So sánh thành ngữ và cách nói thông thường

Trang chủ » KHOA HỌC XÃ HỘI » Thành Ngữ Là Gì? “Phân Biệt” Giữa Thành Ngữ Và Tục Ngữ

Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam thì 2 khái niệm dễ bị nhầm lẫn về ý nghĩa và cách dùng là thành ngữ và tục ngữ. Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu thành ngữ là gì, điểm khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ.

Thành ngữ là gì?

Có nhiều định nghĩa, khái niệm hoặc nhận xét về thành ngữ, và mình sẽ tổng hợp những định nghĩa chuẩn nhất gồm:

Thành ngữ là cụm từ hoặc câu đơn, kép khi tách đôi chúng ra, nó sẽ không có nghĩa hoặc thiếu nghĩa. Nó là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó.

Hay thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…

Thành ngữ thường có nghĩa nói về các khái niệm, nhận xét mang nghĩa tổng quát.

Ví dụ thành ngữ

“Cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa”.

“ Đứng núi này trông núi nọ”.

“ Mưa to gió lớn”.

“ Ngày lành tháng tốt”.

Phân loại thành ngữ

Tuỳ vào mục đích sử dụng, định nghĩa mà thành ngữ được chia thành nhiều loại. Cụ thể:

1. Theo nguồn gốc:

  • Thành ngữ thuần Việt: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Có mới nới cũ”

Ví dụ:

“Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai” : Tai họa không chỉ đến một lần, phúc thì không đến lần thứ hai.

“Nhàn cư vi bất thiện”: Nhàn rỗi dễ làm việc không tốt.

2. Theo thủ pháp tu từ: 

  • Thành ngữ có cấu trúc cú pháp được từ vựng hoá, đa phần là các đoản ngữ dùng để so sánh.

“Ăn như mèo”.

“Béo như lợn”.

  • Thành ngữ có cấu trúc kết hợp phi logic về mặt trật tự các từ ngữ.

“Cao chạy xa bay”

“Qua cầu rút ván”

  • Thành ngữ có cấu trúc đan xen giữa các yếu tố trong hai tổ hợp song tiết để chỉ về bề sâu của ngữ nghĩa.

“Ăn sung mặc sướng”

“Đầu trộm đuôi cướp”

3. Theo số lượng từ:  thành ngữ cũng có thể chia thành các loại 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ….

“Bạc như vôi”. “Câm như hến”.

“Ra môn ra khoai”.

“Bụt chùa nhà không thiêng”.

Điểm khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ

Có nhiều tranh luận khác nhau giữa 2 khái niệm này, vì giữa chúng có nhiều điểm tương đồng và trong nhiều trường hợp khó phân biệt chính xác được.

Điểm chung giữa thành ngữ và tục ngữ

  • Có phần giống nhau về hình thức cấu tạo là từ, có thể là từ đơn, từ ghép hoặc từ phức. 
  • Đều là những tổ hợp từ cố định, kết hợp với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ, có thể có vần điệu và đối xứng nhau.
  • Có ý nghĩa để giáo dục, dạy cách làm người.

Điểm khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ

  • Với câu kép thì thành ngữ nếu tách riêng ra thì mỗi câu không có nghĩa cụ thể, phải đi chung với nhau. Còn tục ngữ mỗi câu đơn trong câu kép đều có nghĩa cụ thể. 
  • Thành ngữ có thể là tục ngữ, còn tục ngữ không thể xem là thành ngữ được.
  • Thành ngữ là những cụm từ cố định còn tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, xúc tích.
  • Tục ngữ là một câu đơn, kép hoàn thành, còn thành ngữ có thể là 1 cụm từ, nhiều thành ngữ không phải là câu hoàn chỉnh. Ví dụ thành ngữ “Anh hùng rơm”, tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
  • Thành ngữ là các khái niệm, có nghĩa chung, có thể hơi mơ hồ và suy ra nhiều nghĩa khác nhau. Tục ngữ có nghĩa tổng quát, phong tục, kinh nghiệm, lời khuyên, bài học được đúc kết từ nhiều thế hệ cha ông.

Xem thêm: Tục ngữ về con người và xã hội 

Kết luận: Cả thành ngữ và tục ngữ đều mang ý nghĩa giáo dục, những lời khuyên,bài học bổ ích. Tuy nhiên tùy hoàn cảnh, câu chuyện mà ta nên lựa chọn loại nào để phù hợp với câu chuyện nhất.

Xem thêm các bài viết hữu ích tại Thuvienkhoahoc.net bạn nhé!

Skip to content

Trong quá trình học tập và nghiên cứu có rất nhiều người gặp khó khăn trong việc phân biệt tục ngữ và thành ngữ. Chính vì thế cho nên hôm nay khacnhaugiua.vn sẽ có bài so sánh chi tiết để giúp các bạn có thể nắm được sự khác biệt của hai khái niệm này và sử dụng chính xác trong ngôn ngữ nói và viết. 

I. Điểm giống nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ

Tục ngữ, thành ngữ đều đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt. Nó đều có thành phần cấu tạo là từ, có thể là từ đơn, từ kép hoặc là từ phức. 

Tục ngữ, thành ngữ đều chứa đựng cũng như phản ánh các tri thức, kiến thức của nhân dân về những hiện tượng, sự vật tồn tại của thế giới khách quan. Từ đó, mang lại ý nghĩa giáo dục, truyền đạt kinh nghiệm, dạy cách làm người, sống tốt…

Kho tàng thành ngữ và tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú, được truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác. 

Thành ngữ, tục ngữ đều hướng tới những điều tốt đẹp

II. Sự khác nhau giữa tục ngữ, thành ngữ

1. Về khái niệm 

Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học – Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 1977 thì ta có thể hiểu khái niệm tục ngữ, thành ngữ như sau:

“Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân.”

 “Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó”.

2. Về hình thức

Thành ngữ và tục ngữ có sự khác nhau về hình thức cơ bản, thành ngữ là các cụm từ cố định còn tục ngữ là một câu ngắn gọn và có hoàn chỉnh về cấu tạo ngữ pháp. Vì thế cho nên người ta thường dùng “câu tục ngữ” nhưng không dùng “câu thành ngữ” là vì lý do như vậy. 

3. Về nội dung

Về nội dung biểu thị thì thành ngữ chưa diễn đạt được một ý trọn vẹn mà chỉ đang đề cập đến như một khái niệm. Nó thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học cho nên thường dùng làm thành phần để tạo câu hoặc chèn thêm vào trong các câu nói. 

Khác với thành ngữ thì mỗi câu tục ngữ đã diễn đạt được một ý, nội dung trọn vẹn hoàn chỉnh. Nó có thể là lời một lời nhận xét, đánh giá, một kinh nghiệm sống hoặc là lời khuyên ngăn của người đi trước… Tục ngữ thuộc lĩnh vực văn học và được dùng một cách độc lập.

4. Phân loại và ví dụ cụ thể

4.1 Phân loại thành ngữ

Người ta thường dựa vào 3 tiêu chí về nguồn gốc, thủ pháp tu từ và số lượng từ để phân chia thành ngữ. 

Theo nguồn gốc

– Thành ngữ thuần Việt: Buôn thúng bán mẹt; Ăn cháo đá bát…

– Thành ngữ Hán Việt: Khẩu phật tâm xà; Độc nhất vô nhị; Đơn thương độc mã…

Thành ngữ Hán Việt đa dạng về ý nghĩa

Theo thủ pháp tu từ

– Thành ngữ so sánh: Nhát như thỏ đế; Bình chân như vại…

– Thành ngữ ẩn dụ: Ruột để ngoài da; Rán sành ra mỡ; Qua cầu rút ván…

– Thành ngữ đối ngẫu: Cao chạy xa bay; Lên bờ xuống ruộng…

Theo số lượng từ: 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ…

– Thành ngữ 3 chữ: Thẳng ruột ngựa; Cau phơi tái…

– Thành ngữ 4 chữ: Cá mè một lứa; Một nắng hai sương; Ăn trắng mặc trơn; …

4.2 Phân loại tục ngữ

Tục ngữ được chia thành 3 loại khác nhau, thể hiện mong muốn và ý nghĩa mà nó muốn hướng tới. 

• Tục ngữ phản ánh các kinh nghiệm về lao động sản xuất: Tốt giếng tốt má, tốt mạ tốt lúa; Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Con trâu là đầu cơ nghiệp…

Tục ngữ về lao động sản xuất được áp dụng cho tới ngày nay

Tục ngữ ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội: Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi; Cờ bay Sơn Đồng, ngựa lồng Chương Dương…

• Tục ngữ thể hiện triết lý dân gian của dân tộc: Một mặt người hơn mười mặt của; Có công mài sắt có ngày nên kim; Bệnh quỷ thuốc tiên…

Tục ngữ thể hiện triết lý dân gian

III. Tóm gọn sự khác nhau tục ngữ và thành ngữ

Để dễ dàng hình dung và so sánh về sự khác nhau của tục ngữ, thành ngữ, bạn đọc có thể theo dõi bảng tóm tắt dưới đây. 

ĐẶC ĐIỂMTỤC NGỮTHÀNH NGỮ
Hình thứcCâu ngắn gọn và hoàn chỉnh.Đa số thành ngữ là cụm từ cố định. 
Nội dung Diễn đạt một ý nghĩa trọn vẹn, là một lời đánh giá, nhận xét, khuyên ngăn, răn dạy…Chưa diễn đạt ý trọn vẹn, dùng như một khái niệm
Thuộc lĩnh vựcTục ngữ thuộc lĩnh vực văn học.Thành ngữ thuộc vào lĩnh vực ngôn ngữ học.
Dùng trong câuĐược dùng độc lập.Dùng để tạo câu, chèn thêm vào câu.
Bảng 1 – Bảng phân biệt tục ngữ, thành ngữ

Hy vọng qua bài viết của khacnhaugiua.vn thì bạn đọc đã biết cách phân biệt được tục ngữ, thành ngữ để không bị nhầm lẫn trong quá trình nói và viết. Sử dụng đúng thành ngữ, tục ngữ cũng là cách để biểu hiện lòng tự hào dân tộc, lòng tự hào ngôn ngữ mẹ đẻ của mỗi người. 

Video liên quan

Chủ Đề