So sánh kem chống nắng vật lý và hóa học năm 2024

Chúng ta đều biết chống nắng là bước bảo vệ da không thể thiếu mỗi buổi sáng. Nhưng thị trường kem chống nắng không chỉ có một, hai loại mà là rất nhiều với những tên gọi và đặc điểm khác nhau. Và thực tế là không phải ai cũng chọn được loại chống nắng phù hợp ngay từ lần đầu tiên. Vậy ta phân biệt các loại kem chống nắng như thế nào? Làm sao để chọn được loại chống nắng phù hợp? Cùng Badger tìm câu trả lời trong bài viết sau bạn nhé.

Kem chống nắng được chia thành hai loại chính là: kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học.

Kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý còn được gọi là kem chống nắng khoáng chất [Mineral Sunscreen] hoặc kem chống nắng dùng màng lọc vô cơ. Khi sử dụng, một hàng rào vật lý được tạo ra, giúp bảo vệ da khỏi tia nắng mặt trời.

Hai loại khoáng chất thường dùng trong kem chống nắng vật lý là Kẽm Oxit [Zinc Oxide] và Titan Oxit [Titanium Dioxide], giúp kem có khả năng bảo vệ phổ rộng bằng cách phản xạ đồng thời cả UVA và UVB. Hạn chế được những tác động tiêu cực từ tia tử ngoại lên làn da như: cháy nắng, lão hóa và hình thành các gốc tự do.

Vì đặc điểm của các thành phần gốc khoáng có màu trắng, nên kem dạng vật lý thường để lại một lớp trắng trên da, có thể khiến một số người không thích. Nhưng song song với đó, các khoáng chất này chỉ nằm trên bề mặt, không thấm qua da nên sẽ an toàn hơn cho sức khỏe.

Hiện nay khoáng chất chống nắng đã có nhiều cải tiến, tạo ra loại Kẽm Oxit thế hệ mới [Clear Zinc] giúp giảm hiện tượng trắng da và tăng hiệu quả chống nắng. Clear Zinc cũng là hoạt chất chống nắng duy nhất được dùng trong tất cả kem chống nắng của Badger.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Clear Zinc tại: Thành phần Clear Zinc Oxide trong kem chống nắng Badger

Kem chống nắng vật lý thường tạo một lớp trắng trên da do thành phần khoáng chất [Nguồn: Antonio Gravate]

Kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng hóa học [Chemical Sunscreen] cũng giúp bảo vệ da khỏi bức xạ cực tím. Nhưng thay vì có thành phần là khoáng chất chống nắng, dạng hóa học sẽ sử dụng các hóa chất chống nắng như: Oxybenzone, Avobenzone, Octisalate, Homosalate.

Các hóa chất này thấm vào da rồi hấp thụ tia UV và chuyển hóa chúng thành nhiệt, giải phóng khỏi cơ thể.

Vì được thiết kế để hấp thụ vào da, tạo lớp finish đẹp, nên kem dạng hóa học ít để lại vệt trắng. Nhưng cũng chính thiết kế này lại có thể khiến các hoạt chất đi vào máu, gây ra một số mối lo ngại về sức khỏe. Một khuyết điểm của cơ chế chống nắng hóa học là không có khả năng chặn ánh sáng xanh như kem chống nắng vật lý.

Kem chống nắng hóa học thường có lớp finish đẹp [Nguồn: ChiccoDodiFC – Getty Images]

Thực chất, còn một loại kem chống nắng khác được xếp vào dạng chống nắng hóa học là:

Kem chống nắng vật lý lai hóa học

Đúng như tên gọi, kem chống nắng vật lý lai hóa học là sự kết hợp của hai dòng chống nắng trên, vừa mang đặc tính phản chiếu của các thành phần gốc khoáng, vừa có khả năng hấp thụ và chuyển đổi của các chất hóa học. Để làm được điều này, kem chống nắng sử dụng đồng thời cả hoạt chất chống nắng vật lý, lẫn hoạt chất chống nắng hóa học.

Kem dạng lai được thiết kế để tối ưu khả năng chống nắng và hạn chế các khuyết điểm của cả hai dòng vật lý và hóa học. Khi thoa lên da, kem sẽ phát huy khả năng chống nắng phổ rộng và chặn ánh sáng xanh có hại. Đồng thời hạn chế được tình trạng tạo vệt trắng trên da.

Mặc dù có thành phần khoáng chất nhưng kem chống nắng lai vẫn được xếp vào dạng hóa học, vì vẫn chứa các hoạt chất như: Oxybenzone, Avobenzone hay Octisalate. Như đã nói đến ở trên, các thành phần hóa học này là nguyên nhân gây ra các lo ngại về sức khỏe.

Điểm khác nhau giữa các loại kem chống nắng

Bảng dưới đây sẽ giúp bạn tóm gọn thông tin về điểm khác nhau giữa các loại chống nắng phổ biến. Và bạn có thể đọc thông tin chi tiết hơn về đặc điểm của từng loại kem chống nắng ngay sau bảng này.

Bảng thành phần Cơ chế hoạt động Kết cấu Chống nắng phổ rộng Làm trắng da/nâng tone Khả năng đi vào máu Khả năng ảnh hưởng đến sinh thái biển Kem chống nắng vật lý Khoáng chất Zinc Oxide và/hoặc Titanium Dioxide Phản xạ tia UV Hơi đặc, chủ yếu là dạng kem Có Có Không Không Kem chống nắng hóa học Chất hóa học Oxybenzone, Octinoxate, Octisalate, Avobenzone Hấp thụ tia UV Hơi lỏng hoặc sánh nhẹ, thường là dạng sữa, gel hoặc xịt Có Không Có Có Kem chống nắng vật lý và hóa học Kết hợp Zinc Oxide, Titan Dioxide và Oxybenzone, Octinoxate, Octisalate Vừa phản xạ vừa hấp thụ tia UV Hơi lỏng hoặc sánh nhẹ, thường là dạng sữa, gel hoặc xịt Có không Có Có

Cơ chế hoạt động

  • Kem chống nắng vật lý: hoạt động theo cơ chế phản xạ tia UV bằng cách tạo một màng chắn vật lý trên da. Khi tia sáng chiếu xuống, lớp bảo vệ này ngay lập tức chặn và phản xạ lại tia UV, ngăn không cho chúng xâm nhập xuống da.
  • Kem chống nắng hóa học: sử dụng cơ chế hấp thụ tia UV. Màng lọc hóa học sẽ ở trong da và hấp thụ các tia UV chiếu vào da, sau đó chuyển đổi chúng thành nhiệt và giải phóng khỏi cơ thể.
  • Kem chống nắng vật lý lai hóa học: hoạt động theo cả hai cơ chế phản xạ và hấp thụ tia UV. Màng lọc vật lý phản xạ và phân tán một phần tia UV trong khi các màng lọc hóa học hấp thụ những bức xạ còn lại, biến chúng thành nhiệt và giải phóng.
    Phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học dựa trên cơ chế hoạt động [Nguồn: MDSolarSciences]

Thành phần chống nắng

  • Kem chống nắng vật lý: sử dụng khoáng chất chống nắng Zinc Oxide hoặc Titanium Dioxide được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] công nhận an toàn, hiệu quả. Khi sử dụng, các khoáng chất chỉ nằm trên bề mặt da, không gây hại đến sức khỏe. Đồng thời không ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển.
  • Kem chống nắng hóa học: thành phần gồm nhiều chất hóa học như: Homosalate, Oxybenzone, Octocrylene, Avobenzone. Các chất này và thậm chí cả những màng lọc hóa học thế hệ mới như: Tinosorb S, Tinosorb A2B đều gây lo ngại cho sức khỏe. Vì các nhà khoa học tìm thấy các chất này trong máu người dùng và người ta vẫn đang tiếp tục nghiên cứu các tác hại của nó đối với sức khỏe người dùng. Điển hình là nghiên cứu về Oxybenzone cho thấy sau khi thấm qua da, chất này tồn tại trong máu và có thể thay đổi cấu trúc ADN, tăng sinh gốc tự do. Bên cạnh đó Oxybenzone, Octinoxate, Butylparaben còn gây ra hiện tượng tẩy trắng san hô, làm chúng chết hàng loạt.
  • Kem chống nắng vật lý lai hóa học: phần lớn sẽ có khoáng chất Titanium Dioxide kết hợp với các hóa chất chống nắng khác như Tinosorb S, Tinosorb A2B. Các loại kem này tuy có hàm lượng hóa chất chống nắng thấp hơn so với kem chống nắng thuần hóa học, nhưng vẫn gây ra những lo ngại về sức khỏe người dùng.

Kết cấu

Kem chống nắng có kết cấu đặc hay lỏng phụ thuộc phần lớn vào nền của kem là nước hay dầu. Nếu có nền dầu, kem sẽ hơi đặc và thường tạo lớp bóng trên da. Nền dầu thường phù hợp với kem vật lý, vì nó giúp khoáng chất chống nắng tán đều trên da, không bị hiện tượng bệt trắng. Nền nước lỏng hơn, thường dùng với kem chống nắng hóa học, giúp kem dễ tán, tiệp màu da, nhưng khả năng dưỡng ẩm ít hơn. Nhìn chung, ba loại kem chống nắng phổ biến hiện nay có kết cấu như sau:

  • Kem chống nắng vật lý: chủ yếu là dạng kem, kết cấu hơi đặc. Tuy nhiên kem vẫn dễ dàng được tán đều khi chấm thành từng chấm nhỏ. Chất kem cũng khá tiết kiệm, vì mỗi lần chỉ cần dùng một lượng nhỏ là có thể phủ đều vùng da cần bảo vệ.
  • Kem chống nắng hóa học: có kết cấu lỏng, nhẹ, thường thấy ở dạng sữa, gel, xịt. Dễ tán và dễ hấp thụ vào da nhưng cần dùng một lượng đủ nhiều để phát huy hiệu quả chống nắng.
  • Kem chống nắng vật lý lai hóa học: lỏng, nhẹ giống kết cấu của kem chống nắng hóa học. Cũng cần thoa một lượng đủ nhiều để da được bảo vệ tốt nhất.

Khả năng chống nắng phổ rộng

Khả năng chống nắng phổ rộng – Broad Spectrum là thông tin cho biết kem chống nắng sẽ bảo vệ da khỏi tác hại của cả UVA và UVB. Trước đây kem chống nắng chỉ có tác dụng chặn UVB – loại bức xạ gây cháy nắng và hình thành ung thư da.

Cho đến sau này, khi UVA được xác định là nguyên nhân chính hình thành nếp nhăn, khiến da lão hóa sớm và có thể góp phần gây ung thư, khả năng chống nắng phổ rộng mới được chú ý.

Hiện tại, việc dùng kem chống nắng phổ rộng nằm trong khuyến cáo của FDA khi chọn kem chống nắng an toàn¹.

Hầu hết các loại chống nắng hiện nay đều có nhãn Broad Spectrum. Tuy nhiên, mỗi thành phần sẽ có một dải quang phổ chống nắng khác nhau, như là:

  • Kem chống nắng vật lý: dùng Titan Dioxide và Zinc Oxide, hoặc chỉ cần riêng Zinc Oxide. Vì Zinc Oxide có thể ngăn được đồng thời cả UVB và UVA bước sóng ngắn, dài. Trong khi Titan Dioxide chỉ có hiệu quả trong việc chống UVB và gần như không có khả năng chặn UVA, đặc biệt là UVA sóng dài.
  • Kem chống nắng hóa học: dùng Benzophenones, Cinnamates, Avobenzone… Tùy theo đặc điểm của từng chất mà sẽ có chất chỉ chống được UVB, chỉ chống được UVA hoặc cũng có thể chống được cả hai. Tuy nhiên khả năng một chất chặn được đồng thời cả hai tia không nhiều và cũng chỉ chặn được đến UVA sóng ngắn. Đặc biệt Avobenzone rất dễ bị phân hủy dưới nắng nên cần dùng thêm với nhiều chất khác để ổn định. Do đó, kem chống nắng hóa học sẽ cần kết hợp nhiều loại hóa chất chống nắng hơn kem chống nắng vật lý.
    Khả năng chặn bước sóng tia tử ngoại của các thành phần chống nắng [Nguồn: thenewknew]

Khả năng thấm qua da và đi vào máu

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Haereticus Environmental Lab ở phụ nữ mang thai cho thấy: những hóa chất chống nắng như Oxybenzone có khả năng thấm qua da và đi vào máu, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Thậm chí hoạt chất này còn có thể lưu lại hàng tuần sau khi thoa kem chống nắng, cho thấy mức độ thấm sâu và thời gian đào thải rất chậm của Oxybenzone.

Theo các báo cáo do FDA công bố, sáu thành phần phổ biến trong kem chống nắng hóa học: Oxybenzone, Octinoxate, Octisalate, Octocrylene, Homosalate và Avobenzone đều được cơ thể hấp thụ chỉ sau một lần sử dụng. Khi đã đi vào máu, chúng có thể gây nên một số tác hại cho người dùng như:

  • Oxybenzone: thay đổi cấu trúc ADN, sản sinh gốc tự do và làm tăng khả năng hình thành tế bào ung thư. Đặc biệt, chất này gây hại nhiều hơn cho trẻ nhỏ và có thể truyền sang trẻ khi mẹ cho con bú.
  • Octinoxate: có thể gây ra phản ứng dị ứng sau khi người bôi nó tiếp xúc với tia UV.
  • Octisalate: một báo cáo trường hợp từ NIH cho thấy hóa chất này có liên quan đến bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng².
  • Octocrylene: thường bị nhiễm benzophenone, tăng khả năng gây ung thư.
  • Homosalate: cản trở hoạt động bình thường của hệ thống nội tiết tố, có thể làm tăng khả năng hấp thụ các hóa chất khác nhau của da.
  • Avobenzone: dễ bị phân hủy khi tiếp xúc với tia UV và dẫn đến phản ứng dị ứng, rối loạn nội tiết tố và các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.

Xét về góc độ sức khỏe, kem chống nắng vật lý mang lại sự an toàn cao hơn so với kem chống nắng hóa học. Vì các thành phần gốc khoáng Zinc Oxide, Titan Dioxide [loại non-nano] hay Clear Zinc đều có kích thước phân tử lớn, chỉ nằm phủ trên bề mặt và không thẩm thấu qua da. [Clear Zinc thực chất là những Zinc Oxide kích thước micro liên kết với nhau thành các khối lớn, hoàn toàn không thấm qua da nên sẽ an toàn hơn cho sức khỏe].

Trong khi đó, kem chống nắng hóa học với cơ chế hấp thụ đang gây ra nhiều mối lo ngại, vì các thành phần của kem là những hạt nano rất nhỏ, có thể thấm qua da và đi vào cơ thể.

Khả năng ảnh hưởng đến sinh thái biển

Theo Dịch vụ Quản lý vườn Quốc gia [NPS], có khoảng 6.000 – 14.000 tấn kem chống nắng được cuốn trôi ra đại dương mỗi năm, và 10% rạn san hô trên thế giới bị đe dọa bởi hiện tượng tẩy trắng [Coral Bleach] do kem chống nắng gây ra³. Nói một cách chính xác hơn là do các thành phần hóa chất trong kem chống nắng hóa học.

Sở dĩ, chỉ có kem chống nắng hóa học được đề cập trong ảnh hưởng này là do kích thước các chất thành phần quá nhỏ, dễ bị các sinh vật biển hấp thụ. Khi gặp ánh nắng, các hóa chất chống nắng này được kích hoạt, trở thành “chất độc” đối với những sinh vật đã hấp thụ chúng. Trong khi đó, kem chống nắng vật lý với các hạt phân tử lớn, ảnh hưởng đến môi trường biển gần như là không xảy ra.

Oxybenzone [Benzophenone-3, BP-3] là một trong những chất điển hình gây nên hiện tượng tẩy trắng san hô. Chất này chứa các hạt phân tử kích thước nano, khi bị san hô hấp thụ, chúng sẽ làm gián đoạn quá trình sinh sản, làm hỏng ADN, cuối cùng dẫn đến hiện tượng tẩy trắng và làm san hô chết hàng loạt.

Oxybenzone được tìm thấy trong hơn 3.500 sản phẩm chống nắng trên toàn thế giới4. Đứng trước báo động đó, Chính quyền một số nơi tại Thái Lan, Hawaii, bang Florida [Mỹ]… đã ban hành lệnh cấm dùng các loại kem chống nắng có Oxybenzone tại bãi biển.

Ngoài Oxybenzone, ba thành phần phổ biến khác trong kem chống nắng hóa học cũng đã được chứng minh là có thể tiêu diệt hoặc tẩy trắng san hô ở nồng độ cực thấp [chỉ bằng một giọt trong 6,5 bể bơi cỡ Olympic] là: chất bảo quản Butylparaben, chất chống nắng Octinoxate [Ethylhexyl methoxycinnamate] và 4-methylbenzylidene camphor [4MBC].

Hóa chất chống nắng không chỉ gây hại cho san hô mà còn ảnh hưởng đến các sinh vật biển khác như: tảo xanh, nhím biển, cá, cá heo… Ngay cả khi bạn không đi bơi, kem chống nắng hóa học vẫn có thể tác động đến sinh thái biển. Nguyên nhân là do Oxybenzone và các hóa chất chống nắng khác không có khả năng phân hủy sinh học [Biodegradable] nên sẽ theo đường thoát nước sinh hoạt trôi ra đại dương.

Hiện tượng tẩy trắng san hô [Nguồn: Roberto Palmer – Getty Images]

Ưu điểm và nhược điểm của từng loại chống nắng hiện nay

Không có sản phẩm nào trên thị trường là hoàn hảo 100% hay đáp ứng nhu cầu của toàn bộ người dùng. Có người dùng hợp cũng sẽ có người không thích, và kem chống nắng cũng không phải ngoại lệ. Dưới đây là một số ưu, nhược điểm của hai loại chống nắng phổ biến hiện nay.

Ưu, nhược điểm của kem chống nắng vật lý

Ưu điểm:

  • Khoáng chất chống nắng Zinc Oxide và Titan Dioxde được FDA công nhận là an toàn, hiệu quả. Gần như không xảy ra kích ứng khi sử dụng.
  • Kích thước hạt phân tử lớn, chỉ nằm trên bề mặt, không thấm qua da, đi vào máu nên an toàn cho sức khỏe người dùng. Đặc biệt là phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ.
  • Không gây hại đến hệ sinh thái biển. Kem chống nắng thuần vật lý được nhiều tổ chức môi trường khuyến nghị sử dụng khi tham gia các hoạt động ở biển.
  • Zinc Oxide có khả năng chống nắng phổ rộng ấn tượng, hiệu quả.

Nhược điểm:

  • Kết cấu hơi đặc, cần lưu ý chấm nhỏ, vỗ, xoa để thoa kem đều trên da.
  • Nếu kem có nền là dầu thì có thể gây đọng dầu trên da nếu thoa lượng nhiều, quá khả năng hấp thụ của da, thường thấy với da dầu/da hỗn hợp.

Ưu, nhược điểm của kem chống nắng hóa học

Ưu điểm:

  • Kết cấu mỏng, nhẹ, lớp finish tiệp màu da, ít để lại vệt trắng và vệt bóng.
  • Phù hợp sử dụng cho mọi loại da.

Nhược điểm:

  • Khả năng hóa chất chống nắng đi vào máu gây lo ngại cho sức khỏe, và hiện vẫn chưa đủ dữ liệu để đánh giá về độ an toàn. Các lo ngại về sức khỏe này lớn hơn ở các nhóm đối tượng: phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em.
  • Các nhà khoa học đã chứng minh được một số hóa chất chống nắng gây ra hiện tượng san hô chết hàng loạt, và vì vậy ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển, danh sách các hóa chất chống nắng nguy hiểm cho môi trường biển ngày một dài thêm.
  • Hóa chất chống nắng và các hóa chất thành phần khác trong kem có thể làm tăng khả năng gây kích ứng, đặc biệt với làn da nhạy cảm, da yếu. Nếu tẩy trang không kĩ kem sẽ dễ đọng lại trong da và tạo điều kiện hình thành mụn.
  • Các kem chống nắng dạng xịt có thể dẫn đến hiện tượng thoa không đều, dẫn đến giảm khả năng bảo vệ.

Nên sử dụng kem chống nắng vật lý hay hóa học?

Mỗi loại kem chống nắng đều có ưu và nhược điểm riêng, bạn có thể dựa vào nhu cầu của bản thân để chọn được loại phù hợp. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo hai gợi ý dưới đây của Badger nhé:

Dựa vào loại da/tình trạng da

  • Da khô: là làn da bị thiếu nước và không đủ dưỡng ẩm, gây nên các tình trạng như: sần sùi, bong tróc và xuất hiện nếp nhăn. Với loại da này, kem chống nắng vật lý nền dầu, chẳng hạn như dòng SPF 30 Active của Badger sẽ là một lựa chọn phù hợp. Vì thành phần dầu trong kem giúp dưỡng ẩm nhiều hơn, hạn chế nước thất thoát qua da.
  • Da dầu/da hỗn hợp: dễ nhận biết nhất bởi lúc nào cũng có một lớp dầu bóng loáng trên mặt, có thể đi kèm với vài nốt mụn. Vì tiết nhiều dầu hơn bình thường nên những người da dầu/da hỗn hợp thường có xu hướng sử dụng kem chống nắng hóa học để tránh hiện tượng da đọng dầu quá mức. Tuy nhiên, da dầu vẫn có thể sử dụng kem chống nắng vật lý – nếu thoa đúng cách và dùng lượng kem vừa đủ.
  • Da thường: được xem là loại da dễ tính nhất vì đặc điểm da không quá khô cũng không có quá nhiều dầu. Loại da này gần như hợp với hầu hết các loại mỹ phẩm, kể cả kem chống nắng vật lý hay hóa học. Do đó, người da thường có thể dựa vào sở thích của mình để chọn loại chống nắng yêu thích.
  • Da nhạy cảm: không thuộc các loại da cơ bản mà là phản ứng cảm giác của cơ thể, được kích hoạt bởi những vật tiếp xúc và/hoặc yếu tố môi trường. Vì cơ thể rất dễ bị kích ứng bởi những chất lạ, do đó, da nhạy cảm nên chọn sử dụng kem chống nắng vật lý. Kem có thành phần các chất an toàn, chỉ nằm trên bề mặt da, sẽ hạn chế tối đa việc gây kích ứng.
    Nên chọn loại chống nắng dựa theo loại da/tình trạng da của bản thân [Nguồn: shisuka]

Dựa vào các hoạt động trong ngày

Có thể bạn không ngờ tới việc các hoạt động trong ngày có thể giúp quyết định loại chống nắng phù hợp.

  • Trong những hoạt động hàng ngày như: đi học, đi làm, đi chơi, kem chống nắng vật lý hoặc hóa học đều phù hợp để sử dụng. Đây là những hoạt động không cần tiếp xúc với ánh nắng quá lâu, cũng như không gây đổ mồ hôi quá nhiều. Do đó, bạn có thể chọn sử dụng loại chống nắng phù với type da hiện tại để bảo vệ da khỏi hàng ngày.
  • Nếu bạn cần hoạt động nhiều ở ngoài trời, hay đổi mồ hôi hoặc có tiếp xúc nước [bơi lội, chạy bộ], kem chống nắng vật lý có khả năng kháng nước 80 phút [như dòng SPF 40 Sport của Badger] sẽ phù hợp hơn. Vì nhìn chung, dạng vật lý an toàn cho cả sức khỏe cũng như môi trường biển. Đồng thời, khả năng chống nắng phổ rộng, thời gian kháng nước lâu giúp bảo vệ da dưới nắng tốt hơn.
  • Nếu bạn thường làm việc trong phòng lạnh, việc chọn kem chống nắng vật lý có nền là dầu sẽ giúp bạn dưỡng ẩm cho da tốt hơn, đồng thời chống lại ánh sáng xanh phát ra từ máy tính hiệu quả hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng kem chống nắng

  • Nếu là lần đầu dùng kem chống nắng, hay bất cứ một sản phẩm nào đó cho cơ thể, dùng thử là điều bạn nên làm đầu tiên. Bạn có thể tán đều một lượng nhỏ kem chống nắng lên mặt trong của bắp tay hoặc sau tai và theo dõi phản ứng trong 48 giờ. Nếu không xảy ra bất kỳ hiện tượng khó chịu gì, có thể yên tâm sử dụng lâu dài.
  • Duy trì thói quen thoa kem chống nắng hàng ngày, dù cho hôm đó trời có nhiều nắng hay thời tiết mát mẻ. Vì ngay cả khi trời nhiều mây mát mẻ, tia UVA vẫn chiếu xuyên qua mây và tấn công vào da.
  • Thoa lại sau mỗi 2 giờ, khi đổ mồ hôi, có tiếp xúc với nước trong thời gian dài.
  • Chú ý thoa thêm ở cả vùng cổ, sau gáy, những nơi không được bảo vệ. Kết hợp thêm với các biện pháp che chắn khác như: mặc quần áo dài tay, đội mũ rộng vành, đeo bao tay, đi vớ chân và mang kính râm đầy đủ.
  • Đối với làn da khô hoặc quá khô: có thể dưỡng ẩm thêm trước khi dùng kem chống nắng. Tuy nhiên cần chờ lớp dưỡng thấm hết, sau đó mới thoa kem để tránh làm giảm hiệu quả của kem.
  • Hạn chế sử dụng kem chống nắng dạng xịt để tránh rủi ro hít phải vào phổi. Nếu dùng, hãy chọn hướng gió phù hợp và tránh xịt lên mặt.
  • Nếu có thể, hãy tránh ra ngoài nắng vào khung giờ cao điểm của tia UV [từ 10h đến 16h].
    Dùng thử một lượng kem chống nắng vừa đủ trên vùng da nhỏ để theo dõi phản ứng [Nguồn: nito100 – Getty Images]]

Các câu hỏi thường gặp về kem chống nắng vật lý và hóa học

Kem chống nắng vật lý và hóa học cái nào tốt hơn?

Trên thực tế, không có sản phẩm nào tốt hơn mà chỉ có sản phẩm phù hợp hơn. Kem chống nắng vật lý và hóa học cũng vậy, mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu của người dùng.

Nếu bạn thích kết cấu mỏng nhẹ, lớp finish đẹp, nên chọn kem chống nắng hóa học. Nếu bạn quan tâm nhiều đến sức khỏe, hoặc khi người dùng thuộc các nhóm đối tượng nhạy cảm với hóa chất như phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em thì kem chống nắng vật lý là sự lựa chọn phù hợp. Tương tự, khi tham gia các hoạt động ở bãi biển, bạn cũng nên chọn kem chống nắng vật lý để bảo vệ môi trường tốt hơn.

Da dầu có dùng kem chống nắng vật lý được không?

Da dầu vẫn có thể [và nên] dùng kem chống nắng vật lý. Vì nếu dùng đúng cách kem sẽ thấm nhanh và ít gây bết rít. Đặc biệt với những kem có nền dầu như Badger SPF 30 còn giúp giữ ẩm và nuôi dưỡng da, tránh được tình trạng da tiết dầu quá mức. Đồng thời, bảng thành phần các chất an toàn và lành tính, hạn chế được việc kích ứng da.

Da treatment nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học?

Kem chống nắng vật lý sẽ là sự lựa chọn an toàn cho làn da treatment. Vì trong giai đoạn này, da thường yếu hơn và cực kỳ nhạy cảm với các loại hóa chất chống nắng. Do đó, kem chống nắng vật lý với thành phần lành tính cùng độ quang phổ rộng sẽ giúp bảo vệ da đang treatment một cách an toàn, hiệu quả.

Kem chống nắng vật lý khác gì kem chống nắng hóa học?

Sự khác biệt trong hai loại kem chống nắng này còn nằm ở cách thức hoạt động: Kem chống nắng hóa học hấp thụ tia UV và chuyển đổi chúng thành nhiệt, sau đó giải phóng nó khỏi da của bạn. Kem chống nắng vật lý nằm trên bề mặt da và tạo ra một rào cản vật lý phản chiếu tia nắng mặt trời.

Kem chống nắng lại vật lý và hóa học là gì?

Kem chống nắng vật lý lai hóa học là sự kết hợp giữa chất chống nắng vật lý và chất chống nắng hóa học, tạo nên một sản phẩm chống nắng bảo vệ da toàn diện và hiệu quả. Đặc điểm của kem chống nắng vật lý lai hóa học: Kết hợp ưu điểm của chất chống nắng vật lý và hóa học. Bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVA, UVB.

Kem chống nắng vật lý là như thế nào?

Kem chống nắng vật lý là loại kem chống nắng vô cơ, thường được nhận diện bằng chữ Sunblock trên bao bì. Kem chống nắng vật lý thường gồm các thành phần titanium dioxide, zinc oxide, sắt oxide, magiê silicat. Trong đó, Titanium dioxide là thành phần có tác dụng chính, tạo nên một lớp kem màu trắng trên da.

Kem chống nắng hóa học là như thế nào?

Kem chống nắng hóa học [Sunscreen] là loại kem chống nắng chứa các thành phần hữu cơ chủ yếu như avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,... hoạt động như một màng lọc hóa học giúp hấp thụ, thẩm thấu tia UV và chuyển hóa chúng thành bước sóng năng lượng thấp cũng như an toàn hơn, không gây tổn hại đến da.

Chủ Đề