So sánh thì nhìn lên lê doãn hợp

Nhà cách mạng Nguyễn Thái Học có câu nói nổi tiếng trước khi hy sinh vì nghĩa lớn: “Không thành công cũng thành nhân”. Nhưng với Tiến sĩ Lê Doãn Hợp, theo tôi, thì người này đã thành công và thành nhân cùng lúc, như là thế “song kiếm hợp bích”.

Không quá tam ba bận...

Tôi gặp Tiến sĩ Lê Doãn Hợp lần đầu nhân dịp kỷ niệm 60 năm Báo Văn hóa được tổ chức trọng thể tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, năm 2017. Trong phòng khánh tiết, chúng tôi là khách mời, ngồi cùng thưởng trà ngon và nói chuyện thời cuộc, văn hóa, quê hương xứ Nghệ, đặc biệt về sách [qua câu chuyện tôi biết ông đọc nhiều, khi nghỉ hưu trong tủ sách riêng có đến gần 5 tấn sách đã được đem tặng các thư viện cộng đồng ở nhiều địa phương trong cả nước]. Tôi có cảm giác giữa tôi và ông có tình cảm đồng hương thân thiện dù tôi chính gốc người làng Tùng Ảnh, huyện Đức thọThọ, tỉnh Hà Tĩnh. Còn ông nguyên quán xã Nghi Liên, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An].

TS.Lê Doãn Hợp [nguồn: Nghệ An 24h]

Câu chuyện của chúng tôi bình đẳng vì cùng thế hệ [ông sinh năm Canh Dần, hơn tôi một tuổi], bình đẳng vì tình người và tư cách công dân, bình đẳng văn hóa [không lăn tăn về địa vị xã hội, dẫu ông từng là Bí thư Tỉnh ủy/Chủ tịch tỉnh/ Bộ trưởng, còn tôi là dân thường như cổ nhân nói “quan nhất thời dân vạn đại”].

Bẵng đi mấy năm, cuối năm 2021, chúng tôi lại có cơ duyên gặp nhau lần thứ hai tại tòa soạn Thời báo Văn học nghệ thuật [Cơ quan ngôn luận của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam]. Lần đó, tờ báo mới ra đời chưa đầy hai tuổi đứng ra tổ chức trao “Bằng xác lập kỷ lục” cho Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng [nguyên giảng viên Triết học, Trường Đại học KHXH& NV, ĐHQG Hà Nội]. Lần đầu tôi nghe Tiến sĩ Lê Doãn Hợp [Chủ tịch Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam] nói trước cử tọa đông người. Ông nói ngắn gọn, khoan thai, giản dị, súc tích và có dư vị khác hẳn lối nói “có cánh” [lời nhiều ý ít] của một vài quan chức đồng cấp mà tôi đã từng nghe.

Cổ nhân nói “tam ba bận” là đúng. Lần thứ ba, là tiếp xúc với Tiến sĩ Lê Doãn Hợp qua sách Cho và nhận. Bài học cuộc đời. Theo nghề nghiệp giảng dạy và nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại ở bậc đại học, hơn 40 năm qua tôi đã đọc rất nhiều sách. Từ độ nghỉ hưu, tôi chuyển sang đọc và viết về văn hóa - văn học. Nghĩa là đọc sách, nói chung và sách văn học nói riêng qua lăng kính văn hóa, từ phương diện/góc độ văn hóa. Đọc xong Cho và nhận. Bài học cuộc đời của Tiến sĩ Lê Doãn Hợp, tôi nhận ra một hàm lượng văn hóa của cuốn sách đẹp cả về nội dung, cả hình thức. Nhận ra sự đồng cảm, có nhiều tri âm tri kỷ với từng con chữ trên từng trang sách.

Tiếp theo cuốn sách “ Lê Doãn Hợp-100 điều đúc rút từ thực tiễn” và tập thơ “Tháng năm còn mãi” [ Xuất bản năm 2015] rồi “Dấu ấn thời gian”, “Cung đường hạnh phúc” xuất bản cuối năm 2017 được độc giả hứng thú đón nhận, vừa qua, TS Lê Doãn Hợp tiếp tục cho ra mắt cuốn sách ảnh “Khoảnh khắc thời gian”. Mục đích ra đời của cuốn sách ảnh lần này như chính lời bộc bạch của tác giả trong Lời mở đầu: "Nhiều người khuyên tôi nên xuất bản thêm một cuốn sách ảnh để có cơ hội cho những người quý mến mình, thể hiện tấm lòng với mình… Đây là cuốn sách ảnh đón nhận tình cảm của mọi người dành cho mình, cũng là một phần giá trị đích thực của tôi trong lòng mọi người…".

Cuốn sách ảnh khá phong phú, bởi không chỉ đơn thuần là một “album ảnh” với những chú thích thông thường mà là sự lồng ghép một cách sáng tạo để chứng minh “ Khoảnh khắc thời gian” mà tác giả đã sống và trải nghiệm, đã suy nghĩ và hành động cũng như nhận xét của bạn bè, đồng nghiệp, đồng đội, đồng hương về những giá trị đích thực đối với tác giả.

Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp và Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

Cuốn sách ảnh được in trang trọng với nhiều tư liệu quý, gồm 8 chương: chương 1 “Tôi trong chúng ta”, chương 2 “ Quân đội” [ trước năm 1975], chương 3 “Địa phương” [1976-2005], chương 4 “Trung ương” [2005-2021], chương 5 “Nghỉ hưu” [2012 đến nay], chương 6 “Gia đình và cội nguồn”, chương 7 "Bạn bè và đồng đội” và chương 8 “Bài viết và tham luận”.

Có thể nói cuốn sách ảnh đã mang đến cho người xem một một sự hứng khởi và cuốn hút. Độc giả thấy mình học được nhiều điều bổ ích ở sách bởi những phát ngôn ấn tượng, vừa dí dỏm, sâu sắc lại phù hợp với thực tiễn "Một người có văn hóa là một người hội đủ 03 điều kiện: Mới gặp thì ngại, nói chuyện thì khoái, chia tay mong ngày gặp lại; Xuất hiện ở đâu cũng làm cho mọi người dễ chịu; Luôn sống bằng thành quả lao động chính đáng của mình”… Đặc biệt tác giả thường tổng kết bằng các từ ngắn gọn như: “Thời đại ngày nay là thời đại 4 chữ T gồm thông tin, trí tuệ, thương hiệu và từ thiện” hoặc “trách nhiệm cao nhất của một công dân là lo tròn ba chữ Tổ: Tổ ấm [gia đình] Tổ tiên và Tổ quốc”.

Khi nói về đạo quan hệ cấp trên cấp dưới, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp cho rằng: "Khi cấp trên không chuẩn thì cấp dưới tìm một chỗ đứng an lành rất khó, không làm theo cấp trên không mất chức thì cũng chẳng yên thân mà làm theo cấp trên thì hậu quả khó lường”. Hoặc tác giả ví von rất sâu sắc về môi trường sống và làm việc "Ao nước tù đọng thì sinh ra con cá màu đen, chúng ta bắt hết cá màu để thay thế bằng cá màu trắng, thì ba tháng sau cá màu trắng cũng chuyển thành cá màu đen; cái chính là khử màu, lọc nước thì cá màu đen cũng sẽ chuyển dần thành cá màu trắng”. Bàn về đạo đức của người cán bộ, tác giả viết: "Nếu có khát vọng lo cho muôn nhà thì phấn đấu làm quan, còn định chỉ lo cho một nhà thì tốt nhất là làm dân”, "làm quan mà lo cho một nhà thì sớm muộn cũng sa lưới pháp luật”.

Những phát ngôn ấn tượng của tác giả đã nói lên quan điểm và lẽ sống của chính ông - đó là nhân cách của nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp mà phần “tôi trong chúng ta” thể hiện rõ nhất. Những nhận xét của lãnh đạo Đảng, Nhà nước của bạn bè, đồng nghiệp, đồng đội, đồng hương hay của các doanh nghiệp… khi nói về nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp thật trân trọng và gần gũi. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhận xét: “Lê Doãn Hợp là một cán bộ luôn phát huy truyền thống và phẩm chất của người lính trên chiến trường “Miền đông gian lao và anh dũng”; Một cựu chiến binh gương mẫu; một người con quê hương Xô Viết anh hùng, quê hương của Bác Hồ kính yêu”.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc viết: “Anh Lê Doãn Hợp là một Bí thư tỉnh ủy có phong cách giản dị của một người xứ Nghệ, quyết liệt, thẳng thắn, dám nghĩ, dám làm, không lùi bước trước khó khăn. Anh còn là vị Bộ trưởng có tầm nhìn để lại nhiều dấu ấn đối với ngành Thông tin và Truyền thông, một đại biểu Quốc hội với nhiều câu nói mang tính tổng kết thực tiễn, khái quát cao”.

Ảnh ông Lê Doãn Hợp và đồng đội sư đoàn 5[ người ngồi giữa]

Với Sư đoàn 5, ông Lê Doãn Hợp cũng đã để lại trong lòng đồng đội những ký ức về người lính dũng cảm nghĩa tình. Ông Nguyễn Thanh Truyền, trưởng ban liên lạc "Hội bạn chiến đấu Sư đoàn 5" của các tỉnh phía Bắc nhận xét: “Anh Lê Doãn Hợp là người bình dị, gần gũi, tình cảm với anh em, đồng chí, đồng đội, giữ được bản chất của người lính. Anh luôn lắng nghe và thấu hiểu, giúp đỡ và cùng anh em cựu chiến binh Sư đoàn 5 làm được nhiều việc có ích, giải quyết được một phần cho đồng đội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”.

Đối với đồng nghiệp, nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp như người anh, người chú trong gia đình luôn thể hiện tình cảm và trách nhiệm. Có 37 bài viết được in trong sách đã nói lên điều đó. Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn viết: "Anh Hợp là một con người gần gũi và dễ chịu, một con người của công việc. Anh không bao giờ áp đặt quan điểm của mình cho ai mà luôn tôn trọng ý kiến của mọi người, biết lắng nghe, biết tranh luận để tạo sự đồng thuận. Anh không ngại điều chỉnh, thay đổi ý kiến, quyết định của mình khi nhận thấy những điều anh em góp ý là có lý, có tình”.

TS Lê Doãn Hợp nói về đạo đức của người cán bộ

Có thể nói cuốn sách đã khái quát được gần như toàn bộ cuộc đời hoạt động của tác giả kể từ khi còn là người lính đến khi là cán bộ lãnh đạo ở địa phương ra Trung ương, cũng như nhân cách của một người con xứ Nghệ dí dỏm thông minh, năng động và mẫu mực. Qua những bức ảnh, những suy nghĩ của tác giả đã toát lên rằng anh là người con hiếu thảo, người chồng có trách nhiệm và là người cha, người ông đáng kính.

Với tôi, một thời may mắn được sống và làm việc bên anh Lê Doãn Hợp khi đọc cuốn sách ảnh do anh ký tặng, tôi thấy mình không thể không viết bài báo để giới thiệu tác phẩm giá trị này đến với độc giả. Và tôi cũng xin mạo muội bắt chước anh tổng kết mấy chữ như sau: "Anh Lê Doãn Hợp là người có trí tuệ mà không tự mãn, người thức thời mà không tham, người làm quan mà không quan cách".

Chủ Đề