Soạn văn 6 Bàn về nhân vật Thánh Gióng

Soạn bài Bàn về nhân vật Thánh Gióng [ngắn nhất]

A. Soạn bài Bàn về nhân vật Thánh Gióng ngắn gọn:

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi [trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

Thánh Gióng là một nhân vật trong truyền thuyết, em ấn tượng với nhân vật này vì sự ra đời kì lạ và những hành động kì lạ, trên hết là tinh thần bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm của Gióng. Ban đầu cậu nuôi mãi không lớn nhưng sau giặc Ân xâm lược, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi xông pha ra trận đánh giặc. Sau khi chiến thắng, Thánh Gióng đã bay về trời và để lại câu chuyện truyền thuyết cho tới tận bây giờ.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu hỏi [trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

Điều đã làm nên sự phi thường của nhân vật Thánh Gióng:

- Sự ra đời khác thường [mẹ mang thai đến 12 tháng, Gióng lên ba vẫn không biết nói cười].

- Tiếng nói đầu tiên là tiếng nói xin đi đánh giặc, cho thấy ý thức và trách nhiệm của một công dân trước vận mệnh dân tộc.

- Thánh Gióng dẹp tan giặc Ân, trả lại mũ áo và bay về trời.

=> Qua sự phi thường của nhân vật Thánh Gióng, tác giả dân gian đồng thời gửi gắm tinh thần ý thức đánh giặc, cứu nước của dân tộc ta.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 [trang 45 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

Tác giả đã nêu ra ý kiến của mình về nhân vật Thánh Gióng được xây dựng rất đặc sắc, vừa là một anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng, vừa là một con người trần thế với những vẻ đẹp giản dị, gần gũi.

Câu 2 [trang 45 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

Ý kiến về nhân vật Thánh Gióng

Lí lẽ

Bằng chứng

Ý kiến 1: Thánh Gióng là một người anh hùng phi thường

- Sự phi thường của nhân vật Gióng thể hiện qua những chỉ tiết về sự thụ thai thần kì của bà mẹ Gióng.

Mẹ Gióng bắt đầu mang thai Gióng sau khi bà ướm thử bàn chân mình vào vết chân lạ, bà mang thai Gióng mười hai tháng mới sinh...

Ý kiến 2: Nhân vật Thánh Gióng thể hiện sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước.

Lực lượng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của dân ta tiềm ẩn trong nhân dân, tương tự như chú bé làng Gióng nằm im không nói, không cười.

- Khi có giặc thủ tiếng gọi áy đã tập hợp, thức tỉnh tất cả các lực lượng tiếm ẩn ấy của dân tộc và làm nên Thánh Gióng.

Câu 3 [trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

- Câu thể hiện lí lẽ là: Quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng giặc ngoại xâm của Gióng đều gắn với những người dân bình dị.

- Câu thể hiện bằng chứng là:

+ Dù có siêu nhiên kì ảo đến đâu, Gióng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ” [dù là mấy tháng], vẫn phải “uống nước, ăn cơm với cà” [dù là mấy nong], vẫn phải mặc quần áo bằng vải của dân làng Phù Đổng [dù là cỡ rộng đến đâu].

+ Và ngay cả ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, của Gióng cũng là do vua Hùng tập hợp những người thợ rèn tài giỏi ở trong nước đúc nên.

Câu 4 [trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

     Văn bản đã thể hiện góc nhìn của tác giả về nhân vật Thánh Gióng. Đây là một tác phẩm văn học dân gian lớn viết về đề tài giữ nước, chống giặc ngoại xâm. Tác phẩm đã xây dựng được hình tượng người anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng và vẻ đẹp bình dị. Thánh gióng hội tụ những đặc điểm phi thường, thể hiện lí tưởng của nhân dân qua sự kiện ra đời, lớn lên và đi đánh giặc. Thánh Gióng đồng thời mang vẻ đẹp của con người trần thế qua thời đại, lai lịch, nguồn gốc xuất thân. Gióng chính là đại diện của những anh hùng, đồng thời thể hiện sức mạnh của nhân dân, lòng nồng nàn yêu nước trong công cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc Việt Nam ta.

Câu 5 [trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

Em đồng ý với ý liến của tác giả, vì ở mỗi góc nhìn khác nhau người đọc có thể cảm nhận, xem xét nhân vật dưới một góc độ khác nhau và hiểu về văn bản một cách sâu sắc hơn. Chính vì vậy, khi tìm hiểu văn bản, chúng ta cần tìm hiểu đồng thời theo nhiều cách để hiểu sâu về văn bản.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Bàn về nhân vật Thánh Gióng:

1. Xuất xứ

Trích từ Bình giảng truyện dân gian, NXB Giáo dục, 2003.

2. Bố cục: 3 đoạn

- Đoạn 1 [Từ đầu … đến "vẻ đẹp giản dị, gần gũi"]: Giới thiệu về tác phẩm và nhân vật Thánh Gióng.

- Đoạn 2 [Tiếp … đến “làm nên Thánh Gióng”]: Phân tích, bình luận, chứng minh vẻ đẹp của nhân vật.

- Đoạn 3 [Đoạn còn lại]: Khẳng định giá trị của nhân vật Thánh Gióng.

3. Thể loại: Văn bản nghị luận.

4. Phương thức biểu đạt: nghị luận.

5. Tóm tắt:

Thánh Gióng là đề tài lớn đầu tiên về truyền thống đánh giặc, giữ nước. Hình ảnh Gióng hiện lên vừa phi thường, lí tưởng vừa giản dị gần gũi. Phi thường ở xuất thân hết sức đặc biệt, đầy kì lạ, mang sức mạnh lý tưởng của người anh hùng dân tộc. Gần gũi giản dị ở chỗ, Gióng có lai lịch, nguồn gốc rõ ràng. Dù là anh hùng Gióng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ” vẫn phải ăn cơm nhân dân nấu, mặc áo nhân dân may, sử dụng ngựa sắt, doi sắt do những những người thợ rèn giỏi nhất làm ra. Có thể nói Thánh Gióng là một biểu tượng văn hóa đẹp đẽ thể hiện sức mạnh và những mơ ước muôn đời của nhân dân ta về người anh hùng. 

6. Giá trị nội dung

Bằng lập luận chặt chẽ, thuyết phục, tác giả đã bàn luận thấu đáo về ý nghĩa và vẻ đẹp của nhân vật Thánh Gióng trong nền văn chương của nước nhà.

7. Giá trị nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục.

- Lời văn giàu hình ảnh.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

* Chuẩn bị đọc

Em đã đọc truyện Thánh Gióng trong bài Lắng nghe lịch sử nước mình hãy chia sẻ với các bạn ấn tượng về nhân vật Thánh Gióng.

- Thánh Gióng là một nhân vật trong truyền thuyết.

- Ban đầu cậu nuôi mãi không lớn nhưng sau giặc Ân xâm lược, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi xông pha ra trận đánh giặc. 

- Sau khi chiến thắng, Thánh Gióng đã bay về trời và để lại câu chuyện truyền thuyết cho tới tận bây giờ.

* Trải nghiệm cùng văn bản

Điều gì đã làm nên sự phi thường của nhân vật Thánh Gióng?

- Là một người anh hùng với sức mạnh phi thường bởi vậy sự ra đời của Thánh Gióng cũng thật khác thường, không phải được mẹ mang thai chín tháng mười ngày mà Gióng được mẹ sinh sau một lần ướm thử vào vết chân lạ, mang thai đến mười hai tháng sau mới hạ sinh Gióng. 

- Không dừng lại ở đó, Gióng sinh ra khôi ngôi, tuấn tú nhưng đã lên ba mà vẫn đặt đâu ngồi đó, không biết nói cũng chẳng biết cười. Có lẽ đây chính là dấu hiệu của một con người phi thường. - Tiếng nói đầu tiên của Gióng cho thấy ý thức và trách nhiệm của một công dân trước vận mệnh dân tộc ấy là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Qua tiếng nói của Gióng các tác giả dân gian đồng thời gửi gắm tinh thần ý thức đánh giặc, cứu nước của dân tộc ta.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Hoàng Tiến Tựu [1933 - 1998]

Quê quán: Thanh Hóa.

Vị trí: Là nhà nghiên cứu hàng đầu về chuyên ngành Văn học dân gian.

2. Tác phẩm

Thể loại: Nghị luận văn học.

Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

Xuất xứ: Trích Bình giảng truyện dân gian [2001].

II. Đọc hiểu văn bản

1. Ý kiến: Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng rất đặc sắc, vừa là một anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng, vừa là một con người trần thế với những vẻ đẹp giản dị, gần gũi.

2. Lí lẽ, bằng chứng

- Lí lẽ 1: Thánh Gióng hội tụ những đặc điểm phi thường, thể hiện lý tưởng của nhân dân về người anh hùng đánh giặc cứu nước.

- Bằng chứng 1: Những chi tiết kì ảo.

+ Thể hiện qua những chi tiết về sự thụ thai thần kì của mẹ Gióng.

+ Sức mạnh của thể lực và tinh thần, ý chí: Nhổ từng bụi tre dằng ngà để truy kích, đánh giặc.

- Lí lẽ 2: Thánh Gióng có cái bình thường của con người trần thế,

- Bằng chứng:

+ Nguồn gốc, lai lịch rõ ràng, cụ thể, xác định.

+ Thể hiện sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước.

3. Khẳng định lại vấn đề: Quá trình phát triển của nhân vật dồi dào ý nghĩa nhân sinh và nên thơ, nên họa.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Bàn về nhân vật Thánh Gióng khẳng định Thánh Gióng được xây dựng đặc sắc, vừa là một anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng, vừa là một con người trần thế với những vẻ đẹp giản dị, gần gũi.

2. Nghệ thuật

Bài văn nghị luận với ý kiến xác đáng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ và bằng chứng xác thực.

* Suy ngẫm và phản hồi

1. Tác giả đã nêu ý kiến gì về nhân vật Thánh Gióng?

Tác giả đã nêu ra ý kiến của mình về nhân vật Thánh Gióng được xây dựng rất đặc sắc, vừa là một anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng, vừa là một con người trần thế với những vẻ đẹp giản dị, gần gũi.

2. Hãy xác định lí lẽ, bằng chứng mà tác giả đưa ra để củng cố ý kiến của mình và điền vào bảng.

- Lí lẽ 1: Thánh Gióng hội tụ những đặc điểm phi thường, thể hiện lý tưởng của nhân dân về người anh hùng đánh giặc cứu nước.

- Bằng chứng 1: Những chi tiết kì ảo.

+ Thể hiện qua những chi tiết về sự thụ thai thần kì của mẹ Gióng.

+ Sức mạnh của thể lực và tinh thần, ý chí: Nhổ từng bụi tre dằng ngà để truy kích, đánh giặc.

- Lí lẽ 2: Thánh Gióng có cái bình thường của con người trần thế,

- Bằng chứng:

+ Nguồn gốc, lai lịch rõ ràng, cụ thể, xác định.

+ Thể hiện sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước.

3. Trong đoạn văn sau, câu nào thê hiện lí lẽ, câu nào thể hiện bằng chứng?

“Quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng giặc ngoại xâm của Gióng đều gắn với những người dân bình dị. Dù có siêu nhiên kì ảo đến đâu, Giỏng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ” [dù là mấy tháng], vẫn phải “uống nước, ăn cơm với cà” [dù là mấy nong], vẫn phải mặc quần áo bằng vải của dân làng Phù Đông [dù là cỡ rộng đến đâu]. Và ngay cả ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, của Gióng cũng là do vua Hùng tập hợp những người thợ rèn tài giỏi ở trong nước đúc nên."

Câu thể hiện lí lẽ là: Quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng giặc ngoại xâm của Gióng đều gắn với những người dân bình dị.

Câu thể hiện bằng chứng là: Dù có siêu nhiên kì ảo đến đâu, Gióng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ” [dù là mấy tháng], vẫn phải “uống nước, ăn cơm với cà” [dù là mấy nong], vẫn phải mặc quần áo bằng vải của dân làng Phù Đổng [dù là cỡ rộng đến đâu]. Và ngay cả ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, của Gióng cũng là do vua Hùng tập hợp những người thợ rèn tài giỏi ở trong nước đúc nên.

4. Hãy tóm tắt nội dung văn bản bằng một đoạn văn [khoảng 150 chữ].

Thánh Gióng là một nhân vật phi thường thể hiện lí tưởng của nhân dân về người anh hùng đánh giặc cứu nước. Điều đó được thể hiện từ sự thụ thai thần kì của mẹ Gióng, ướm thử bàn chân vào vết chân khổng lồ và bà đã mang thai nhưng mười hai tháng sau bà mới sinh ra Gióng. Gióng 3 tuổi vẫn chưa lớn cứ như đứa trẻ một tuổi. Ở Gióng thấy được cả thể lực và ý chí chiến đấu phi thường. Khi chưa có giặc Gióng chỉ là  đứa trẻ nằm im không biết nói, không cười. Khi nghe tiếng gọi của non sông, Gióng lớn nhanh như thổi và cất lời nhận nhiệm vụ, đánh tan giặc Ân. Đánh thắng trận, Gióng đã bay về trời.

5. Có ý kiến cho rằng: Những góc nhìn, cách hiểu khác nhau của tác giả về nhân vật Thánh Gióng giúp chúng ta hiểu văn bản sâu hơn. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Em đồng ý với ý liến của tác giả, vì ở mỗi góc nhìn khác nhau người đọc có thể cảm nhận, xem xét nhân vật dưới một góc độ khác nhau.

Page 2

Em đã có kỹ năng viết bài văn kể lại trải nghiệm của bản thân ở Bài 1 Những trải nghiệm trong đời [Ngữ văn 6 tập 1]. Với bài học này, em sẽ tiếp tục sử dụng những kỹ năng đó để kể lại một trải nghiệm có ý nghĩa đối với đời sống tâm hồn mình và học thêm cách thể hiện cảm xúc đối với sự việc được kể. 

Yêu cầu đối với kiểu bài

- Dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm của bản thân.

- Sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lý.

- Kết hợp kể, tả và thể hiện cảm xúc của người kể đối với sự việc.

- Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

- Bài viết đảm bảo bố cục:

+ Mở bài: Giới thiệu được trải nghiệm.

+ Thân bài: Trình bày diễn biến của sự việc và cảm xúc của bản thân đối với trải nghiệm.

+ Kết bài: Nêu được ý nghĩa của trải nghiệm đối với người viết.

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Trải nghiệm về một chuyến đi.


Hãy nhớ lại đặc điểm bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân và trả lời những câu hỏi dưới đây:

1. Ngôi kể trong bài viết trên là ngôi thứ mấy?

Ngôi kể được sử dụng trong bài viết là ngôi kể thứ nhất.

2. Người viết chia sẻ trải nghiệm gì? Nêu những sự việc chính và chỉ ra trình tự của những sự việc ấy.

Người viết chia sẻ trải nghiệm đi du lịch tại bản Cát Cát cùng gia đình. Những sự việc chính và trình tự của sự việc là:

- Buổi sáng hôm ấy, cả nhà cùng di chuyển từ trung tâm thị trấn Sa Pa đến bản Cát Cát.

- Gia đình có một ngày vui chơi và khám phá bản Cát Cát.

- Chiều lạnh, cả nhà cùng quay trở về.

3. Người viết đã thể hiện cảm xúc bằng những câu văn, chi tiết nào? Từ đó cho biết, chúng ta có thể dùng những cách nào để thê hiện cảm xúc đối với sự việc được kể?

Người viết đã thể hiện cảm xúc qua những câu văn như "Mọi thứ thật lạ lẫm, thú vị.", "Thật là một bản nhạc êm dịu của thiên nhiên.", "Lòng tôi đầy nuối tiếc.".

Từ đó, chúng ta có thể thể hiện cảm xúc đối với sự việc được kể qua những lời cảm thán, hay những lời khen, chê hay lời đầy tiếc nuối.

4. Những trải nghiệm đó có ý nghĩa như thế nào đối với tâm hồn của người viết?

Những trải nghiệm đó có ý nghãi vô cùng to lớn đối với tâm hồn người viết, giúp nguời viết có tâm hồn tươi đẹp hơn, yêu thiên nhiên, con người và đất nước mình hơn.

5. Em học được điều gì từ cách kể về một trải nghiệm của bản thân?

Em học được cách kể về một trải nghiệm của bản thân là kể theo trình tự đan xen các yếu tố miêu tả, bộc lộ cảm xúc cho câu chuyện thêm sinh động.

Đề bài: Viết một bài văn [khoảng 400 chữ] kể lại một trải nghiệm giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn.

Hướng dẫn quy trình viết

Dựa vào những hướng dẫn về quy trình viết đã học trong bài những trải nghiệm trong đời để hoàn thành bài viết.

Để xác định đúng yêu cầu đề bài, em có thể hồi tưởng lại những hoạt động, kỷ niệm giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn. Ví dụ:

- Một chuyến đi đáng nhớ đến vùng đất mới.

- Một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em tham dự.

- Một buổi tham quan, triển lãm nghệ thuật mà em ấn tượng.

- Một hoạt động thiện nguyện, cộng đồng em tham gia.

Sau khi viết xong, em dùng bảng kiểm dưới đây để tự chỉnh sửa bài viết.

Các phần của bài viết

Nội dung kiểm tra

Đạt/ Chưa đạt

Mở bài

- Dùng ngôi thứ nhất để kể.

- Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm.

- Dẫn dắt chuyển,  gợi sự tò mò, hấp dẫn của người đọc.

Thân bài

- Trình bày hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lý,  rõ ràng. 

- Miêu tả chi tiết các sự việc.

- Thể hiện cảm xúc của người tiếp đối với sự việc được kể.

Kết bài

Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

Khi chỉnh sửa bài văn, em lưu ý nêu cụ thể cảm xúc của mình bằng cách trả lời câu hỏi: Tôi đã cảm nhận như thế nào về những sự việc được kể? 

Gợi ý:

Đã bao giờ bạn tự hỏi thành phố và thôn quê khác nhau như thế nào chưa? Trong kì nghỉ hè năm ngoái, tôi đã về quê ngoại chơi, tôi đã có được trải nghiệm đáng nhớ, những bài học mà chỉ có thôn quê dạy cho tôi hiểu. Đối với tôi, đây là kì nghỉ hè đáng nhớ nhất trong kí ức.

Tháng 6, chúng tôi thi hết học kì hai kết thúc năm học vất vả. Tôi lên chuyến xe khách của một bác người quen ở quê ông ngoại nên rất yên tâm [do bố mẹ tôi bận đi công tác] bắt đầu kì nghỉ hè. Những ngày đầu tôi khá xa lạ với cuộc sống ở nơi đây. Mọi người thức dậy rất là sớm để đi làm, ăn cơm cũng rất đúng bữa, tối thì tĩnh lặng không ồn ã như trên thành phố. Nhưng dần tôi cũng làm quen với nó. Thật tuyệt, cuộc sống bình lặng trôi qua như vậy đó!

Hơn một tháng sau, trên những cánh đồng trải dài khắp các làng quê đã đến vụ thu hoạch lúa. Lần đầu tiên, tôi được ngoại cho đi thu gặt lúa cùng. Dưới cái nắng bức oi ả của mùa hè, tất cả mọi người vẫn chăm chỉ gặt lúa, tay ai người nấy gặt nhanh thoăn thoắt, rồi những con bò hì hục kéo lúa về. Trên đồng, mỗi nhà ba bốn người đi gặt gọi nhau í ới, nói chuyện rôm rả, cười đùa để quên đi cái mệt nhọc. Tối hôm ấy về nhà, tôi nằm suy nghĩ, tôi đi gặt mới biết sự mệ nhọc của người nông dân, sự vất vả để có được bát cơm ngon hằng ngày. Nếu cứ ở thành phố mãi, tôi sẽ chẳng bao giờ biết được hạt gạo có được từ đâu.

Gần hết kì nghỉ là lúc tôi phải chuẩn bị quay trở lại thành phố. Bố mẹ tôi đã về quê đón tôi và đã kể cho họ nghe những gì tôi trải qua, cảm nhận về cuộc sống nơi đây. Nó gần gũi, bình dị và ấm áp đến lạ thường.

Kì nghỉ là một trải nghiệm đặc biệt với tôi. Lần đầu tôi được sống trong cuộc sống bình yên đến thế khác xa nơi đô thị phồn hoa. Tôi càng thêm yêu quê hương của mình.

Video liên quan

Chủ Đề