Sông Đồng Nai đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Đồng Nai dài bao nhiêu kilômét?

Đồng Nai là tỉnh có nguồn nước ngầm và nước mặt khá phong phú, thuận lợi cho sản xuất, sinh hoạt và đặc biệt có ý nghĩa về thuỷ điện. Con sông lớn và quan trọng nhất tỉnh là sông Đồng Nai. Sông này bắt nguồn từ phía bắc cao nguyên Lâm Viên [Lang Biang], phía nam dãy Trường Sơn, độ cao các đỉnh núi đầu nguồn đạt trên 2.000m.

Từ nguồn về tới cửa biển Soài Rạp, sông Đồng Nai có chiều dài khoảng 610km, đoạn sông chảy qua địa bàn tỉnh dài 220km [tính đến ngã ba sông Lòng Tàu – Nhà Bè]. Đây là con sông lớn thứ hai của miền Nam Việt Nam. Sông Đồng Nai phía thượng lưu có tên là Đa Dung [đọc là Đạ Đờng: sông Lớn], sau khi hợp lưu với sông Đa Nhim, sông có tên là Đồng Nai Thượng. Từ đó cho tới chỗ hợp lưu với sông Sài Gòn gọi là sông Đồng Nai. Ở phía dưới thành phố Hồ Chí Minh, sông chia làm hai nhánh lớn là sông Lòng Tàu chảy vào vũng Cần Giờ và sông Nhà Bè đổ ra biển qua cửa Soài Rạp.

Sông có nhiều uốn khúc quanh co, chảy theo hai hướng chính: tây bắc – đông nam chủ yếu ở phần thượng lưu và đông bắc – tây nam chủ yếu ở trung lưu và hạ lưu.

 Diện tích lưu vực sông là 40 nghìn km2, lưu lượng bình quân 982m3/s. Hệ thống sông Đồng Nai có khá nhiều phụ lưu, số phụ lưu có chiều dài lớn hơn 10km là 253 sông suối. Tổng lượng dòng chảy đạt tới 31 tỷ m3. Sông Đồng Nai chảy qua lãnh thổ tỉnh ở phần trung lưu và hạ lưu.

Phần trung lưu từ ranh giới Tân Phú [giáp tỉnh Lâm Đồng] đến Trị An chiều dài 110km, diện tích lưu vực 11.550km2. Do hai bên bờ sông có bãi trải rộng, dộ dốc lòng sông nhỏ thuận lợi cho xây dựng hồ chứa nước. Ở đây đã xây dựng hồ Trị An với dung tích hữu dụng 2,542 tỷ m3 nước.

Phần hạ lưu từ sau đập Trị An đến hết huyện Nhơn Trạch với chiều dài 150km, lòng sông rộng, độ dốc nhỏ. Sông Đồng Nai chịu tác dụng của chế độ bán nhật triều không đều đến thác Trị An. Do ảnh hưởng của thuỷ triều, nước mặn từ biển xâm nhập sâu vào nội địa. Sông Đồng Nai có lượng nước phong phú, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho thành phố Biên Hoà, thành phố Hồ Chí Minh.

    Lưu vực sông Đồng Nai có tiềm năng kinh tế lớn, có điều kiện thuận lợi về phát triển thủy lợi. Đây là vùng trồng cao su rất thích hợp và có diện tích trồng cao su lớn nhất của nước ta. Trên lưu vực cũng có những nông trường lớn trồng chè, cà phê, những trung tâm công nghiệp, khu nghỉ mát, v.v... Nguồn thủy năng tiềm tàng tính đến Trị An có thể đạt tới trên 31 tỷ kW/h, ứng với lưu lượng nước bình quân năm khoảng 553m3/s. Còn sông Bé có lưu lượng nước bình quân năm khoảng 389m3/s cho một nguồn thủy năng tiềm tàng trên 9 tỷ kWh.

Được biết đến là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, sông Đồng Nai được kỳ vọng là nơi cung cấp nguồn lợi về về thủy điện, kinh tế, du lịch giúp nâng cao đời sống tinh thần cho người dân địa phương. 

Sông Đồng Nai có độ dài 586 km, chảy qua 6 tỉnh thành phố là Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là con sông nội địa dài nhất Việt Nam và có lưu vực lớn thứ hai trong khu vực Nam Bộ sau sông Cửu Long.

Mục lục

Sông Đồng Nai ở đâu?

Sông bắt nguồn từ phía Bắc cao nguyên Langbiang, nằm ở phía nam dãy Trường Sơn với độ cao các đỉnh núi đầu nguồn đạt tới 2.000m. Thượng nguồn của sông Đồng Nai là sông Đa Dâng [Lâm Đồng]. Sau đó, sông sẽ đổ vào biển Đông tại khu vực huyện Cần Giờ [Hồ Chí Minh]. Các nhánh phụ lưu chính của sông Đồng Nai có thể kể đến là sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đa Hoài và sông Vàm Cỏ.

Các nhánh sông này đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người Nam Bộ. Những nơi sông Đồng Nai chảy qua đều có các cảng sông lớn, giúp cho nền kinh tế phát triển.

Đặc điểm của sông Đồng Nai

Sông Đồng Nai là dòng sông với rất khúc uốn quanh co. Chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam ở phần thượng lưu và hướng Đông Bắc – Tây Nam ở khu vực trung lưu và hạ lưu. Sông Đồng Nai có tới 253 nhánh sông suối phụ lưu có chiều dài lớn hơn 10km. Với hệ thống sông ngòi chằng chịt đó, sông Đồng Nai có tổng lượng dòng chảy đạt tới 31 tỷ m3; diện tích lưu vực sông lên đến 40 nghìn km2 với lưu lượng bình quân đạt 982m3/s. Hệ thống sông là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho thành phố Biên Hòa và khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Trong đó, khu vực trung lưu của sông Đồng Nai [từ Tân Phú, Lâm Đồng tới Trị An] có các bãi bồi trải rộng, lòng sông có độ dốc nhỏ. Đây được đánh giá là khu vực rất  thuận lợi cho các công trình hồ chứa nước và thủy điện phục vụ dân sinh. 

Phần hạ lưu từ sau đập Trị An đến hết huyện Nhơn Trạch có lòng sông rộng, độ dốc nhỏ tuy nhiên lại chịu tình trạng xâm nhập mặn từ biển Đông cùng chế độ bán nhật triều không đều ảnh hưởng từ thác Trị An đem đến nhiều thách thức cho người dân sống 2 bên lưu vực. 

Các công trình thủy điện trên sông Đồng Nai

Với tiềm năng thủy điện vô tận của dòng sông dài nhất khu vực nội địa, đã có hơn 10 công trình thủy điện được vận hành trên sông đồng Nai cùng 2 dự án thủy điện sẽ sớm được triển khai. 

Nổi bật nhất trong số đó là Nhà máy thủy điện Trị An [Đồng Nai]. Thủy điện Trị An là công trình thủy điện có một trong những hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Hồ có mực nước dâng bình thường là 62m, mực nước chết ~50m, mực nước gia cường lên tới 63,9 m. Mỗi năm, thủy điện Trị An cung cấp cho điện lưới quốc gia 1,7 tỷ KWh. Ngoài ra, công trình còn phục vụ đa mục tiêu như đảm bảo nguồn nước sinh hoạt và lượng nước tưới tiêu cho khu vực Nam Bộ; đẩy mặn và điều tiết lũ; phát triển giao thông vận tải và du lịch cho khu vực ven 2 bên bờ sông. 

Đặc biệt, sông Đồng Nai còn nổi bật với hệ thống thủy điện bao gồm Nhà máy thủy điện Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đồng Nai 5 cùng 2 dự án là Nhà máy thủy điện Đồng Nai 6, Đồng Nai 6A sẽ được khởi công trong tương lai. Hệ thống nằm tại nhánh chính của sông Đồng Nai tại khu vực tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông. Với mật độ dày đặc, hệ thống thủy điện Đồng Nai 2,3,4,5 đem lại nguồn điện khổng lồ cho điện lưới quốc gia. 

Ngoài ra, ở các nhánh phụ của sông Đồng Nai không thể không nhắc đến thủy điện Thác Mơ, thủy điện Cần Đơn trên sông Bé, thủy điện Đa Nhim, thủy điện Đại Ninh trên sông Đa Nhim;  thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi trên sông La Ngà.

An toàn thủy điện – Vấn đề được cơ quan chức năng quan tâm nhất hiện nay

Với vai trò quan trọng của mình, các công tác an toàn thủy điện trên sông Đồng Nai được các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm. Theo chỉ thị của chính phủ, 100% các nhà máy thủy điện trên toàn quốc cần gấp rút hoàn thành công tác an toàn thủy điện theo các Thông tư và Nghị định từ chính phủ trước 1/2023 nếu không sẽ đứng trước mức phạt hàng trăm triệu đồng.

Hiện nay, các nhà máy thủy điện trên sông Đồng Nai đang gấp rút hoàn thành công tác lắp đặt các máy móc thiết bị đo đạc tự động 4.0. Với các thiết bị này, nhà máy có thể cập nhật liên tục các chỉ số về lưu lượng dòng, mực nước hạ lưu, lượng mưa,… theo thời gian thực. Số liệu được cập nhật tức thời sẽ cho phép nhà máy thực hiện các công tác phòng tránh kịp lúc trước khi mọi bất thường về thời tiết diễn ra.

Ngoài ra, với công nghệ mới, các nhà máy còn có thể đảm bảo đường truyền trực tiếp dữ liệu về các cơ quan chức năng. Từ đó, các thủy điện đem đến hệ thống thông tin đáng tin cậy cho nhà nước, đáp ứng các yêu cầu từ nhà nước.   

Các nhà máy thủy điện đã mở ra những cơ hội tuyệt vời về giao thông vận tải và du lịch tại khu vực sông Đồng Nai. Với những tiềm năng sẵn có về cảnh quan về hệ động thực vật phong phú, sông Đồng Nai được biết đến với những địa điểm du lịch hoang sơ. Đây được kỳ vọng sẽ là địa điểm phát triển du lịch, mang lại thêm nguồn kinh tế cho người dân hai bên bờ sông.

Nếu có cơ hội tới với sông Đồng Nai, bạn đừng bỏ qua những cảnh quan vô cùng hùng vĩ, đậm chất thơ ở nơi đây. Đặc biệt, hãy ngắm nhìn những công trình thủy điện – minh chứng cho trí tuệ và sức mạnh của người Việt chế ngự thiên nhiên. Chúc bạn sẽ có những kỷ niệm đáng nhớ với dòng sông nội địa dài nhất Việt Nam.

sông Đồng Nai chảy qua bao nhiêu tỉnh?

Sông Đồng Nai chảy qua địa phận của 7 tỉnh, thành: Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. HCM.

sông Đồng Nai đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Đồng Nai dài bao nhiêu km?

Sông này bắt nguồn từ phía bắc cao nguyên Lâm Viên [Lang Biang], phía nam dãy Trường Sơn, độ cao các đỉnh núi đầu nguồn đạt trên 2.000m. Từ nguồn về tới cửa biển Soài Rạp, sông Đồng Nai có chiều dài khoảng 610km, đoạn sông chảy qua địa bàn tỉnh dài 220km [tính đến ngã ba sông Lòng Tàu – Nhà Bè].

sông Đồng Nai có diện tích bao nhiêu?

Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài 586 km [364 dặm] và lưu vực 38.600 km² [14.910 mi²].

sông Đồng Nai dài từ đâu đến đâu?

Sông Đồng Naiđâu? Sông bắt nguồn từ phía Bắc cao nguyên Langbiang, nằm ở phía nam dãy Trường Sơn với độ cao các đỉnh núi đầu nguồn đạt tới 2.000m. Thượng nguồn của sông Đồng Naisông Đa Dâng [Lâm Đồng]. Sau đó, sông sẽ đổ vào biển Đông tại khu vực huyện Cần Giờ [Hồ Chí Minh].

Chủ Đề