So sánh nhựa đường lỏng với nhũ tương nhựa đường năm 2024

Asphalt [Châu Mỹ]/ Bitumen [Châu Âu] - Nhựa đường/bitum.

Cutback - Loãng/ lỏng.

Heavy - Đặc/quánh.

Heavy asphalt [asphalt cement] - nhựa đường đặc/nhựa đặc [asphalt/bitumen đặc], được phân mác theo độ kim lún ở nhiệt độ 25oC [ASTM D946 hoặc AASHTO M20].

Ví dụ: nhựa 60/70 là loại nhựa đặc có độ kim lún là 60 đến 70 [0,1mm] ở nhiệt độ 25oC.

Cutback asphalt - Nhựa đường lỏng/nhựa lỏng [asphalt/bitumen pha loãng] được phân mác theo độ nhớt của nhựa ở nhiệt độ 60oC [ASTM 2027 hoặc AASHTO M82].

Ví dụ: nhựa MC-30 là loại nhựa lỏng có độ nhớt [mm2/giây] ở nhiệt độ 60oC là Min =30, Max = 70; nhựa MC-70 có độ nhớt Min =70, Max = 140.

Ở Việt Nam ta do khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm, mưa nhiều nên chỉ dùng nhựa đặc khi thi công các loại mặt đường BTN, đá dăm TNN, láng nhựa...

Curing - đóng rắn/đông đặc.

Rapid - nhanh.

Medium - vừa/trung bình.

Slow - Chậm.

Nhựa đường lỏng còn được phân loại theo tốc độ đông đặc [curing].

- Rapid Curing Cutback - RC: nhựa lỏng đông đặc nhanh.

- Medium Curing Cutback - MC: nhựa lỏng đông đặc vừa.

- Slow Curing Cutback - SC: nhựa lỏng đông đặc chậm.

Nhựa lỏng có thể được sản xuất ngay khi chế tạo, cũng có thể sử dụng các loại nhựa đường đặc pha loãng với dầu hỏa để tạo ra nhựa đường lỏng.

Để thuận tiện khi tưới trộn, nhựa đường đặc còn có thể được chế tạo thành nhũ tương nhựa đường.

Emulsified Asphalt - nhũ tương nhựa đường.

Anionic Emulsified Asphalt - nhũ tương gốc kiềm [các hạt nhựa trong nhũ tương được các chất nhũ hóa bao bọc làm chúng có cũng điện tích âm].

Cationic Emulsified Asphalt - nhũ tương gốc a-xít [các hạt nhựa trong nhũ tương được các chất nhũ hóa bao bọc làm chúng có cũng điện tích dương].

Hiện ở Việt Nam ta [cũng như trên thế giới] hầu như chỉ còn dùng loại nhũ tương gốc A xít do loại này có khả năng dính bám với cả các loại cốt liệu gốc a-xít hoặc ba-zơ.

Phân loại nhũ tương ở Việt Nam hiện nay tuân theo Tiêu chuẩn 22TCN 354:2006 [ASTM D977 và D2397 hoặc AASHTO M140 và M208]. Theo tài liệu này hiện ở Việt Nam phân loại nhũ tương chủ yếu dựa vào tốc độ phân tích/tách.

CRS - Cationic Rapid Set/Setting [rapid-setting cationic]

Nhũ tương phân tích nhanh có 2 loại: CRS1 và CRS2

CMS - Cationic Medium Set/Setting [medium-setting cationic]

Nhũ tương phân tích vừa có 2 loại: CMS1 và CMS2h

CSS - Cationic Slow Set/Setting [slow-setting cationic]

Nhũ tương phân tích chậm có 2 loại: CSS1 và CRS1h

Tại sao phải phiền hà gia công nhựa đường đặc thành nhựa đường lỏng hoặc nhũ tương nhựa?

Để có thể dễ tưới, trộn - dễ dàng tạo thành màng mỏng trên bề mặt tưới [thấm hoặc dính bám] hay bao bọc các hạt cốt liệu [nguội] ở trạng thái ấm hoặc nguội [bằng nhiệt độ không khí].

Nhựa đường có mấy loại và ứng dụng là gì ?

Ngày đăng: 01/10/2022

Nhựa đường có mấy loại luôn làm cho nhiều người tò mò thắc mắc, vì đây là sản phẩm của công nghiệp lọc hóa dầu, không chỉ làm nguyên liệu sản xuất bê tông, thi công đường bộ, sân bay mà còn nhiều ứng dụng khác cho công trình, nhà ở dân dụng.

Những loại nhựa đường hiện nay

Nhựa đường đặc

Nhựa đường có mấy loại ? Nhựa đường đặc thường sẽ có hai loại là đường đặc Bitum có nguồn gốc từ dầu hỏa và nhựa đường đặc Hắc ín có nguồn gốc từ than đá, tuy nhiên nhựa đường Bitum là loại phổ biến được ứng dụng nhiều hơn trong xây dựng.

Nhựa đường đặc Bitum là sản phẩm thu được từ công nghệ dầu mỏ, có dạng đặc quánh màu đen, khi được đun nóng tới nhiệt độ thích hợp sẽ được phối trộn theo tỷ lệ thích hợp sẽ tạo thành nhựa lỏng, còn khi phối hợp với các chất tạo nhựa sẽ tạo nên nhựa tương tự nhựa đường.

Nhựa đường lỏng

Nhựa đường lỏng là sản phẩm tạo ra từ quá trình hòa trộn nhựa đường đặc với dầu hỏa theo tỷ lệ thích hợp, ở trạng thái tự nhiên nhựa đường lỏng sẽ ở dạng lỏng, màu đen, mác nhựa đường lỏng được quy định theo cấp độ nhớt là 140 – 250, 80 – 140, 40 – 80, 20 – 40 và 10 – 20.

Nhựa đường có mấy loại thì cần phải căn cứ theo tốc độ đông đặc, nhựa đường lỏng sẽ chia làm ba loại là nhựa đường lỏng đông đặc nhanh, nhựa đường lỏng đông đặc vừa và nhựa đường lỏng đông đặc chậm.

Nhựa đường lỏng MC30 và MC70 là hai loại nhựa đường đông đặc vừa có độ nhớt tối thiểu là 30 – 70 hiện đang sử dụng phổ biến trong các công trình giao thông Việt Nam.

Ứng dụng của nhựa đường

Ứng dụng của nhựa đường đặc chính là sản xuất bê tông nhựa đường, nhựa đường lỏng và nhũ tương nhựa đường thì phục vụ cho thi công đường bộ, các công trình giao thông, ngoài ra, nhựa đường đặc còn có thể sử dụng vật liệu xử lý bề mặt, chống thấm hoặc gắn kết các ván ốp trong công nghiệp xây dựng.

Nhựa đường lỏng là vật liệu để thi công đường bộ, các công trình giao thông, nhựa đường lỏng thường được sử dụng để tưới mặt đường để làm lớp dính giữa hai lớp bê tông nhựa.

Bên cạnh đó, các loại nhựa đường hiện nay còn được sử dụng để lót, quét trong các công trình như sàn, mái, tường để chống thấm vào mùa mưa và ngăn chặn các côn trùng xâm hại có thể làm nứt tường, mái, bể vỡ bê tông…

Hiện nay, nhựa đường có mấy loại là câu hỏi đặt ra của nhiều người, vì xuất hiện rất nhiều nhựa đường giả mạo, kém chất lượng ảnh hưởng đến công trình. Chính vì vậy, bạn cần phải tìm đến đơn vị cung cấp uy tín, có nhãn mác đầy đủ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất.

Chủ Đề