So sánh snapdragon 617 vs 801

Comparisons 11-03-2021 Well, which processor or chip is better? Detailed comparison data of benchmarks Qualcomm Snapdragon 617 MSM8952 vs Qualcomm Snapdragon 801 MSM8974AC, speed testing of GPUs Adreno 330 and Adreno 405. This performance comparison includes two processors: Snapdragon 617 MSM8952 is octa-core [ARM Cortex-A53] and Snapdragon 801 MSM8974AC is quad-core [Krait 400]. Both processors went through battery life test and power consumption test. A thorough analysis of all the technical characteristics of the CPUs, to make it easier to read, is summarized in the table. From the comparison video, you can get the results of joint benchmarking in special test applications such as AnTuTu 8, Mozilla Kraken, Quadrant, PassMark, WebXPRT 3, GeekBench 6, 5, PCMark, Vellamo, 3DMark, GFXBench, Octane V2, Neocore, even the gaming performance of chips in Minecraft Bedrock, Real Racing 3, Mortal Kombat, Sniper 3D, PUBG, Garena Free Fire - The Cobra, Call of Duty: Mobile, Fortnite etc. After reading the results these benchmarks and videos, you already be able to figure out which CPU is better to buy Snapdragon 617 MSM8952 or Snapdragon 801 MSM8974AC and which chip is better for gaming: Asphalt 9, Madout2, Need for Speed No Limits, CSR Racing 2.

Summary benchmark results

As a percentage of the maximum value based on a sample from the entire base of all processors CPU Benchmark Based on Antutu and Geekbench scoreSnapdragon 617 MSM89522% Snapdragon 801 MSM8974AC3% Battery life test Power Consumption efficiency [how quickly the processor reduces the battery charge]Snapdragon 617 MSM895223% Snapdragon 801 MSM8974AC19%

Gaming performance Which CPU is better for gaming

Snapdragon 617 MSM89521% Snapdragon 801 MSM8974AC1%

Result: The number of parameters for which Qualcomm Snapdragon 617 MSM8952 is better:

Tuy sắp bị thay thế bởi dòng chip mới SnapDragon 650 và 652 trong phân khúc trung và cao trung trong năm 2016 nhưng số lượng các điện thoại sử dụng SnapDragon 615 và hai biến thế 616, 617 trên thị trường là rất nhiều. Rất có thể 3 con chip này sẽ không biến mất mà chuyển xuống sử dụng ở những dòng máy thấp hơn. Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn hiệu năng thực tế của từng con chip một để chúng ta biết là liệu có xứng đáng bỏ thêm tiền đầu tư thêm máy dùng con chip đời cao hay không.

Lưu ý: Do số lượng máy dùng SnapDragon 617 là không nhiều, và SnapDragon 616 cũng khá ít nên mình cố gắng chọn ra những thiết bị có nhiều điểm chung nhất, đặc biệt là ở các máy chính hãng. 3 thiết bị được chọn trong bài viết này là Oppo R7 Lite dùng SnapDragon 615 với 2GB RAM, Oppo F1 dùng SnapDragon 616 với 3GB RAM và HTC One A9 dùng SnapDragon 617 với 2GB RAM.

Lưu ý: SnapDragon 615 trên R7 Lite được sử dụng xung nhip cao 1.5GHz thay vì tối đa 1.7GHz nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng hơn. Tuy vậy, tốc độ thực tế cũng không quá khác biệt, điểm yếu của 615 chủ yếu là vì xung nhịp của 4 con CPU tốc độ thấp.

SoC: Khi nói đến chip xử lý, đến SnapDragon, đến ATOM, đến Exynos… rất nhiều người nghĩ chúng chỉ đơn thuần là CPU, nhưng thực tế với điện thoại thì nó bao gồm rất nhiều thành phần khác nhau: chip đồ họa GPU, chip xử lý âm thanh, chip điều khiển nguồn, modem LTE, các con chip điều khiển khác…,tất cả đóng gói trên một bảng mạch duy nhất để tạo thành con chip tất cả trong một SoC [System on Chip]. Với các con chip SnapDragon thì modem LTE được tích hợp chung nhưng với một số con chip khác thì modem tách riêng ra.

Tất nhiên, CPU là thành phần quan trọng nhất với một con chip SoC nhưng các thành phần khác cũng quan trọng không kém. Và mỗi con chip SnapDragon 615, 616 hay 617 mà các bạn thấy cũng có những khác biệt rất lớn về các thành phần, linh kiện bên trong.

CPU:

Đầu tiên, là CPU, thành phần quyết định sức mạnh xử lý của máy. Do cùng một thế hệ lớn mà CPU của cả 3 con chip đều có chung nhân Cortex A53 và cách thiết kế, sắp xếp các nhân y hệt nhau, chỉ khác biệt về xung nhịp xử lý. Như các bạn có thể thấy trong việc Qualcomm đặt tên mã, SnapDragon 615 và 616 là version 1 và version 2 của cùng một con chip, chỉ khác xung nhịp CPU trong khi 617 lại được đặt tên mới là MSM8952, vậy tại sao?

Cả 3 con chip SnapDragon 615, 616 và 617 đều dùng 8 nhân Cortex A53, trong đó có 4 nhân chậm hơn và 4 nhân mạnh mẽ hơn theo kiến trúc big.Little của ARM. Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý ở đây là SnapDragon 617 hỗ trợ HMP [heterogeneous multi-processing] cho phép kích hoạt cả 8 nhân cùng lúc khi cần thiết, chính vì vậy mà khi chạy những tác vụ thật sự nặng thì nó sẽ mạnh hơn 2 con chip kia, vốn chỉ kích hoạt từng cụm 4 nhân một. Điều đó là có thể dự đoán được và chắc chắn có thể khẳng định qua những phép thử benchmark.

Tuy nhiên, các phép thử benchmark chỉ thể hiện năng lực tối đa mà một con chip có được về mặt lý thuyết. Còn thực tế, đôi khi phần mềm lại không đủ thông minh để kích hoạt hết năng lực xử lý của chip, vậy nên chúng ta mới cần các bài test ứng dụng ngoài đời để có được câu trả lời rõ ràng.

Nhìn vào xung nhịp, do cả 3 con chip đều cùng nhân, cấu trúc không khác biệt nên có thể dự đoán SnapDragon 616 sẽ có hiệu năng tốt nhất khi chạy các ứng dụng đơn nhân. Trên SnapDragon 617, Qualcomm đã hạ xung nhịp con chip tốc độ cao xuống, có lẽ là cân bằng hơn giữa năng lượng tiêu thụ và hiệu năng. Trong khi đó, SnapDragon 615 không quá yếu khi chạy ứng dụng nhưng lại thua thiệt rõ ràng khi khởi chạy một cái gì đó từ stand by, vì cụm 4 chip tốc độ thấp của nó. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến độ trễ lớn của các máy SnapDragon 615 mà Qualcomm phải nâng cụm xung nhịp yếu từ 1GHz lên 1.2GHz trên 616 và 617 để khắc phục.

Các bài thử về CPU cho thấy SnapDragon 617 mạnh hơn 2 con chip còn lại nhưng vẫn có những trường hợp 616 vượt 617 cho tính chất khác nhau của mỗi bài test. Riêng 615 thì không cần phải bình luận​

Các con chip khác: Chip đồ họa cũng là một điểm ảnh hưởng lớn đến hiệu năng của máy, tuy nhiên cả 3 con chip này đều sử dụng chung Adreno 405 nên không có sự khác biệt lớn về hiệu năng đồ hoa, mà kết quả chủ yếu đến từ những thứ khác: từ bộ xử lý hình ảnh, từ bộ xử lý tín hiệu số, hay từ RAM.

Nhìn vào bảng so sánh, bạn có thể thấy rõ ràng SnapDragon 617 do ra mắt sau nên được hưởng lợi

  • Hỗ trợ RAM mới với xung nhip 933MHz thay vì 800MHz.
  • Hỗ trợ flash cao hơn [eMMC 5.1 so với 4.51]. Tuy nhiên, việc trang bị bộ nhớ nào còn tùy thuộc vào chi phí và mục đích của nhà sản xuất, tương tự với RAM
  • Bộ xử lý hình ảnh ISP kép thay cho ISP đơn
  • Bộ xử lý tín hiệu số mới [DSP] Hexagon 546
  • Dùng modem LTE X8 với tốc độ tải lên/xuống nhanh gấp đôi 2 máy còn lại.
  • Hỗ trợ QuickCharge 3.0 và gói bảo mật Haven trong khi SnapDragon 616 chỉ là QuickCharge 2.0, SnapDragon 615 còn không có gói bảo mật Heaven.

Kết quả:

Kết quả benchmark toàn hệ thống, rõ ràng sức mạnh của SnapDragon 616 trên Oppo F1 không thua nhiều so với SnapDragon 617 trên HTC One A9, một phần cũng vì Oppo F1 có 3GB RAM thay vì 2GB như A9 ở Việt Nam ​

Qua bảng các kết quả benchmark kể trên, các bạn có thể thấy điểm số benchmark của SnapDragon 617 là cao nhất, chứng tỏ ưu thế mà RAM, việc kích hoạt 8 nhân CPU cùng lúc và ISP, DSP tiên tiến hơn mang lại. Tuy nhiên, rõ ràng sự khác biệt của nó với SnapDragon 616 là không hề lớn, nếu không muốn nói là không đáng kể trong rất nhiều người hợp. Thậm chí có những phép thử cho thấy SnapDragon 616 mạnh mẽ hơn 617, một phần nhờ vào xung nhịp cao như đã nói ở trên.

So với SnapDragon 615, thì rõ ràng cả 616 và 617 đều mạnh mẽ hơn rất nhiều, Bạn có thể thấy rõ điều này qua những phép thử trên. Rõ ràng là dù mua máy sử dụng SnapDragon 616 hay 617 thì bạn cũng sẽ an tâm hơn, máy ít trễ và chạy mượt mà hơn so với 615.

Đó là benchmark, phép thử sức mạnh của máy về mặt lý thuyết, còn thực tế thì nó lại là một câu chuyện khác, còn tùy thuộc vào phần mềm dùng để thử cũng như cách nhà sản xuất tối ưu cho thiết bị của họ.

Thử nghiệm thực tế cho thấy HTC One A9 bị chậm hơn hai đối thủ, một phần là vì nó đang chạy Android 6.0 hơi khác nền tảng so với 2 máy 5.1, một phần vì phiên bản bán ở Việt Nam chỉ có 2GB RAM thay vì 3GB RAM. Tuy vậy, độ trễ khi khởi chạy ứng dụng của One A9 vẫn tốt hơn là Oppo R7 lite dùng SnapDragon 615.

Kết luận: Rõ ràng, SnapDragon 617 có một lợi thế rất lớn là hỗ trợ QuickCharge 3.0 và cho phép kích hoạt cả 8 nhân cùng một lúc. Thế nhưng, rõ ràng hiệu năng của nó không thật sự vượt trội so với SnapDragon 616. Cá nhân mình thấy nếu ở mức giá chênh lệch khoảng 1-2 triệu đồng cho hai máy tương đương về mặt cấu hình, chỉ khác chip xử lý thì các máy 617 vẫn chấp nhận được nhưng nếu phải trả thêm nhiều tiền hơn nữa thì sẽ hơi vô lý.

Nếu phải mua một máy thuộc 6-series ở thời điểm này, các máy 616 sẽ hợp lý nhất còn không, bạn hãy chờ 650/652. Có thể ở thời điểm mới ra mắt thì các máy thuộc 6series mới có giá cao, khoảng 10-13 triệu nhưng sau đó thì sẽ giảm xuống, giống như 615 hồi đầu 2015. SnapDragon 650 và 652 là 2 con chip hoàn toàn mới, mạnh mẽ hơn một trời một vực so với SnapDragno 615, thậm chí là tương đương với 810 ở một mặt nào đó.

Chủ Đề