Số tiền thu nhập trung bình của tuổi 19 năm 2024

Một tuần sau, vào tháng 4/2021, Lahijani đã lập tài khoản trên Fiverr. Kể từ đó, Lahijani kiếm được 62.400 USD khi viết hơn 400 câu chuyện về các nhân vật trong trò chơi điện tử Grand Theft Auto.

Trong tháng thứ hai xuất hiện trên nền tảng này, Lahijani kiếm được 9.700 USD. Anh nói: “Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng viết lách có thể giúp tôi kiếm được 10.000 USD một tháng”. Hiện Lahijani đang là sinh viên năm thứ hai tại Đại học Baruch ở New York.

Không giống như các chuyên gia phát triển nhân vật và cốt truyện cho các studio trò chơi điện tử, Lahijani chuyên viết cho nhân vật của người chơi Grand Theft Auto 5 Roleplay, một phiên bản được nhiều người yêu thích. Trong phiên bản này, người chơi sẽ phải nhập câu chuyện về nhân vật để tham gia và chơi với những người dùng cụ thể.

Khách hàng của Lahijani rất đa dạng, từ những ông bố 50 tuổi cho đến những đứa trẻ 15 tuổi. Tuy nhiên, anh không kiếm tiền quanh năm từ công việc này. Thu nhập thêm của anh phụ thuộc vào số giờ làm việc ngoài thời gian học tập trên trường. Lahijani chỉ có thể dành 3-4 giờ mỗi ngày khi vào năm học. Tháng 9 vừa rồi, anh chỉ kiếm được 1.750 USD.

Dưới đây là cách Lahijani lên kế hoạch tăng thu nhập của mình thông qua viết lách.

Viết cốt truyện cho trò chơi điện tử

Tại Đại học Baruch, Lahijani nhận được học bổng toàn phần và theo học thống kê và nghiên cứu định lượng. Lahijani nói rằng kỹ năng viết của anh không nhờ các lớp học tiếng Anh hay sở thích ngoài giờ học.

Thay vào đó, khả năng kể chuyện của anh nhờ vào việc viết và nghe các bài diễn thuyết. Những kinh nghiệm phát biểu trước đám đông dạy anh cách viết những câu dẫn có thể thu hút người nghe bài phát biểu của anh. Những kinh nghiệm đó giờ giúp danh viết những câu mở đầu và kết thúc của câu chuyện về nhân vật trong trò chơi điện tử.

Lahijani cung cấp cho khách hàng 3 gói dịch vụ trên Fiverr, mỗi gói có giá từ 4 USD đến 195 USD. Với gói đắt nhất, dịch vụ sẽ bao gồm một câu chuyện dài 10 trang mà anh mất 1 tuần để viết. Nhưng đó cũng là gói dịch vụ được nhiều người chọn nhất.

Đối với những câu chuyện cao cấp hơn, Lahijani hỏi khách hàng những thông tin cụ thể như tuổi tác, nơi sinh, công việc, điểm mạnh, điểm yếu và mục tiêu tương lai. Lahijani cho biết những thông tin này là không bắt buộc, vì càng ít thông tin thì anh càng có nhiều không gian sáng tạo câu chuyện.

Với mỗi nhân vật, Lahijani tạo ra một sự kiện mà quyết định tính cách của họ, giải thích vì sao họ đến Los Santos – thành phố ảo nơi mà trò chơi diễn ra. Trong thế giới ảo ấy, Lahijani giúp khách hàng của mình nhìn nhận tính cách của nhân vật thông qua các biến cố lớn trong cuộc đời.

Tại sao Lahijani chỉ coi viết lách là nghề phụ?

Các biên kịch toàn thời gian tại các studio trò chơi điện tử kiếm trung bình 56.417 USD/năm. Nếu Lahijani kiếm được tối đa 10.000 USD/tháng, anh sẽ có thu nhập gấp đôi những biên kịch khác.

Phần lớn Lahijani sử dụng số tiền kiếm được cho những việc thiết thực. Anh kể rằng anh đã chi 12.000 USD để mua một chiếc ô tô cũ và dành 6.000 USD vào tài khoản hưu trí Roth IRA.

Thỉnh thoảng, anh cũng dành tiền kiếm được cho bản thân và gia đình. Anh đã dành một khoản tiền để đi du lịch, mua cho mẹ chiếc vòng kim cương trị giá 1.550 USD vào Giáng Sinh năm ngoái.

Lahijani nói rằng anh không có kế hoạch theo đuổi sự nghiệp viết lách sau khi tốt nghiệp. Thay vào đó, anh sẽ chọn ngành liên quan đến tài chính. Nhưng Lahijani vẫn sẽ duy trì việc viết lách như một nghề phụ.

Một khách hàng đã từng đề nghị Lahijani rằng anh có thể viết một cuốn sách dành riêng cho cháu trai của họ trong ngày sinh nhật. Lahijani đã từ chối, nhưng anh nhận ra rằng anh có thể áp dụng kỹ năng viết của mình vào nhiều lĩnh vực khác ngoài trò chơi điện tử.

Lahijani nói: “Tôi chưa bao giờ nhận ra mình có thể viết hay. Giờ tôi nghĩ mình có thể dùng kỹ năng đó để giúp người khác”. Gần đây, Lahijani đã đăng trên Fiverr rằng anh muốn dạy kèm các bạn học sinh trung học kỹ năng viết các bài luận.

[TN&MT] - Tổng cục Thống kê vừa công bố, thu nhập bình quân [TNBQ] 1 người/1 tháng của Việt Nam năm 2020 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng, giảm khoảng 1% so với năm 2019.

Nhóm hộ nghèo nhất chiếm 20% dân số chỉ có mức thu nhập đạt 1,1 triệu đồng/người/tháng. Ảnh minh họa

Đông Nam Bộ có TNBQ cao nhất

Bình quân mỗi năm trong thời kỳ 2016-2020, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chung cả nước tăng bình quân 8,2%. TNBQ 1 người 1 tháng năm 2020 ở khu vực thành thị đạt 5,6 triệu đồng, cao gấp gần 1,6 lần khu vực nông thôn [3,5 triệu đồng].

Nhóm hộ giàu nhất [nhóm gồm 20% dân số giàu nhất – nhóm 5] có TNBQ 1 người 1 tháng năm 2020 đạt 9,1 triệu đồng, cao gấp hơn 8 lần so với nhóm hộ nghèo nhất [nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất – nhóm 1], với mức thu nhập đạt 1,1 triệu đồng. Vùng có TNBQ đầu người cao nhất là vùng Đông Nam Bộ [6,0 triệu đồng 1 người 1 tháng], cao gấp 2,2 lần vùng có TNBQ đầu người thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc [2,7 triệu đồng 1 người 1 tháng].

Cũng theo kết quả khảo sát, trong tổng thu nhập năm 2020, tỷ trọng thu từ tiền lương, tiền công chiếm 55,4%, thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 11,2%, thu từ hoạt động tự làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 22,9%, thu khác chiếm 10,5%.

Cơ cấu thu nhập qua các năm đã có sự chuyển biến theo hướng tiến bộ hơn, trong đó tỷ trọng thu từ tiền lương, tiền công ngày càng tăng, ngược lại tỷ trọng thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ngày càng giảm, kết quả này phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu trong việc làm.

Về chi tiêu hộ gia đình, năm 2020 chi tiêu bình quân hộ gia đình cả nước là 2,89 triệu đồng/người/tháng, tăng 13% so với 2018. Năm 2020 là một năm người dân bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, có thể thấy rằng chi tiêu năm này tăng chậm hơn so với thời kỳ trước [chi tiêu bình quân năm 2018 tăng 18% so với 2016].

Đồ họa: TCTK

Các hộ gia đình thành thị có mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng xấp xỉ 3,8 triệu đồng, trong khi các hộ nông thôn chỉ ở mức 2,4 triệu đồng, chênh lệch giữa hai khu vực là 1,6 lần. Vùng Đông Nam Bộ luôn đứng đầu cả nước với mức chi tiêu hộ gia đình cao nhất [hơn 3,9 triệu đồng/người/tháng]. Vùng Trung du miền núi phía Bắc có mức chi thấp nhất [tương đương 2,1 triệu đồng/người/tháng].

Chi đời sống chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình. Năm 2020 chi cho đời sống bình quân một người một tháng là 2,7 triệu đồng [chiếm tới 93% trong tổng chi tiêu hộ gia đình], trong đó chi cho ăn uống bình quân đầu người một tháng xấp xỉ 1,35 triệu đồng và không phải ăn uống hút là xấp xỉ 1,37 triệu đồng.

Sự bất bình đẳng trong chi tiêu bình quân đầu người một tháng quan sát được giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất, lên tới 3,5 lần năm 2020, với chi bình quân đầu người một tháng ở các hộ nhóm 5 hơn 4,6 triệu đồng/người/tháng so với gần 1,4 triệu đồng/người/tháng ở các hộ thuộc nhóm 1.

97,4% hộ gia đình được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

Khảo sát của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2020, chất lượng nguồn nước sinh hoạt của hộ gia đình được nâng cao một cách rõ rệt. Tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh năm 2020 là 97,4%, tăng 6,9 điểm phần trăm so với năm 2010, trong đó, tỷ lệ này tăng nhanh ở khu vực nông thôn [năm 2020 tăng 8,8 điểm phần trăm so với năm 2010] và tăng nhanh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long [15,9 điểm phần trăm], Tây Nguyên [13,9 điểm phần trăm] và Trung du và miền núi phía Bắc [9,7 điểm phần trăm].

Sử dụng điện sinh hoạt cũng là một trong số các chiều quan trọng phản ánh đời sống cư dân. Ở nước ta, việc đưa điện lưới quốc gia đến từng hộ gia đình, vùng miền ở mức rất cao, năm 2020, tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt đạt 99,5%, trong đó gần như không có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực thành thị – nông thôn và giữa các vùng miền, địa phương. Thực tế số liệu cho thấy tại nhiều địa phương, tỷ lệ này đã đạt 100% từ nhiều năm qua.

Nhân khẩu bình quân 1 hộ năm 2020 là 3,6 người/hộ. Nhân khẩu bình quân của hộ nghèo cao hơn hộ giàu. Theo kết quả khảo sát, nhân khẩu bình quân 1 hộ của nhóm hộ nghèo nhất [nhóm 1] là 4 người, cao gấp hơn 1,2 lần so với nhóm hộ giàu nhất [nhóm 5].

Theo kết quả khảo sát, năm 2020, có 14,9% dân số từ 15 tuổi trở lên không có bằng cấp hoặc chưa bao giờ đến trường, giảm 2 điểm phần trăm so với năm 2018; 20,1% tốt nghiệp tiểu học; 28,5% tốt nghiệp THCS; 17,2% tốt nghiệp THPT; 19,3% có bằng cấp nghề hoặc cao đẳng, đại học trở lên.

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường hoặc không có bằng cấp của nhóm hộ nghèo nhất là 33,3%, gấp 5,1 lần so với nhóm hộ giàu nhất; của nữ giới là 18,0%, gấp 1,6 lần so với của nam giới. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cao đẳng, đại học và trên đại học cũng có khoảng cách đáng kể giữa hai nhóm hộ nghèo nhất và nhóm hộ giàu nhất [1,6% so với 28,5%].

Tỷ lệ đi học đúng tuổi các cấp có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt ở cấp trung học phổ thông. Xu hướng này cho thấy giáo dục đang được nâng cao, hướng tới phổ cập trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Khảo sát mức sống dân cư năm được tiến hành theo Quyết định số 1261/QĐ-TCTK ngày 19/8/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, nhằm thu thập thông tin để tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu thống kê quốc gia về mức sống hộ dân cư, đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê cho các cấp, các ngành để đánh giá mức sống, tình trạng nghèo đói và phân hoá giàu nghèo của dân cư theo hướng tiếp cận đa chiều. Khảo sát được tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm 46.995 hộ đại diện cho toàn quốc, khu vực thành thị, nông thôn, 6 vùng địa lý, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Chủ Đề