So sánh đầu tư trực tiếp ra nuoc ngoai năm 2024

Nghiên cứu này điều tra những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia ASEAN3 và ASEAN5, từ đó bổ sung thêm lý thuyết còn tồn tại bằng cách cung cấp một so sánh thực nghiệm toàn diện. Để tìm ra giải pháp cho vấn đề trên, chiến lược nghiên cứu định lượng với ước lượng bình phương nhỏ nhất bằng phương pháp khác biệt bậc 1 được áp dụng. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy một vài điểm tương tự thú vị và sự khác biệt giữa 2 nhóm quốc gia trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hệ số hội nhập tài chính là tích cực và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% với dòng vốn FDI. Trong đó, mối tương quan nghịch biến giữa chi phí lao động và độ mở thương mại với dòng vốn FDI được tìm thấy tại ASEAN3.

Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI], hội nhập tài chính, chỉ số KAOPEN, so sánh, ASEAN3, ASEAN5.

FDI là một hình thức đầu tư có thời hạn dài của cá nhân, tổ chức của quốc gia này vào quốc gia khác bằng cách như lập nhà xưởng, cơ sở kinh doanh trong đó chủ đầu tư sẽ nắm quyền điều hành, quản lý cơ sở đó để có lợi nhuận. [Ảnh minh hoạ: vietnambiz.vn/]

Thứ nhất, hai luồng vốn FDI và FPI đều được luân chuyển từ nước của người đầu tư sang nước sử dụng vốn đầu tư, làm tăng lượng vốn và dự trữ ngoại tệ cho nước chủ nhà. Thứ hai, mục đích chung của cả hai loại hình này nhằm tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư. Do lợi nhuận phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nên tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng là mối quan tâm chung. Bên cạnh đó, đều là hoạt động đầu tư quốc tế nên FDI và FPI chịu sự điều chỉnh của nhiều luật lệ khác nhau như luật pháp nước tiếp nhận đầu tư, các điều ước quốc tế... 4

3. Khác nhau

Thứ nhất, chủ thể đầu tư FDI có thể là tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu và muốn thu lợi nhuận từ hoạt động đầu tư. Còn FPI, chủ thể có phạm vi rộng hơn, có thể là tổ chức, cá nhân, hoặc chính phủ hay các tổ chức quốc tế khác. Thứ hai, về mục đích đầu tư, hoạt động đầu tư FDI được thực hiện nhằm đạt những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp trên lãnh thổ nền kinh tế nước ngoài, mục đích chính của chủ đầu tư là giành quyền kiểm soát và quản lý thực sự doanh nghiệp. Trong khi đó, các nhà đầu tư FPI tài trợ nguồn lực tài chính cho các dự án ở nước ngoài với mối quan tâm đến trái tức, cổ tức, phần chênh lệch giá và khoản lợi nhuận trong tương lai. Thứ ba, với FDI, nhà đầu tư vừa là người bỏ vốn, vừa là người trực tiếp quản lý điều hành việc sử dụng vốn và có quyền tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp. Khi đó, các nhà đầu tư FDI đóng một vai trò tích cực trong quản lý công ty. Trái lại, FPI chỉ là hoạt động đầu tư vốn vào doanh nghiệp thông qua việc mua bán chứng khoán hoặc những tài sản có giá khác 5 nên chỉ đóng vai trò thụ động. Có thể thấy các nhà đầu tư FDI nắm quyền sở hữu và quyền quản lý, mức độ kiểm soát tương đối cao dẫn đến các dự án FDI được

4 fpi investglobal/qa/detail/so-sanh-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-fdi-va-da truy cập ngày 12/7/2021. u-tu-gian-tiep-nuoc-ngoai- 5 FDI và FPI - Nguyễn Hữu Dũng truy cập ngày 12/7/2021.

quản lý với hiệu quả cao. Đối với FPI, mức độ kiểm soát ít hơn khi các nhà đầu tư chỉ nắm quyền sở hữu, các dự án sẽ được quản lý kém hiệu quả hơn. Thứ tư, nhà đầu tư FDI đầu tư thông qua cả tài sản tài chính và phi tài chính, thường không dễ dàng trong việc bán cổ phần của mình. Nhà đầu tư FPI có thể lưu chuyển tài sản tương đối dễ dàng khi chỉ đầu tư vào tài sản tài chính. Thứ năm, về thời gian và kết quả đầu tư, theo OECD, FDI được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế dài hạn với một doanh nghiệp, hướng đến kết quả là chuyển giao tiền, công nghệ và các nguồn lực khác. Trái với dòng vốn FPI, tính chất ngắn hạn do chỉ liên quan đến chuyển giao vốn. 6 Thứ sáu, hiện nay, FPI đang có xu hướng luân chuyển giữa các nước phát triển với nhau, hay giữa nước đang phát triển sang nước phát triển. 7 Trong khi đó, FDI có xu hướng chuyển từ nước phát triển sang các nước đang phát triển nhằm tìm kiếm thị trường, nguồn nhân công rẻ và lợi nhuận cao. 8

II. Phân tích vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam

1. Thực trạng tác động

Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện chủ trương thu hút vốn FDI để phát triển kinh tế - xã hội. Trong hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã thu hút trung bình hơn 7 tỷ USD/năm, bình quân khoảng 2,2 triệu USD/người dân, 9 lượng vốn FDI vào Việt Nam liên tục có sự tăng trưởng qua các giai đoạn. Đến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] được nhìn nhận như một trong những “trụ cột” thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam, đóng góp vào các yếu tố quan trọng như bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu...

6 Trương Thị Thúy Bình [2020], Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, tr-216. 7 tiếp nước ngoài, Lê Thị Thúy Vân & Vương Duy Lâm [2017]; Kinh nghiệm quản lý, giám sát luân chuyển vốn đầu tư gián Tạp chí Tài chính số 654 [2017]. 8 Đỗ Thị Bảo Ngọc [2018], Triển vọng và xu hướng đầu tư toàn cầu trong thời gian tới, Kinh tế thế giới. 9 Lâm Thùy Dương [2021], Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ 1 [4/2021].

  1. Chuyển giao công nghệ Thông qua các dự án FDI, trình độ công nghệ sản xuất trong nước đã được nâng cao một cách rõ rệt. Thu hút được một số công nghệ tiên tiến, hiện đại sản xuất ra các sản phẩm mới. Các doanh nghiệp FDI đã tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao với hình thức, mẫu mã đẹp, giá thành hợp lý. 15 Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm như Carol và cộng sự, 2015; Phạm Thế Anh, 2018 cho thấy sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI có tác động lan tỏa tích cực đến thúc đẩy đổi mới, chuyển giao công nghệ trong sản xuất. 16
  1. Tăng trưởng năng suất lao động Tính đến nay, khu vực FDI đã tạo việc làm cho gần bốn triệu việc làm trực tiếp và khoảng năm triệu việc làm gián tiếp khác. Năm 2019, lao động làm việc trong doanh nghiệp có vốn FDI vào khoảng 6,1 triệu người. Năng suất lao động của khu vực FDI đạt mức khoảng 118 triệu đồng [năm 2010], đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 8,7%/năm. 17 Qua đó, FDI đã thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao động Việt Nam.
  1. Đẩy mạnh xuất khẩu Đẩy mạnh xuất khẩu cũng là đóng góp nổi bật, thể hiện rõ nét vai trò của FDI trong suốt 30 năm cải cách kinh tế. Thời kỳ 1996-2000, xuất khẩu của khu vực FDI chiếm trên 55% trong các năm 2005, 2006 và 2007. Có thể thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng rất nhanh, từ 30,120 USD năm 2000 lên tới 84,015 USD năm 2006. 18 Ngay trong những năm xuất khẩu các ngành kinh tế khác tăng chậm hoặc giảm thì xuất khẩu của khu vực FDI vẫn tăng cao, nhờ đó duy trì được tốc độ tăng xuất khẩu cả nước khá cao cho đến

15 Kinh tế và Dự báo. Liên Trang [2018], Tác động lan tỏa từ chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp FDI còn yếu, Tạp chí 16 Tạp chí Tài chính Phạm Thiên Hoàng [2019], Tầm quan trọng của khu vực FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt. Nam, 17 Lâm Dương [2021], Phát huy vai trò của FDI trong phát triển kinh tế đất nước, Tạp chí Tài chính. 18 Nam, Trường Đại học Kinh tế/ĐHQG Hà Nội, tr. Phùng Xuân Nhạ, Nhìn lại vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh phát triển mới của Việt

những năm gần đây.

KẾT LUẬN

Ở thời điểm hiện tại, khi được đánh giá là quốc gia có mức tăng trưởng dương hiếm hoi trong khu vực giữa tâm dịch Covid-19, Việt Nam có cơ hội đón sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Song để đón dòng vốn này trong năm 2021, Việt Nam cần chủ động lựa chọn dòng vốn phù hợp. Với mức tăng trưởng 2,91% đạt được trong năm 2020 và triển vọng tăng trưởng trên 6% trong năm 2021 mà nhiều tổ chức tài chính quốc tế đưa ra. Nếu nắm bắt được cơ hội, Việt Nam sẽ có tiềm năng phát triển lớn, trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Thị Bảo Ngọc [2018], Triển vọng và xu hướng đầu tư toàn cầu trong thời gian tới, Kinh tế thế giới. 2. Lâm Dương [2021], Phát huy vai trò của FDI trong phát triển kinh tế đất nước, Tạp chí Tài chính. 3. Lâm Thùy Dương [2021], Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ 1 [4/2021]. 4. Lê Thị Thúy Vân & Vương Duy Lâm [2017]; Kinh nghiệm quản lý, giám sát luân chuyển vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, Tạp chí Tài chính số 654 [2017]. 5. Liên Trang [2018], Tác động lan tỏa từ chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp FDI còn yếu, Tạp chí Kinh tế và Dự báo. 6. Phạm Thiên Hoàng [2019], Tầm quan trọng của khu vực FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, Tạp chí Tài chính. 7. Phùng Xuân Nhạ, Nhìn lại vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh phát triển mới của Việt Nam , Trường Đại học Kinh tế/ĐHQG Hà Nội. 8. Thúy Hiền [2018], 30 năm thu hút FDI: Dấu ấn lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội, TTXVN/Vietnam+. 9. Tô Hà [2018], Hơn 26 dự án FDI vào Việt Nam trong 30 năm, báo Nhân dân. 10. Trương Thị Thúy Bình [2020], Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế , Nxb. Tư pháp.

Chủ Đề