ra những cơn co giật, tim ngừng đập, ngạt thở, thần kinh bị tê liệt và có thể chết. Ta nói dòng điện có tác dụng sinh lí.

+ Lưu ý:

- Dòng điện có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Cho nên phải hết sức thận trọng khi dùng điện, nhất là với mạng điện gia đình.

- Trong y học, người ta vẫn có thể dùng dòng điện để chữa một số bệnh [Máy kích tim: Khi tim đã ngừng đập, người ta có thể dùng liệu pháp sốc điện để cố gắng kích thích tim đập lại với hi vọng duy trì sự sống; Máy châm cứu: Chữa các bệnh tai biến, đau đầu, đau lưng, méo mồm miệng, đầy bụng, thoái hóa khớp, giảm thị lực...]

- Ngoài các tác dụng trên ta có thể nói dòng điện có tác dụng cơ học. Vì khi dòng điện chạy qua động cơ thì làm quay động cơ. Tác dụng cơ học có ứng dụng là chế tạo động cơ điện dùng trong đời sống hàng ngày như: quạt điện, máy bơm nước, máy xay...

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

+ Xác định tác dụng từ của dòng điện : Dựa vào khả năng hút nam châm, hút sắt của các vật dẫn khi có dòng điện chạy qua.

+ Xác định tác dụng hóa học của dòng điện : Dựa vào khả năng làm thay đổi chất trong các dung dịch muối của kim loại khi có dòng điện chạy qua.

+ Xác định tác dụng sinh lí của dòng điện : Dựa vào những biểu hiện của cơ thể khi có dòng điện chạy qua.

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Quan sát thí nghiệm hình 23.1 và trả lời các câu hỏi sau:

a] Đưa một đầu cuộn dây lại gần các đinh sắt nhỏ, các mẩu dây đồng hoặc nhôm. Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra khi công tắc ngắt và công tắc đóng.

b] Đưa một kim nam châm lại gần một đầu cuộn dây và đóng công tắc. Hãy cho biết, cực nào của kim nam châm bị hút, cực nào bị đẩy.

Trả lời:

a] Khi công tắc đóng, cuộn dây hút đinh sắt nhỏ. Khi ngắt công tắc, đinh sắt nhỏ rơi ra.

b] Đưa một kim nam châm lại gần một cuộn dây và đóng công tắc thì một cực của kim nam châm bị hút, cực kia bị đẩy. Khi đảo đầu cuộn dây, cực của nam châm lúc trước bị hút thì nay bị đẩy và ngược lại.

Kết luận:

1. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện.

2. Nam châm điện [có tính chất từ] vì nó có khả năng làm quay kim nam châm hoặc hút các vật bằng sắt hoặc thép.

Khi đóng công tắc, có hiện tượng gì xảy ra với cuộn dây, với miếng sắt và với đầu gõ chuông?

Trả lời:

Khi đóng công tắc, dòng điện đi qua cuộn dây và cuộn dây trở thành nam châm điện. Khi đó cuộn dây hút miếng sắt làm cho đầu gõ chúng đập vào chuông, chuông kêu.

Câu C3 [trang 64 SGK Vật Lí 7]:

Ngay sau đó, mạch điện bị hở. Hãy chỉ ra chỗ hở mạch này. Giải thích tại sao miếng sắt khi đó lại trở về tì sát vào tiếp điểm.

Trả lời:

+ Chỗ hở của mạch là chỗ miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm.

+ Khi mạch hở, cuộn dây không có dòng điện đi qua nên mất tính chất từ, do đó không hút miếng sắt nữa. Do tính chất đàn hồi của thanh kim loại nên miếng sắt lại trở về tì sát vào tiếp điểm.

Câu C4 [trang 64 SGK Vật Lí 7]:

Tại sao chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc còn đóng?

Trả lời:

Khi miếng sắt trở lại tì sát vào tiếp điểm, mạch kín và cuộn dây lại có dòng điện chạy qua và lại có tính chất từ. Cuộn dây lại hút miếng sắt và đầu gõ chuông lại đập vào làm chuông kêu. Mạch lại bị hở. Như vậy có sự đóng ngắt mạch điện tự động và liên tục tại tiếp điểm nên chuông điện reo liên tục khi công tắc đóng.

Quan sát thí nghiệm của giáo viên [hình 23.3].

Quan sát đèn khi công tắc đóng và cho biết dung dịch muối đồng sunfat [CuSO4] là chất dẫn điện hay cách điện?

Trả lời:

Khi K đóng thì đèn sáng, chứng tỏ có dòng điện chạy qua mạch [nghĩa là có dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng] Þ dung dịch muối đồng sunphat là chất dẫn điện.

Câu C6 [trang 64 SGK Vật Lí 7]:

Thỏi than nối với cực âm lúc trước đó có màu đen. Sau vài phút thí nghiệm nó được phủ một lớp màu gì?

Trả lời:

Phần thỏi than gắn vào cực âm của nguồn điện biến đổi dần từ màu đen sang màu hơi đỏ gạch.

Kết luận: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp đồng.

Câu C7 [trang 65 SGK Vật Lí 7]:

Vật nào dưới đây có tác dụng từ?

A. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn.

B. Một mảnh nilông đã được cọ xát mạnh.

C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.

D. Một đoạn băng dính.

Trả lời: Chọn C.

Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua thì nó có tính chất từ.

Câu C8 [trang 65 SGK Vật Lí 7]:

Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?

A. Làm tê liệt thần kinh.

B. Làm quay kim nam châm

C. Làm nóng dây dẫn.

D. Hút các vụn giấy.

Trả lời: Chọn D.

+ Do có tác dụng sinh lí nên dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh.

+ Do có tác dụng từ nên dòng điện có thể làm quay kim nam châm.

+ Do có tác dụng nhiệt nên dòng điện có thể làm nóng dây dẫn.

+ Dòng điện không có tác dụng hút các giấy vụn.

Trên đây là gợi ý giải bài tập Vật Lý 7 bài tác dụng từ tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Dòng điện là gì?

Dòng điện là dòng chuyển dịch có hướng của các hạt mang điện. Dòng điện có thể là dòng một chiều [DC] hoặc dòng xoay chiều [AC].

Dòng điện gây nóng trong một số kim loại như vonfram, tạo ra ánh sáng mà chúng ta thấy trong bóng đèn sợi đốt. Dòng điện còn tạo ra từ trường, được sử dụng trong động cơ, cuộn cảm và máy phát điện.

Đơn vị [theo hệ SI] để đo cường độ dòng điện là Ampe, được định nghĩa là lượng điện tích di chuyển qua bề mặt dây dẫn trong một đơn vị thời gian. Nó thường được ký hiệu bằng chữ I, từ chữ tiếng Pháp Intensité, nghĩa là cường độ. Dòng điện được đo bằng thiết bị gọi là ampe kế.

Một ampe kế điện tử [nguồn: wikiwand]

Điều gì xảy ra khi dòng điện được truyền qua một chất?

Khi dòng điện được truyền qua chất rắn, nó có thể dẫn điện, và khi đó, chất rắn ấy là một chất dẫn điện tốt. Đôi khi, hiệu ứng từ, nhiệt hoặc ánh sáng cũng được tạo ra.

Ví dụ: Sắt, Đồng, Vàng, Bạch kim, Bạc, Vonfram

Trong trường hợp chất rắn không cho phép dòng điện đi qua, điều đó có nghĩa là nó là một chất dẫn điện kém hoặc chất cách điện.

Ví dụ: Sáp, Gỗ, Nhựa, Thủy tinhKhi dòng điện đi qua các chất khí, ánh sáng có thể được tạo ra.Khi dòng điện được truyền qua một chất lỏng [chất điện phân], nó gây ra phản ứng hóa học làm phân tách các ion. Quá trình này được gọi là điện phân.

Điện phân là gì?

Điện phân là quá trình khi một chất lỏng hoặc dung dịch khoáng, muối, v.v, trải qua phản ứng hóa học khi dòng điện [dòng điện một chiều] truyền qua nó. Trong quá trình này, các ion được hấp thụ hoặc giải phóng, hoặc chúng ta có thể gọi là quá trình trao đổi ion.

Ai đặt ra thuật ngữ điện phân?

Thuật ngữ điện phân được đặt ra bởi Michael Faraday, vào năm 1832. Ông thậm chí còn phát hiện ra hai định luật Điện phân, được gọi là Định luật Điện phân Faraday.

Chân dung Michael Faraday

Ứng dụng của điện phân là gì?

Điện phân được sử dụng trong nhiều quy trình công nghiệp: tách kim loại và khoáng chất từ ​​quặng và lớp phủ muối khoáng của kim loại này với kim loại khác, ví dụ, mạ điện ...Các bạn cùng xem video dưới đây do chính nhóm ScienceX Lab thực hiện, trong đó thí nghiệm mạ đồng sử dụng các nguyên liệu phổ biến trong phòng thí nghiệm.

[Video thực hiện bởi Kid ScienceX Lab - Không gian khoa học sáng tạo cho các bạn nhỏ]

#dongdien, #dienphan

iceberg

ScienceX Lab

Video liên quan

Chủ Đề