So sánh luật tố cáo 2011 và 2022

Luật Tố cáo 2018 được Quốc hội thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018 thay thế cho Luật Tố cáo năm 2011. Luật có 9 chương và 67 điều, so với Luật Tố cáo năm 2011 thì Luật Tố cáo năm 2018 được cho là có nhiều điểm mới đáng chú ý.

Những điểm mới của Luật Tố cáo năm 2018 gồm:

1. Bổ sung quy định về tố cáo nặc danh:

Tiếp nhận, xử lý đối với tố cáo nặc danh là nội dung mới được bổ sung tại Luật Tố cáo 2018. Điều 25 quy định:

- Không xử lý đối với tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh bằng đơn tố cáo.

Tiếp nhận, thanh tra, kiểm tra đối với tố cáo thuộc trường hợp nêu trên nhưng có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh.

2. Rút gọn trình tự giải quyết tố cáo:

Tại Điều 28 Luật Tố cáo 2018, trình tự giải quyết tố cáo được rút gọn lại chỉ còn 4 bước thay vì 5 bước như quy định trước đây.

04 bước này bao gồm: thụ lý tố cáo, xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung tố cáo, xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo; bỏ bước công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm tố cáo của Luật Tố cáo 2011.

3. Rút ngắn thời gian giải quyết tố cáo:

Luật Tố cáo năm 2018 quy định thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo, trường hợp vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 0 ngày, đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày [Điều 30].

Trong khi đó Luật Tố cáo 2011 quy định thời hạn này là 60 ngày, vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.

4. Cho phép rút tố cáo:

Đây cũng là nội dung mới được đưa vào Luật Tố cáo 2018, Luật Tố cáo 2011 không quy định về nội dung này. Theo đó Điều 33 Luật mới chỉ rõ: Người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản.

5. Quy định rõ về bảo vệ người tố cáo:

Điều 47 của Luật Tố cáo 2018 định nghĩa rất rõ về đối tượng, phạm vi bảo vệ người tố cáo. Cụ thể, bảo vệ người tố cáo là việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, chan nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo.

Khi có căn cứ về vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo và người thân của họ đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo, người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền phải áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.

6. Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo:

Trước đây Luật Tố cáo 2011 không quy định về điều này trong khi đó Luật Tố cáo 2018 cho phép người tố cáo ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo khi cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc đợi kết quả giải quyết vụ việc khác có liên quan hoặc cần đợi kết quả giám định bổ sung, giám định lại.

Việc đình chỉ giải quyết tố cáo được thực hiện khi: Người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo; Người bị tố cáo là cá nhân đã chết và nội dung tố cáo chỉ liên quan đến trách nhiệm của người bị tố cáo; Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền…[Điều 34].

Ngoài những điểm mới nêu trên, Luật Tố cáo 2018 vẫn quy định 02 hình thức tố cáo là tố cáo bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp, không mở rộng hình thức tố cáo bằng fax hay email như đề xuất trước đó. Đây cũng là nội dung đáng chú ý của Luật Tố cáo 2018 đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

Phương Lan

Ngày 12/6/2018, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tố cáo, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019. Luật Tố cáo năm 2018 quy định về tố cáo, các hình thức tố cáo, trình tự thủ tục giải quyết tố cáo; bảo vệ người tố cáo; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong quản lý công tác giải quyết tố cáo...
[Tham khảo thêm: Luật Khiếu nại Tố cáo và văn bản hướng dẫn mới nhất]
Sau đây, Tracuuphapluat xin tổng hợp một số điểm mới, tiến bộ của Luật Tố cáo năm 2018 so với quy định hiện hành để các bạn tham khảo.

Về hình thức tố cáo, điều 22 Luật Tố cáo năm 2018 quy định “Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”. Quy định hình thức tố cáo như hiện hành là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp, không mở rộng hình thức tố cáo qua thư điện tử [email], fax, điện thoại hay tin nhắn điện thoại là để bảo đảm tính khả thi cho các cơ quan, tổ chức khi tiếp nhận, xử lý, xác minh tố cáo. Luật Tố cáo 2018 còn bổ sung quy định về điều kiện tố cáo: "Người tố cáo phải là cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự" 


Tuy nhiên để không bỏ lọt các hành vi vi phạm pháp luật, người tố cáo vẫn có thể tố cáo qua mail, điện thoại, fax…với điều kiện phải có bằng chứng và có cơ sở để kiểm tra. Điều 25 Luật Tố cáo năm 2018 quy định: Nếu thông tin có nội dung tố cáo qua các kênh này có nội dung rõ ràng, có tài liệu, bằng chứng cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc kiểm tra, thanh tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét giải quyết, xử lý.

Tố cáo là việc cá nhân căn cứ thủ tục quy định của Luật này báo cho nhà chức trách biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 

Luật Tố cáo 2018 xác định đối tượng được bảo vệ gồm người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo. Tức là làm rõ thêm khái niệm “người thân thích của người tố cáo” theo quy định của Luật Tố cáo năm 2011. 


Luật mới không mở rộng thêm các đối tượng được bảo vệ khác như: người cung cấp thông tin, người làm chứng, người nắm giữ các tài liệu quan trọng liên quan đến nội dung tố cáo, người trực tiếp xác minh và người giải quyết tố cáo...Quy định như vậy là để tập trung nguồn lực cho công tác bảo vệ, bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu giải quyết tố cáo. 


Luật Tố cáo 2018 cũng đã mở rộng phạm vi bảo vệ, không chỉ bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo mà còn áp dụng quyền bảo vệ tương tự đối với vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo [Điều 47]. Khoản 2, điều 47 của Luật Tố cáo 2018 quy định người tố cáo còn được bảo vệ bí mật thông tin cá nhân. 


Khi có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người nói trên đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo, người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền tự quyết định hoặc theo đề nghị của người tố cáo quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết. Căn cứ vào các quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ, Luật Tố cáo mới quy định áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo mà không phụ thuộc vào địa điểm cần bảo vệ [bảo vệ người tố cáo tại nơi cư trú]

Luật Tố cáo năm 2018 đã có quy định mới về rút tố cáo nhằm bảo đảm quyền của cá nhân người tố cáo. Người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo, hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản. 

Tuy nhiên, để tránh việc rút tố cáo do bị dụ dỗ, mua chuộc, ép buộc hoặc rút tố cáo để trốn tránh trách nhiệm do cố ý tố cáo sai sự thật, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc lạm dụng quyền rút tố cáo, Luật Tố cáo 2018 quy định cụ thể điều kiện, yêu cầu của việc rút tố cáo, trách nhiệm giải quyết tố cáo khi hành vi bị tố cáo vẫn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, việc xử lý hành vi cố ý tố cáo sai sự thật kể cả trong trường hợp rút tố cáo. Ví dụ:

- Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết.

- Trường hợp người tố cáo rút tố cáo nhưng có căn cứ xác định người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vẫn phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật về hành vi tố cáo của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết tố cáo hiện nay, khắc phục tình trạng nhiều đơn tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định nhưng người khiếu nại không đồng ý, chuyển sang tố cáo người giải quyết khiếu nại nhưng không cung cấp được bằng chứng, thông tin chứng minh hành vi vi phạm, khiến cho tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, khó giải quyết dứt điểm, tránh tạo ra sự phân biệt đối xử giữa người tố cáo nói chung và người tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại. Luật Tố cáo năm 2018 quy định: "Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong các trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật, người khiếu nại không đồng ý, chuyển sang tố cáo đối với người giải quyết khiếu nại nhưng không cung cấp được thông tin, tài liệu, bằng chứng để chứng minh cho nội dung tố cáo của mình"

Về thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Luật Tố cáo cũ chưa quy định về vấn đề này. Trong khi đó, Luật Tố cáo năm 2018 đã quy định: "Cấp có thẩm quyền phê chuẩn các chức danh này thì có thẩm quyền giải quyết tố cáo"./.

MINH HÙNG [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề