So sánh quân sự đài loan và trung quốc

Khủng hoảng eo biển Đài Loan trong thời gian vừa qua là cơ hội không thể tốt hơn để Trung Quốc kiểm tra tính hiệu quả của công cuộc cải cách quân đội kể từ đầu năm 2016. Đây là cuộc tập trận quy mô lớn nhất của Quân đội Trung Quốc [Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc] kể từ khi tiến hành cuộc đại cải tổ. Cần lưu ý rằng, hoạt động quân sự của Trung Quốc quanh vùng biển Đài Loan thời gian vừa qua mới chỉ thể hiện một phần thực lực của Chiến khu phía Đông của họ. Đó hoàn toàn không phải là toàn bộ sức mạnh của một siêu cường quân sự số 2 của thế giới. Vậy, qua các cuộc tập trận trên “thao trường đặc biệt”, sức mạnh của Quân đội Trung Quốc đã bộc lộ như thế nào?

Một số diễn biến đáng chú ý

Ngày 4 tháng 8, hàng trăm máy bay đa chủng loại của Chiến khu phía Đông đã được điều động tham gia các hoạt động mô phỏng hiệp đồng trinh sát, tấn công đường không và các nhiệm vụ khác. Đồng thời, lực lượng tên lửa của Chiến khu phía Đông đã khai hỏa, tấn công vào các mục tiêu giả định bên phía Đông của đảo Đài Loan, tất cả được báo cáo đều trúng đích với độ chính xác cao theo nguồn tin của Đại tá Thi Nghị – phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Đông.

Lực lượng không quân của Chiến khu đã xuất kích hơn 100 lượt với nhiều chủng loại máy bay chiến đấu cũng như hỗ trợ chiến đấu nhằm thực hiện nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, mô phỏng các cuộc tấn công mặt đất, hỗ trợ và hiệp đồng tác chiến với lực lượng trên biển.

Ngày 5 tháng 8, Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Đông điều động hơn 10 tàu khu trục và tàu hộ tống của Chiến khu thực hiện nhiệm vụ phong tỏa và kiểm soát chung tại các vùng biển xung quanh đảo Đài Loan. Đồng thời, toàn bộ lực lượng tham ra tập trận liên tục tổ chức các cuộc tấn công trên bộ mô phỏng cả ngày lẫn đêm. Trong quá trình tấn công, các lực lượng tiến hành hiệp đồng mô phỏng các hoạt động chống tàu, phòng không và chống ngầm bài bản để bảo vệ đội hình. Một số khinh hạm, xuồng tên lửa cũng như các đơn vị hỏa lực cơ động tiến hành mô phỏng hoạt động truy kích các mục tiêu trên biển và hỗ trợ hoạt động tấn công của toàn lực lượng.

Cũng trong ngày này, có lúc PLA điều động đến 68 máy bay và 13 tàu hoạt động ở eo biển Đài Loan và một phần trong số này đã vượt đường trung tuyến. Có lúc, 49 máy bay gồm 47 chiến đấu cơ các loại J-10, J-11, J-16 và Su-30 cùng 2 máy bay trinh sát trên không Y-8 xâm nhập không phận phía đông đường trung tuyến.

Ngày 6 tháng 8, lực lượng quân sự của Chiến khu phía Đông tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hỗn hợp sát với bối cảnh một cuộc chiến thực tế, họ triển khai một bộ phận thực thi nhiệm vụ mở đường, mô phỏng hoạt động tiêu diệt hỏa lực địch ven bờ và các mục tiêu quan trọng trên biển, đồng thời mở cuộc tấn công mô phỏng vào các lực lượng đồng minh của đối thủ cùng các nhiệm vụ khác…

Các ngày sau đó, các nhiệm vụ vẫn tiếp tục được duy trì thực hiện với nhiều tình huống giả định khác nhau. Tất cả đều có một điểm chung đó là mô phỏng thực tế nhiệm vụ “thu hồi” Đài Loan. Ngày 10 tháng 8, các hoạt động tập trận giảm dần nhưng các lực lượng vẫn duy trì “nhiệm vụ” xung quanh Đài Loan. Ngày 15 tháng 8, Trung Quốc tuyên bố tiếp tục các hoạt động tập trận.

Sức mạnh của PLA được bộc lộ qua các cuộc tập trận

[1] Khả năng sẵn sàng chiến đấu

“Luôn sẵn sàng cho chiến tranh” là khẩu hiệu quen thuộc trong Quân đội Trung Quốc và các hoạt động quân sự hiện tại của nước này đang chứng minh đó không chỉ đơn thuần là một khẩu hiệu.

Mặc dù Tân Hoa xã phát thông tin PLA sẽ tiến hành các hoạt động huấn luyện quân sự quan trọng trên biển cũng như trên không tại 6 vùng xung quanh đảo Đài Loan từ 12h00 ngày 4 tháng 8 năm 2022 đến 12h00 ngày 7 tháng 8 năm 2022 [theo giờ Bắc Kinh]. Tuy nhiên, theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc, các hoạt động quân sự trên thực tế đã được triển khai ngay trong đêm ngày 2 tháng 8, gần như ngay sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi thăm và hạ cánh xuống sân bay Tùng Sơn, Đài Bắc. Nhận mệnh lệnh từ Trung ương, Bộ Chỉ huy Chiến khu phía Đông của PLA đã ngay lập tức phát lệnh cho các đơn vị di chuyển đến địa điểm tập kết đã được định sẵn.

Chỉ trong thời gian ngắn, các lực lượng trực thuộc Chiến khu đã nhanh chóng chuyển cấp độ sẵn sàng chiến đấu lên mức cao nhất, thời gian triển khai lực lượng đảm bảo theo đúng thời gian quy định. Và ngay ngày hôm sau, các hoạt động diễn tập bắt đầu được thực hiện với cường độ cao. Một cựu đại tá hải quân Mỹ, từng giữ vị trí then chốt về tình báo quân sự của nước này ở Thái Bình Dương, cho rằng “Không thể lên kế hoạch cho một cuộc tập trận với quy mô, phạm vi và độ phức tạp như vậy và các lực lượng chuẩn bị trong vài tuần”. Ông nhận định các nội dung tập trận của Trung Quốc lần này đã được lên kế hoạch từ nhiều tháng trước, có thể là từ tháng 4 năm 2022.

Điều đó cho thấy, trong một cuộc chiến thực tế, PLA có thể đảm bảo được yếu tố chủ động trong mọi tình huống xảy ra.

[2] Sức mạnh hậu cần

Ban đầu, các cuộc tập trận dự kiến được diễn ra trong 1 tuần. Tuy nhiên, Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Đông đã liên tục tuyên bố tiếp tục tập trận xung quanh đảo Đài Loan, tất nhiên, các tuyên bố này đều bỏ ngỏ thời điểm kết thúc.

Trung Quốc đã duy trì các cuộc tập trận được hơn 1 tuần. Trên thực tế, hoạt động của các lực lượng trên biển đã kéo dài hơn 2 tuần, các đơn vị vẫn duy trì vị trí quy định trên biển, sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới ngay lập tức khi có lệnh. Mặc dù chưa quá dài nhưng đó cũng không phải là một thời gian ngắn. Công tác hậu cần hầu như chưa bộc lộ bất kì một điểm hạn chế nào và họ hoàn toàn có thể cung ứng được cho các hoạt động quân sự trong thời gian dài hơn thế, đó là minh chứng rõ nét cho tiềm lực khổng lồ của nước này. Hơn nữa, điều này còn cho thấy mô hình phát triển hỗn hợp của hệ thống lưỡng dụng quân sự – dân sự tạo ra một ưu thế to lớn cho việc duy trì một cuộc chiến tiềm tàng có thể xảy ra trong tương lai.

[3] Sự tiến bộ nhanh chóng của các lực lượng

Đây là cuộc tập trận có thành phần lực lượng rất đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của một cuộc chiến thực tế. Một số loại trang bị, vũ khí thế hệ mới đã được triển khai trên thực địa. Trong các cuộc tập trận, một số vũ khí, trang bị mới như máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ V, máy bay tiếp dầu Y-20U, khu trục hạm Type 052 [phiên bản C và D] và một số loại tên lửa mới nhất của quân đội Trung Quốc đều được ra trận và đều có kết quả tốt, thậm chí là xuất sắc. Mặc dù kết quả này là đánh giá một phía từ Bộ Tư lệnh Chiến khu, rất khó để xác minh độ tin cậy hoàn toàn của thế hệ vũ khí mới của họ, nhưng không thể phủ nhận quá trình hiện đại hóa của PLA đang gặt hái được nhiều thành quả quan trọng.

Sau tuần đầu tiên tập trận, các nội dung huấn luyện như: ngăn chặn và kiểm soát chung; tấn công trên biển; tấn công trên bộ; chiếm ưu thế trên không; tác chiến chống tàu ngầm và các công tác hỗ trợ khác đã được hoàn thành đạt kết quả tốt. Khả năng hiệp đồng tác chiến của các quân binh chủng được đảm bảo, khả năng sẵn sàng chiến đấu để ứng phó với các tình huống bất ngờ đã được kiểm chứng.

Rất khó để nói một cuộc chiến thực tế nổ ra, các thành tích trên còn được duy trì tốt hay không do trong các cuộc tập trận này, người ta chưa thể kiểm chứng được sức mạnh của quân đội Trung Quốc trong quá trình tương tác trực tiếp với các đối thủ. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận với các cuộc tập trận trước đây của họ tại vùng biển Đài Loan có thể đánh giá đó là một bước tiến lớn về cả tham vọng, tinh thần cho tới thực lực của các lực lượng vũ trang.

Một loạt cú sốc “lần đầu tiên” mà PLA mang đến cho Đài Loan

Đây là hoạt động quân sự quy mô lớn với một kế hoạch khó đoán của PLA nhằm vào Đài Loan, hiện không rõ thời điểm kết thúc của các cuộc diễn tập và quân đội Đại Lục vẫn đang liên tục xóa bỏ những giới hạn trong quá khứ, tạo ra nhiều tiền lệ mới.

Thứ nhất, lần đầu tiên PLA tạo thế bao vây, phong tỏa hoàn toàn vùng biển, vùng trời Đài Loan. Không những vậy, đây cũng là cuộc tập trận mà PLA tiếp cận gần nhất với bờ biển Đài Loan.

Thứ hai, hoạt động tập trận thời gian qua là lần đầu tiên PLA tổ chức bắn đạn thật xuyên vùng trời của đảo Đài Loan. Hệ thống phòng không của Đài Loan hoàn toàn im lặng tạo ra cho dư luận hai giả thuyết: hoặc là cuộc tấn công mô phỏng của Trung Quốc hoàn toàn qua mặt được hệ thống phòng không của Đài Loan, hoặc là lực lượng quân sự Đài Loan đã chủ động lựa chọn phương án im lặng.

Thứ ba, lần đầu tiên PLA đã thiết lập một thao trường bắn đạn thật tại vùng biển phía Đông Đài Loan. Khu vực này đối diện hai căn cứ quân sự Hoa Liên và Đài Đông của Đài Loan. Các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc đã mô phỏng hai căn cứ quân sự này bị tấn công và phong tỏa hoàn toàn. Tất nhiên, lực lượng quân sự của Đài Loan đã chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất, nhưng họ cũng đã chủ động lựa chọn trạng thái im lặng trước các hoạt động của PLA.

Thứ tư, lần đầu tiên thế hệ vũ khí mới nhất với tỉ lệ nội địa hóa cao của Trung Quốc được “ra trận” và chứng minh được khả năng tác chiến đáng tin cậy của mình. Không những vậy, PLA cũng đã đưa 2/3 tàu sân bay có trong biên chế và cả tàu ngầm hạt nhân của họ tham gia vào cuộc tập trận. Đây là cuộc tập trận có thành phần lực lượng tham gia đa dạng nhất từ trước đến nay.

Các sự kiện mang tính chất “lần đầu tiên” này đều là những tiền lệ nguy hiểm cho các đối thủ của Trung Quốc. Từ đó, PLA sẽ “hiển nhiên hóa” các hành động bất ngờ, từng bước vượt qua các giới hạn trong quan hệ đối đầu giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Chiến thuật vây, lấn như vậy sẽ gây nên một sức ép vô cùng lớn cho Đài Loan, dần vô hiệu hóa hoặc giảm thiểu tối đa khả năng hỗ trợ của các thế lực bên ngoài.

Những điều PLA còn chưa bộc lộ

Rõ ràng, các hoạt động quân sự của quân đội Trung Quốc tại các vùng biển xung quanh Đài Loan chưa bộc lộ toàn bộ sức mạnh quân sự mà PLA đang sở hữu, tất cả mới chỉ thể hiện một phần sức mạnh của họ.

Thứ nhất, lực lượng tham gia tập trận chủ yếu thuộc Chiến khu phía Đông, thậm chí toàn bộ sức mạnh của Chiến khu này cũng chưa được bộc lộ hết. Hạm đội Đông Hải với biên chế hơn 100 tàu chiến các loại cùng 9 lữ đoàn không quân của Chiến khu gần như mới chỉ tham gia một phần lực lượng vào các hoạt động tập trận xung quanh Đài Loan. Hơn nữa, trong một cuộc chiến thực tế, Chiến khu phía Nam với vị trí thuận lợi hoàn toàn có thể hiệp đồng tác chiến với Chiến khu phía Đông, phong tỏa hoàn toàn các mối đe dọa từ phía Nam của đảo Đài Loan. Điều này cũng cho thấy, khả năng hiệp đồng giữa các Chiến khu kể từ cuộc cải cách quân đội năm 2016 đến nay vẫn còn là một ẩn số.

Thứ hai, “át chủ bài” của một số lực lượng vẫn chưa bộc lộ khả năng tác chiến hoặc bộc lộ một cách hạn chế. Mặc dù một số vũ khí trang bị thế hệ mới đã được sử dụng, nhưng số lượng còn không đáng kể so với số đã biên chế chính thức của Chiến khu phía Đông. Mặt khác, không có nhiều thông tin về mức độ tham gia cũng như hiệu quả đạt được của một số lực lượng chiến lược.

Thứ ba, năng lực khắc phục các thiệt hại và bổ sung lực lượng trong một cuộc chiến thực tế không được thể hiện nhiều. Mặc dù tiềm lực kinh tế cũng như hệ thống quân – dân sự hỗn hợp tạo ra nhiều ưu thế cho Trung Quốc trong năng lực hậu cần, nhưng việc triển khai nó trong điều kiện chiến tranh là điều khó đánh giá. Trong trường hợp sự phản kháng của đối phương đủ hiệu quả để tạo ra thiệt hại đáng kể cho PLA, năng lực hậu cần sẽ cần phải thể hiện được nhiều điều hơn nữa.

Thứ tư, khả năng vận động đồng minh và các nước thân thiện với Trung Quốc trong trường hợp xảy ra chiến tranh vẫn là một ẩn số. Ngoài sức mạnh cứng của quân đội, khả năng hỗ trợ của công cụ ngoại giao cũng là một thế mạnh của Trung Quốc hiện nay. Vị thế của Trung Quốc ngày nay đã khác rất nhiều so với trước đây, và sẽ không bất ngờ khi xuất hiện các quốc gia thân thiện có thể sát cánh với Trung Quốc trong một cuộc chiến “mở rộng”.

Việt Nam có thể tham khảo được điều gì?

Trước hết, Việt Nam có thể đánh giá được một cách sâu sắc hơn về trình độ quân sự, tham vọng chính trị và lộ trình đạt được tham vọng của Trung Quốc, để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể trong quan hệ đối ngoại với nước láng giềng hùng mạnh này.

Về ngoại giao, trong bối cảnh cạnh tranh và đối đầu ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, công tác ngoại giao phải đảm bảo được sự cân bằng hoàn hảo trong quan hệ với các bên, không để các sơ xuất về ngoại giao tạo ra một cái cớ cho các nước lớn lợi dụng gây áp lực đến độc lập, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Dĩ nhiên rằng, một sự kiện châm ngòi khủng hoảng là điều tuyệt đối không được phép xảy ra trong quan hệ 3 bên Mỹ – Trung – Việt Nam.

Mặt khác, trong một tình huống giả định bị bao vây cô lập hoàn toàn như tình thế của Đài Loan hiện nay, Việt Nam cần kích hoạt lại các kinh nghiệm chống bao vây của thế hệ cách mạng đi trước, tất nhiên phải sáng tạo, phát triển những kinh nghiệm đó trong bối cảnh mới.

Về quân sự, quá trình hiệp đồng tác chiến biển của Trung Quốc có nhiều điểm đáng để nghiên cứu, tham khảo. Quân đội nhân dân Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng kinh nghiệm hiệp đồng tác chiến của PLA vào điều kiện đặc thù của mình, đồng thời có thể dựa vào đó nghiên cứu kinh nghiệm khắc chế trong tình huống Việt Nam phải chịu một áp lực quân sự tương tự.

Ngoài ra, sự tiến bộ không ngừng của PLA ở góc độ nào đó có thể được coi là hình mẫu cho công cuộc hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam. Công cuộc ấy cần được triển khai bài bản, có hiệu quả, tăng cường số lượng gắn với nâng cao chất lượng quân đội một cách phù hợp. Tránh hiện tượng gia tăng về số lượng, nhưng không tương thích với học thuyết quân sự của Việt Nam.

Về kinh tế, tiềm năng kinh tế Việt Nam tất nhiên không thể so sánh được với sức mạnh khổng lồ của nền kinh tế Trung Quốc đương đại. Do đó, khả năng cung ứng hậu cần là một điểm yếu của Việt Nam trong tương quan so sánh với Trung Quốc. Tuy nhiên, mô hình kinh tế hỗn hợp quân sự – dân sự của Trung Quốc hay nói cách khác đó là nền kinh tế lưỡng dụng có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Việt Nam có thể tham khảo và hoàn thiện mô hình kinh tế của chính mình, cùng học thuyết chiến tranh nhân dân đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều thế hệ, Việt Nam hoàn toàn đủ năng lực tự bảo vệ mình trước các thế lực thù địch có tiềm lực mạnh hơn.

Các cuộc tập trận của Trung Quốc thời gian qua đã và đang cho thấy sự tiến bộ nhanh chóng của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, đồng thời khẳng định tính hiệu quả nhất định của công cuộc cải tổ quân đội từ năm 2016. Tuy nhiên, sức mạnh thực sự của Quân đội Trung Quốc từ sau cải cách đến nay vẫn còn chưa được bộc lộ một cách đầy đủ. Các cuộc tập trận tại vùng biển và vùng trời xung quanh Đài Loan mới cho thấy được một phần thực lực của 1 trong 5 Chiến khu của Trung Quốc. Trong một cuộc chiến thực sự, toàn diện, sức mạnh tổng hợp của PLA có thể sẽ lớn hơn thế rất nhiều, đủ khả năng đè bẹp các thế lực bên ngoài khi cần thiết. Không dễ để phát triển được một lực lượng tương xứng với Quân đội Trung Quốc, thay vào đó, các đối thủ tiềm năng của Trung Quốc có thể lựa chọn phương án xây dựng lực lượng một cách hiệu quả, giảm phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài./.

Tại sao Trung Quốc không thể đánh Đài Loan?

Trung Quốc luôn khẳng định Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và không loại trừ khả năng dùng vũ lực thống nhất hòn đảo. Quan hệ giữa hai bên eo biển Đài Loan trở nên xấu đi kể từ khi nhà lãnh đạo Thái Anh Văn lên nắm quyền vùng lãnh thổ này vào năm 2016.

Đài Loan tách khỏi Trung Quốc năm bao nhiêu?

Đài Loan.

Tại sao lại gọi là Đài Loan Trung Quốc?

Thuật ngữ "Đài Loan, Tỉnh của Trung Quốc" cũng xuất hiện tại mã quốc gia ISO 3166-1 của Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế, ấn phẩm "UN Terminology Bulletin-Tên quốc gia", liệt kê Đài Loan là "Đài Loan, Tỉnh của Trung Quốc" vì sức ép của Trung Quốc lên Liên Hợp Quốc với vai trò là một thành viên của Hội đồng Bảo an Liên ...

Đài Loan rộng bao nhiêu so với Việt Nam?

Có, diện tích của Đài Loan không gần bằng diện tích của Việt Nam. Tỉnh Nghệ An ở Việt Nam có diện tích khoảng 16.490,25 km2, trong khi đó Đài Loan chỉ có diện tích chừng 1/10 so với Việt Nam.

Chủ Đề